Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Bài làm “Thu điếu” chính là một trong những bài thơ được nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức tiếng nhất trong thơ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Người đọc cũng có thể cảm nhận được dường như bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng, một nét đẹp hoang ...
Bài làm
“Thu điếu” chính là một trong những bài thơ được nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức tiếng nhất trong thơ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Người đọc cũng có thể cảm nhận được dường như bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng, một nét đẹp hoang sơ nơi làng quê xưa. Đồng thời thông qua đó bài thơ như cũng đã biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn và nổi lên trong đó cũng chính là một buồn của một nhà Nho nặng tình với quê hương đất nước.
Đầu tiên đó chính là hai câu thơ mở đầu thật hay và cuốn hút gợi ra một mùa thu nơi làng quê:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Câu thơ thật như cũng đã mở ra một không gian nghệ thuật, mở ra được một cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê. Hình ảnh ao thu có nước trong veo thì như thể nhìn được rong rêu tận đáy vậy, không chỉ vậy với hình ảnh này cũng như đã tỏa ra khí thu lạnh lẽo và nó cũng như bao trùm không gian thu, cảnh sắc thu. Thực sự cũng không còn cái se se lạnh đầu thu nữa rồi, mà lúc này đây là đã thu phân thì đúng hơn. Chính trên mặt ao thu dường như cũng lại đã có một chiếc thuyền câu bé tẻo teo tự bao giờ càng gợi nên một nỗi buồn man mác. Độc giải cũng thấy được có một chiếc gợi tả sự cô đơn của thuyền câu lúc này được nhà thơ Nguyễn Khuyến miêu tả như bé tẻo teo. Từ láy tượng hình như nói lên được âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự hun hút của chính cảnh vật thiên nhiên xuất hiện cũng thật êm đềm.
Tiếp theo đó cũng chính là hai câu thực đặc sắc:
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Nguyễn Khuyến dường như cũng đã lại chiếm cả không gian hai chiều. Câu thơ thấm đẫm những màu sắc của sự hòa hợp, ở câu thơ dường như cũng lại có sóng biếc với lá vàng. Chính những cơn gió thổi nhẹ và thực sự cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng lúc này đây cũng lại như khẽ đưa vèo. Khi chiếc lá vàng rơi rụng thì cũng đã làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn nhỏ như chỉ hơi gợn một chút mà thôi. Mọi sự cứ như thật mong manh làm sao. Nguyễn Khuyến lúc này đây cũng đã sử dụng chính phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu của đất trời. Hơn hết nhà thơ cũng thật tinh tế khi ông đã lại tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy. Chính bằng ngòi bút tài tình cũng như cái nhìn đầy thi sĩ của nhà thơ Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong việc dùng từ cho lên không gian thu lúc này đây hiện lên thật rõ nhưng cũng mơ hồ. Tiếp theo đó chính là chữ “vèo” được Nguyễn Khuyến dùng thật đặc sắc vừa tạo hình vừa tạo âm. Thế rồi bức tranh thu được mở rộng dần ra qua hai câu thơ trong bài:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Độc giả như nhận thấy lúc này đây thì bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la. Đã vậy lại có những tầng mây, tầng mây cũng cứ lơ lửng nhè nhẹ trôi. Tất cả không gian như cũng thật là thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng nữa. Lúc này đây không gian không một bóng người lại biểu lộ ở câu “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Sử dụng từ ngữ đặc sắc “vắng teo” để chỉ không có một tiếng động nhỏ nào đồng thời ý thơ như chỉ một sự vắng lặng đến tê tái đến cô đơn. Không những thế từ trước đến nay thì hình ảnh ngõ trúc luôn mang được hình bóng quê như thật bang khuâng trong thơ của Tam Nguyên Yên Đổ.
Tiếp đến đó chính là đến hai câu kết thì bức tranh thu mới xuất hiện một đối tượng khác nhưng cũng thật đẹp và thật ý nghĩa:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Đọc thi phẩm “Thu điếu” người đọc cũng có thể hiểu ý nghĩa triết tự của nó chính là mùa thu câu cá. Chỉ với sáu câu đầu mới chỉ có cảnh vật thân thuộc đó chính là hình ảnh ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc hình ảnh lá vàng, hình ảnh tầng mây, ngõ trúc… Tậ mãi cho đến phần kết mới xuất hiện con người như đnag ung dung câu cá. Người ta cũng không khó khăn gì khi cảm nhận được ở đây cũng chính là một tư thế nhàn nhã đó chính là hình ảnh “tựa gối ôm cần”. Thông qua từ này người đọc cũng nhận thấy được ở đây chính là một sự đợi chờ “lâu chẳng được”. Tiếp theo cũng chính là một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo. Lúc này đây người ta như nhận thấy được chính người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu đẹp đẽ. Đâu cần phải nhiều cũng chỉ cần một tiếng cá đớp động nhẹ thôi là tiếng thu của làng quên xưa, Qua câu thơ thì hình ảnh của người câu cá lúc này đây như đang có một tâm trạng như thật cô đơn về cuộc đời thật thanh bạch cũng như thanh cao.
“Thu điếu” như cũng đã lại gợi lên được chính cảnh đẹp êm đềm, đó cũng chính là một tĩnh lặng mà man mác buồn. Không những vậy còn thấy được ở đây cũng được đánh giá là một tâm thế an nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, và hơn hết sự gắn bó còn được thể hiện bằng tình yêu thật tha thiết. Qủa không sai khi người ta nhận xét “Thu điếu” được đánh giá là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút từ trước đến nay.
Minh Tân