Phân tích bài thơ Buổi sớm mùa xuân của Mạnh Hạo Nhiên
Hoa là biểu tượng cho cái đẹp của tạo vật, của thiên nhiên và con người. Mưa gió làm hoa rụng; hoa rụng ít hay nhiều? Thi nhân hỏi hoa hay tự hỏi mình ? Tình thương cho cái đẹp trong cảnh gió mưa, gió mưa của đất trời, gió mưa cuộc đời, thể hiện một trái tim đa cảm của thi nhân, trước những kiếp ...
Hoa là biểu tượng cho cái đẹp của tạo vật, của thiên nhiên và con người. Mưa gió làm hoa rụng; hoa rụng ít hay nhiều? Thi nhân hỏi hoa hay tự hỏi mình ? Tình thương cho cái đẹp trong cảnh gió mưa, gió mưa của đất trời, gió mưa cuộc đời, thể hiện một trái tim đa cảm của thi nhân, trước những kiếp hoa rụng, kiếp hoa tàn.
Xuân hiểu
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc trí đa thiểu ?
Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740)
Buổi sớm mùa xuân
Giấc xuân sáng chẳng biết,
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa,
Hoa vụng nhiều huy ít?
Tương Như dịch
Phân tích bài thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên
Bài làm
Mạnh Hạo Nhiên (689 - 740) là một trong những thi sĩ nổi tiếng thời Thịnh Đường, sở trường vềthơ sơn thủy, mỗi bài thơ xinh đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Ông là bạn tri kỉ của Lý Bạch. Người đời vẫn nhắc lại bài thơ sau đây của Lý Bạch:
Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Mạnh phu tử, đáng yêu thay,
Phong lưu nổi tiếng đấy đây tươngtruyền.
Trẻ trungchẳng thích quý quyền,
Già nua vui chốn lâm tuyền tùng mây.
Dưới trăng là thánh khi say,
Mê hoa đâu có đoái hoài thờ vua.
Ngẩng trông chót vót núi gò,
Bấy nhiêu cũng đủ thơm tho nhẹ nhàng.
Trần Trọng Kim dịch
Bài thơ của Thi tiên Lý Bạch đã nói lên được cốt cách phong lưu ưa nhàn, tình yêu thiên nhiên của Mạnh Hạo Nhiên.
Mạnh Hạo Nhiên hiện còn để lại 271 bài thơ, trong đó có bài “Xuân hiểu” viết bằng thể ngũ ngôn tứ tuyệt:
"Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đê điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu ? ”
Bài thơ ghi lại một nét xuân đẹp đáng yêu. Đó là một buổi sớm mùa xuân.
Sau một giấc xuân êm đềm, thi nhân chợt tỉnh. Không biết trời đã sáng. Nhàn nhã và vô tư. Nhà thơ lắng nghe tiếng chim hót nơi gần nơi xa. Tiếng chim chào bình minh. Tiếng chim mừng nắng hửng, ríu rít hót vang:
“Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu
(Giấc xuân sáng chẳng biết,
Khắp nơi chim ríu rít).
Tiếng chim hót gần xa, nhà thơ nghe được mới hay trời đã sáng tự lúc nào. Tiếng chim đã đánh thức thi nhân. Tiếng chim là tín hiệu của sáng sớm, của bình minh.Bút pháp lấy động (tiếng chim) để tả tĩnh (một buổi sáng sớm xuân êm đềm). Chữ “văn ” nghĩa là nghe - nhãn tự của vần thơ. Tiếng chim rung động một hồn thơ thanh tao nhẹ nhàng.
Hai câu cuối nhà thơ tự hỏi mình về hoa sau mưa gió đêm qua, chẳng hay có bao nhiêu hoa đã rụng. Hai câu thơ tả cảnh buổi sớm mùa xuân bằng thính giác và bằng cảm giác. Cảm xúc bâng khuâng; lời thơ đẹp, ý thơ đẹp:
"Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu
“Phong vũ" nghĩa là mưa gió; “thanh ” có nghĩa là tiếng (kêu) cũng có nghĩa là âm thanh nghe được. Có lẽ đó là tiếng gió mưa mà thi nhân nghe được lúc chợt tỉnh giấc giữa đêm khuya. Tiếng mưa đêm thường gợi buồn, nhất là đối với những li khách. Nguyễn Trãi cũng có bài thơ "Thính vũ" (nghe mưa) đọc lên nghe thật buồn:
“Vò võ trai phòngvắng
Suốt đêm nghe tiếng mưa.
Não nùng rung gối khách;
Thánh thót mấy canh dư... ”
(Đào Duy Anh dịch)
Bài thơ “Xuân hiểu ” tả cảnh buổi sớm mùa xuân, tả bằng thính giác, bằng cảm giác về tiếng chim hót, về tiếng gió mưa đêm xuân và man mác bâng khuâng về hoa rụng. Đúng là cả bài thơ 20 chữ, không một chữ nào chỉ tình cảm, thế mà bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và cái đẹp của thi nhân. Ý tại ngôn ngoại là vậy. Sự rung động của tâm hồn trước một tiếng chim hót, tình thương nghĩ đến những bông hoa đẹp bị rụng trong gió mưa, không phải ai cũng có như Mạnh Hạo Nhiên.
“Xuân hiểu ” là một bài thơ xuân đẹp, một bài thơ kiệt tác thể hiện phong cách và bút pháp nghệ thuật “sơn thủy ” của Mạnh Hạo Nhiên.