Tùy viên thi thoại của Tuyết Mai
Tâm hồn thi nhân trong văn thơ! Trong "Tùy Viên thi thoại ” – quyển III, Viên Mai có viết: Tôi từng nói rằng: Thi nhân là người giữ được tâm hồn trẻ thơ. Thẩm Thạch Điền làm thơ về hoa rụng có câu: "Hạo kiếp tín vu kim nhật tận, Si tâm nghi hữu biệt ...
Tâm hồn thi nhân trong văn thơ!
Trong "Tùy Viên thi thoại ” – quyển III, Viên Mai có viết:
Tôi từng nói rằng: Thi nhân là người giữ được tâm hồn trẻ thơ. Thẩm Thạch Điền làm thơ về hoa rụng có câu:
"Hạo kiếp tín vu kim nhật tận,
Si tâm nghi hữu biệt gia khai
(Hương sắc đến đây là hết kiếp,
Ngây thơ nghĩ sẽ nở vườn ai...)
Thơ Tống có câu:
"Lão tăng chỉ khủng vân phi khứ,
Nhật ngọ tiên giao yểm tự môn
(Sư giàchỉ sợ mây bay mất,
Sai khép cửa chùa tự giữa trưa).
Gần đây Trần Sở Nam đề bức tranh "Mĩ nhân ngoảnh mặt ” như sau:
"Mĩ nhân bối ỷ ngọc lan can,
Trù trướng hoa dung nhất kiến nan.
Kỉ độ hoán tha, tha bất chuyển,
Si tâm dục trạo họa đồ khan
(Quay lưng người đẹp dựa lan can,
Buồn thấy mặt hoa thật khó khăn.
Mấy bận gọi nàng, nàng chẳng ngoảnh,
Ngây ngô muốn lật họa đồ xem).
Cái hay của các câu thơ trên ở chỗ đều như lời nói của trẻ thơ.
(Quyển III)
Hãy nói lên suy nghĩ của em về những ý kiến này.
Bài làm
Viên Mai nói rằng: “Thi nhân là người giữ được tâm hồn trẻ thơ”. Ý kiến đó rất hay. Thơ tuy có vần điệu, ngôn ngữ thơ phải trau chuốt, tinh luyện, nhưng thơ phải "như lời nói trẻ thơ”, nhà thơ phải “là người giữ được tâm hồn trẻ thơ”. Nghĩa là cách nói, cách phô diễn, cách biểu cảm của thi nhân phải hồn nhiên. “Cái đẹp của nhà thơ là sự hồn nhiên”. Vui, buồn, giận, hờn, khen, chê... đều phải hồn nhiên.
Viên Mai đã đưa ra 3 vần thơ đẹp của các thi nhân nổi tiếng để làm sáng tỏ cho “tâm hồn trẻ thơ”, “lời nói của trẻ thơ”, chất hồn nhiên trong thơ.
Hoa nở rồi hoa tàn, hoa rụng là một quy luật tự nhiên. Hết mùa hoa này lại có mùa hoa khác. Những kiếp hoa trong tự nhiên và cuộc đời. Với “tâm hồn trẻ thơ”, Thẩm Thạch Điền (nhà thơ đời Minh) lại nghĩ: Hoa rụng, hương sắc hết một kiếp hoa, nhưng hoa “sẽ nở vườn ai”, còn mãi trong đời. Hoa rụng chỉ là một sự thay đổi vườn mà thôi. Đó là một ý thơ ngộ nghĩnh, hồn nhiên.
“Sư già chỉ sợ mây bay mất,
Sai khép cửa chùa tự giữa trưa
Câu thơ hay vì giống "như lời nói của trẻ thơ”, nhà thơ "giữ được tâm hồn tuổi thơ”. Sư già sợ mây (mây mùa thu?) bay đi mất nên mới sai chú tiểu khép cửa chùa lại. Cửa chùa khép lại thì không nhìn thấy mây bay nữa, nên vị sư già mới nghĩ đóng cửa chùa lại sẽ giữ được mây. Vì ‘‘giữ được tâm hồn trẻ thơ”, nên thi nhân đã có một cách nói hồn nhiên là đồng nhất hai không gian bầu trời với nhà chùa, hai trạng thái mây bay (động) với cửa chùa (khép). Mây rất đẹp, phải khép cửa chùa lại mới có thể giữ mây ở lại trên bầu trời, nếu không mây sẽ bay đi mất.
Viên Mai lại trích dẫn thơ của Trần Sở Nam khi đề bức tranh “Mĩ nhân ngoảnh mặt
“Quay lưng người đẹp dựa lan can,
Buồn thấy mặt hoa thật khó khăn.
Mấy bận gọi nàng, nàng chẳng ngoảnh,
Ngây ngô muốn lật họa đồ xem
Vì mĩ nhân đã ngoảnh mặt nên chỉ thấy người đẹp “quay lưng... dựa lan can”.Buồn vì không thấy mặt hoa của người ngọc. Gọi mãi mà mĩ nhân chẳng ngoảnh mặt lại để được ngắm nhìn. Nhưng cũng chẳng được. Cuối cùng muốn “lật họa đồ xem ” gương mặt người đẹp vì tò mò, vì yêu thích, vì say mê. Ước muốn ấy của người đứng xem bức tranh "Mĩ nhân ngoảnh mặt” mang tâm lí trẻ con; cả 4 câu thơ "đều như lời nói của trẻ con Cái hay ở đây là sự hồn nhiên, ngộ nghĩnh.
Viên Mai có viết:
“Cõi thơ rất rộng lớn. Có những bậc học sĩ đại phu đọc đến muôn quyển sách, cùng đời hết hơi mà vẫn khôngtìm dược bí ẩn của nó. Ngược lại có những người đàn bà con gái quê mùa, ít học, ngẫu nhiên làm được một đôi câu, dẫu Lý Bạch, Đỗ Phủ sống lại cũng phải cúi đầu bái phục. Thơ sở dĩ lớn lao là ở chỗ ấy. Người làm thơ nhất thiết phải biết hai lẽ đó, rồi sau mới có thể tìm đọc thơ ởtrong sách và có được thơ ở ngoài sách
Hãy nói lên những suy nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên. Tại sao Viên Mai lại nói: “Cõi thơ rất rộng lớn ”, tại sao nói" những người đàn bà con gái quê mùa, ít học” lại có thể sáng tạo ra những câu thơ hay mà các nhà thơ lớn cũng phải kính phục? Câu “Tìm đọc ở trong sách, có được thơ ở ngoài sách” nghĩa là thế nào?
Bài làm
Đoạn văn trên đây nói về “cõi thơ”, cách học làm thơ và chất lượng thơ - thơ hay. “Cõi thơ rất rộnglớn ” cũng như biển học bao la. Có hàng nghìn nhà thơ, cóhàng vạn nhà thơ, có biết bao thi hào, thi bá. Dân tộc nào, thời đại nào chẳng có những nhà thơ tỏa sáng như các vì sao trên bầu trời. Hô-me, Pu-skin, Ta-go, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du ... Có hàng núi thơ, có hàng nghìn nghìn bài thơ kiệt tác mà bụi thời gian không thể phủ mờ. Vì thế mới có hiện tượng đúng như Viên Mai đã nói: "Có những bậc học sĩ đại phu đọc đến muôn quyển sách, cùngđời hết hơi mà vẫn không tìm được bí ẩn của nó”.
Người ta có thểhọc được cách làm thơ, nhưng để viết được thơ hay thì phải có sự rung động của tâm hồn, phải có hồn thơ. Học rộng biết nhiều nhưngchưa chắc đã có hồn thơ. Học rộng biết nhiều nhưng chưa chắc đã có thơ hay. "Ngược lại, có những người đàn bà con gái quê mùa, ít học, ngẫu nhiên làm được một đôi câu, dẫu Lý Bạch, ĐỗPhủ sống lại cũng phải cúi đầu hái phục Ca dao là sáng táccủa người bình dân sao ta đọc mãi không chán, phải chăng đó là điệu tâm hồn, là tiếng hát và nhịp sống của họ:
-"Bao giờ cho đến tháng mười
Thổi nồi cơm nếp vừa ngồi vừa ăn ”
-"Sáng trăng, trải chiếu đôi hàng
Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ"
- …
Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Xuân Quỳnh... chưa có bảng vàng, chưa có học vị cao, thế nhưng thơ của các vị ấy lại được ca ngợi, truyền tụng. Đó là một sự thật.
Cuộc sống muôn màu, cõi thơ cũng muôn vẻ. Thơ từ cuộc sống đến hồn người, rồi lại từ hồn người mà trở về cuộc sống “Thơ sở dĩ lớn lao là ở chỗ ấy”.
Ý kiến của Viên Mai thật sắc sảo và chí lí: "Tìm đọc thơ ở trongsách và có được thơ ở ngoài sách Đọc thơ để nuôi dưỡng tâm hồn, để mở rộng tầm mắt, để nâng cao trí tuệ. Ai cũng có thể “đọc thơ ở trongsách”.Ngày nay, khi ta ra ngõ là gặp nhà thơ, khi thơ đã trở thành hàng hóa, thì việc đọc thơ ở trong sách không còn gì là khó khăn nữa. “Có được thơ ở ngoài sách ”, là thơ trong hiện thực cuộc sống, thơ trong tâm hồn thi nhân. Thơ là hoa đẹp tỏa hương từ hồn người.
Đoạn văn trên đây, có thể nói, đó là những lời khuyên sâu sắc đối với những người làm thơ và cả những người yêu thơ, thích đọc thơ.
Trong quyển V của tác phẩm “Tùy Viên thi thoại ”, Viên Mai có viết:
“Thơ nên mộc mạc không nên khéo léo, nhưng phải là cái mộc mạc từ trong khéo léo lớn màra. Thơ nên nhạt khôngnên nồng, nhưng phải là cái nhạt sau khi đã nồng. Ví như một ông quan to, công thành danh toại, rồi xoã tóc, cởi dây ấn, thì là danh sĩ phong lưu. Còn nếu bọn thiếu niên con nhà giàu sang cũng vội bắt chước thái độ ấy thì phải đánh đòn. Nhà giàu phủi chạm ngọc giát vàng cho có quy mô khác người, rồi sau có dùng ghế tre, giường mây cũng không có bộ mặt nghèo nàn của người thôn dã”.
Hãy nói lên suy nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên
Bài làm
“Thơ nên mộc mạc không nên khéo léo”, mộc mạc là giản dị, bình dị tự nhiên. Khéo léo là những tiểu xảo về vần điệu, giọng điệu, về các thủ pháp nghệ thuật ngôn từ. Nếu thơ "véo von ", “uốn éo" mà không có nội dung; tư tưởng tình cảm giả tạo thì không phải là thơ, mà chỉ là thứ “văn xuôi ” được bôi son tô hồng. Đây là một bài thơ mộc mạc nhưng rất hay, rất thú vị:
Nhớ vợ
Tôi nhớ vợ tôi lắm
Xin anh vềhai ngày
Nhà tôi ở Mường Lay
Có con sông Nậm Rốm.
Ngày kia tôi sẽ đến
Lại cầm súng được ngay
Tôi càng bắn đúngTây
Vì tuy có hơi vợ
Cho tôi đi, đừng sợ
Tôi không chết được đâu
Vì vợ tôi lúc nào
Cũng mong chồng mạnh khỏe.
Cho tôi đi anh nhé
Vềôm vợ hai đêm
Vợ tôi nó sẽ khen
Chồng em nên người giỏi
Ngày kia tôi về tới
Được đi đánh cái đồn
Hay được đi chống càn
Là thế nào cũng thắng
Nếu có được trên tặng
Cho một cái bằngkhen
Tôi sẽ rọc đôi liền
Gửi cho vợ một nửa
Cẩm Vĩnh Ui
(Dân tộc Thái)
Có một số bài thơ sử dụng tiếng địa phương rất thành công, gợi lên mộc mạc, chân quê mà đậm đà như bài "Thăm lúa ” của Trần Hữu Thung, bài “Mẹ Suốt ” của Tố Hữu, ... Ngược lại, sự lạm dụng các từ: mô, tê, răng, rứa, bây chừ... lối viết thô tục, thô thiển... thì “nhà thơ” đã vô tình làm ố, làm nhòe trang thơ của mình. Vì thế Viên Mai mới nói: “phải là một cái mộc mạc từ trong khéo léo lớn mà ra “Khéoléo lớn” là vẻ đẹp của thiên nhiên, của hiện thực xã hội phong phú, là vẻ đẹp của tâm hồn.
Thơ không chỉ nên "mộc mực" mà còn phải "nhạt": "Thơ nên nhạt không nồng Tư tưởng tình cảm phải đúng đắn, hợp lí, không lên gân, không cường điệu, là “nhạt”. Không trái với tự nhiên, không tô hồng, bôi đen... là "nhạt”. Thơ "nhạt” mà lại rung động, thấm thìa vì “cái nhạt sau khi đã nồng”.Thơ không cần hô khẩu hiệu.
Thi sĩ Xuân Diệu đã chỉ ra cái không hợp lí trong câu thơ “Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương” của một nhà thơ nọ. "Thơ nên nhạt khôngnên nồng” là vậy.
Tóm lại, đọc thơ, ngâm thơ, thưởng thức thơ, sáng tác thơ, chúng ta nên ghi nhớ câu nói của Viên Mai, nên xem đó là phương châm, là chân lí.
“Thơ nên mộc mạc không nên khéo léo, nhưngphải là cái mộc mạc từ trongkhéo léo lớn mà ra, Thơ nên nhạt khôngnên nồng, nhưng phải là cái nhạt khi đã nồng”.
Đọc văn bản sau:
"Làm người không nên có cái tôi, có cái tôi thì bệnh tự cao tự đại sẽ rất nặng. Vì thế KhổngTử khôngcố chấp, khôngcó cái tôi như vậy. Thế nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi, không có cái tôi thì cái tệ sao chép, phô diễn lại ý người khác sẽ rất lớn. Vì thế Hàn XươngLê nói rằng: “Lời thơ học của người xưa nhưng tất phải tự mình mà ra Tổ Oánh người thời Bắc Ngụy cũng nói: “Làm văn chương nên tự mình đề ra nề nếp, làm thành phong cách riêng một nhà, không thểgửi thân dưới hàng giậu nhà người ta được”.
Viên Mai
(Tuỳ Viên thi thoại - Quyển VII)
Hãy nói suy nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.
Bài làm
Đoạn văn có 2 ý: cái tôi trong đạo làm người, và cái tôi trong thơ, của người làm thơ.
Trong cuộc sống, trong ứng xử, trong mọi mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội, cái tôi là cái không nên có vì “cócái tôi thì bệnh tự cao tự đại sẽ rất nặng”. Cái tôi làm méo mó nhân cách, làm cho người ta trở nên ích kỉ, hiếu thắng, đốkị, cái gì cũng muốn hơn người, ăn người. Khổng Tử được tôn vinh là thánh nhân, sống cách chúng ta trên hai nghìn năm, tài trí hơn người, đạo đức hơn người, nên Viên Mai mới nói: “Khổng Tửkhông cố chấp, không có cái tôi vậy.”
Còn làm thơ và trong thơ thì sao ? - “Làm thơ thì không thể không có cái tôi, không có cái tôi thì cái tệ sao chép, phô diễn lại ý người khác sẽ rất lớn”.
Cái tôi sẽ làm cho thơ mỗi nhà, mỗi người có hương sắc riêng, nét đặc sắc riêng. Tính độc đáo, tính cá thể, nét đặc sắc trong thơ đều do cái tôi sáng tạo mà có. Các hiện tượng xáo xào, đạo văn, mô phỏng văn... là do kém tài, kém đức, thiếu cái tôi thi sĩ, thiếu bản lĩnh nghệ thuật. Thói bợ đỡ, xu nịnh trong thơ, xét đến cùng,cũng là thiếu cái tôi nghệ thuật. Thơ nhàn nhạt, thơ mờ mờ, thơ con cóc, thơ ống tre... đều là thứ thơ "không có cái tôi”. Cái tôi trong thơ chính là phong cách nghệ thuật vậy.
Viên Mai, nhắc lại ý kiến của Hàn Xương Lê (Hàn Dũ), Tổ Oánh thời Bắc Ngụy, là để khẳng định cái tôi trong thơ. "Lời thơ học của người xưa nhưngtất phải tự mình mà ra ” (Hàn Xương Lê). "Làm văn chương nên tự mình đềra nề nếp, làm thành phong cách riêng một nhà, không thể gửi thân dưới hànggiậu nhà người ta được " (Tổ Oánh). Học tập cái tinh hoa của người ta là đê sáng tạo, để tạo nên phong cách của mình. Không thể bắt chước, không thể nô lệ người, “khôngthể gửi thân dưới hàng giậu nhà người ta được.”
Qua đó, ta càng thấy rõ cái độc đáo, cái mới và phong cách nghệ thuật là những phẩm chất, những tiêu chí về thơ hay, về cốt cách nhà thơ mang tầm thi sĩ.