Một vài gợi ý phân tích và cảm nhận bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị qua bài thơ dịch của Phan Huy Thực.
Chúc các bạn luôn học giỏi! A. Một vài nét về tác giả, tác phẩm: 1. Bạch Cư Dị (772 - 846) cũng như Đỗ Phủ, Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường bên Trung Quốc, rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Ông rất thông minh, ham học, tâm hồn thanh cao, tính tình cương trực, ...
Chúc các bạn luôn học giỏi!
A. Một vài nét về tác giả, tác phẩm:
1. Bạch Cư Dị (772 - 846) cũng như Đỗ Phủ, Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường bên Trung Quốc, rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Ông rất thông minh, ham học, tâm hồn thanh cao, tính tình cương trực, đỗ tiến sĩ năm 27 tuổi, rồi bước vào con đường công danh, có lúc được giữ chức thứ sử Trung Châu và Hàng Châu; năm 44 tuổi, ông bị bọn quyền thần vu cáo, rồi bị giáng chức, đẩy đi làm Tư mã Giang Châu...
Bạch Cư Dị để lại khoảng 2.800 bài thơ, đề tài bao la, ngôn ngữ trong sáng, bút pháp điêu luyện. Ông tự chia thơ mình ra làm 4 loại: phúng dụ, nhàn thích, cảm thương, tạp luật. ‘Tỳbà hành ”, “Trường hận ca ” là hai kiệt tác nằm trong loại cảm thương. Bạch Cư Dị còn là nhà lí luận thơ ca tài ba thời Đường.
2. Tỳhà hành được Bạch Cư Dị viết vào năm 816, lúc nhà thơ 44 tuổi, đang làm Tư mã Giang Châu. Câu chuyện trong bài thơ thật đơn giản mà cảm động. Một đêm thu hiu hắt trên bến Tầm Dương, trong cảnh biệt li não lòng, tiếng tì bà văng vẳng bên sông khiến khách không thể đi, chủ không nỡ về, bèn chong đèn, thêm rượu, tìm đến gặp người gảy đàn và mời nàng diễn tấu cho nghe. Tiếp theo nhà thơ tả tiếng đàn của kĩ nữ. Gảy đàn xong, nàng kể lại cuộc đời thăng trầm của mình. Đãxúc động trước tiếng đàn, lại càng xúc động hơn cuộc đời cay đắng của kĩ nữ, nhà thơ cũng trút bầu tâm sự. Cảm tạ mối thịnh tình của thi nhân, nàng đánh đàn lần nữa. Tiếng đàn réo rắt và não nuột hơn, đã làm cho tất cả mọi người dự tiệc hoa đêm ấy cảm động khóc, trong đó chàng Tư mã áo xanh khóc nhiều nhất.
3. "Hành ” là một thể thơ cổ tự do, chỉ cần vần, không bắt buộc đối. Những hài hành nếu thất ngôn dài từ 8 câu trở lên, nếu ngũ ngôn dài từ 16 câu trở lên thì gọi là trường thiên, và tùy theo cảm hứng của thi nhân kéo dài mấy cũng được. Tỳbà hành được viết theo thể thất ngôn trường thiên, có 88 câu gồm có 616 từ. Phan Huy Thực đã dịch thành thơ song thất lục bát, giữ đúng số câu, số từ của nguyên tác. Bản dịch này là một trong những áng văn dịch hay nhất trong văn học ta, rất phổ cập và coi trọng không khác một tác phẩm xuất sắc trong nước.
B. Chủ đề
Cuộc tương ngộ và sự đồng cảm cho số phận cay đắng, giữa một tài tử và một giai nhân trên bến Tầm Dương trong một đêm trăng thu hiu hắt.
C. Bố cục
1. Cuộc tiễn đưa giữa một đêm thu trên bến Tầm Dương (1-8)
2. Gặp kĩ nữ và nghe nàng đánh đàn tì bà. (câu 9 - 38)
3. Kĩ nữ nói về cuộc đời nàng (39 - 62)
4. Nhà thơ dốc bầu tâm sự (63 - 82)
5. Tiệc hoa đầy lệ... (83 - 88)