Tìm hiểu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Đề bài: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ) I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả – Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất – khoảng đầu thế kỉ XVI. Là thời kì mở đầu cho một chặng dài lịch sử tối tăm của xã hội nước ta thời phong kiến). – Quê: huyện ...
Đề bài: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ) I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả – Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất – khoảng đầu thế kỉ XVI. Là thời kì mở đầu cho một chặng dài lịch sử tối tăm của xã hội nước ta thời phong kiến). – Quê: huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương – Là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1496). – ...
Đề bài: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả
– Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất – khoảng đầu thế kỉ XVI. Là thời kì mở đầu cho một chặng dài lịch sử tối tăm của xã hội nước ta thời phong kiến).
– Quê: huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương
– Là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1496).
– Theo các tài liệu để lại, ông còn là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, chịu ảnh hưởng của người thầy, sau khi đỗ Hương công, làm quan được một năm, Nguyễn Dữ lui về ẩn cư vùng núi Thanh Hoá.
2. Tác phẩm.
– Chuyện người con gái Nam Xương là chuyện thứ 18. Truyện kể về cuộc đời với nỗi oan khuất của người phụ nữ têm là Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “vợ chàng Trương”.
Tóm tắt truyện
Câu chuyện kể về Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương, tính tình nết na thùy mị. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Mẹ chồng ốm rồi mất, nàng lo ma chay chu đáo. Thương con vắng bóng cha và để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha. Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người hằng đêm vẫn đến nhà. Trương Sinh sấn có tính ghen, nghe lời con trẻ, nghĩ là vợ hư thân, mắng nhiếc và đuổi đi. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã trầm mình ở bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, chàng Trương lập đàn giải oan cho vợ. Vũ Nương được giải oan – nhưng nàng không thể trở về trần gian.
Có thể chia truyện thành hai phần:
– Phần 1 (tờ đầu đến “và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”): cuộc sống gia đình và nỗi oan của Vũ Nương.
– Phần 2 (còn lại): Vũ Nương được giải oan nhưng không trở về đoàn tụ còng gia đình.