Đọc kĩ bài tiểu dẫn về thơ hai-kư của Ba-sô, em hãy trình bày ngắn gọn về một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của loại thơ này.
Về hình thức thơ hai-kư chỉ có 3 dòng, tất cả chỉcó 17 âm tiết (hay hơn một chút) được cấu trúc theo 5 âm - 7 âm - 5 âm. Tiếng Nhật có đa âm tiết, nên mỗi bài thơ hai-kư chỉ có mấy từ. Thơ hai-kư là quốc hồn, quốc tuý của nền thi ca cổ điển Nhật Bản. Thơ hai- kư có đã lâu đời, nhưng nó gắn ...
Về hình thức thơ hai-kư chỉ có 3 dòng, tất cả chỉcó 17 âm tiết (hay hơn một chút) được cấu trúc theo 5 âm - 7 âm - 5 âm. Tiếng Nhật có đa âm tiết, nên mỗi bài thơ hai-kư chỉ có mấy từ.
Thơ hai-kư là quốc hồn, quốc tuý của nền thi ca cổ điển Nhật Bản. Thơ hai- kư có đã lâu đời, nhưng nó gắn liền với tên tuổi Ba-sô, thi hào lớn nhất của đất nước"hoa anh đào.”
Đối với người Việt Nam chúng ta, thì nền văn học Nhật nói chung, thơ hai- kư nói riêng còn nhiều xa lạ, mới mẻ.
-
- Về tứ thơ, mỗi bài thơ hai-kư thường chỉ có một tứ thơ nhất định. Hoặc ghi lại một cảnh vật, một sự việc cụ thể trong một thời điểm nhất định để biểu đạt cảm xúc ý nghĩ... Tính thời điểm ghi bằng "quỷ ngữ" (từ chỉ mùa).
- Nội dung thơ hai-kư hoặc miêu tả thiên nhiên, những cảnh vật bình dị, nói lên tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông. Thơ hai-kư thể hiện con người trong mối tương giao với thiên nhiên, tạo vật.
- Cảm thức thẩm mĩ của thơ hai-kư: đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, hiu hắt, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng, tinh tế, thi vị...
- Về ngôn ngữ: thơ hai-kư ít dùng tính từ, trạng từ để cụ thể hóa cảnh vật mà chỉ dùng những nét chấm phá, tả ít gợi nhiều, để lại một khoảng không để người đọc liên tưởng. Có thể nói, ngôn ngữ thơ hai-kư rất hàm súc.
Tóm lại, cùng với vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội họa, tiểu thuyết,... thơ hai- kư là tinh hoa văn hóa, văn học nghệ thuật Nhật Bản.