05/02/2018, 11:24

Phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt lớp 9 hay nhất

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bài văn phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt trong chương trình ngữ văn lớp 9 ngắn gọn hay nhất facebook Thời xa xưa khi bếp ga bếp điện chưa có hoặc còn hiếm thì bếp lửa rất phổ biến đặc biệt ở các vùng nông thôn Văn học ra đời giữa những buồn vui của ...

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bài văn phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt trong chương trình ngữ văn lớp 9 ngắn gọn hay nhất facebook Thời xa xưa khi bếp ga bếp điện chưa có hoặc còn hiếm thì bếp lửa rất phổ biến đặc biệt ở các vùng nông thôn Văn học ra đời giữa những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính giống như thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn. Văn chương trao truyền những tình cảm, cảm xúc tươi đẹp, trong trẻo cho tâm hồn con người hướng đến vẻ đẹp của chân thiện mĩ. Chính vì thế mà văn chương giống như suối nguồn lai tạo sự sống cho tâm hồn mỗi người. Những trang van câu thơ bồi đắp thêm cho ta những tình cảm ta sẵn có và làm giàu thêm những tình cảm ta chưa có. Bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt là một bài thơ như thế. Qua bài thơ nhà thơ đã bồi đắp thêm cho ta lòng yêu quê hương, đất nước, tình cảm bà cháu nồng hậu chân thành, thiết tha. Cũng viết về những tình cảm muôn thưở của loài người đó là tình bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước ta đã gặp trong thơ ca dân gian, trong những trang văn tuyệt đẹp của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông quê hương, những câu hát và cảnh xứ non sông, những câu tục ngữ về tình bà cháu thiêng liêng: “Ngó lên nạt luộc mái nhà/Bao nhiêu nạt luộc nhớ ông bà bấy nhiêu.” Nhưng tìm đến những câu thơ của Bằng Việt không hiểu sao vẫn rung động hồn ta bởi những nỗi băn khoăn riêng, vẫn ám ảnh và đầy dư ba về sự hi sinh của người bà tần tảo và tình cháu yêu bà. Nào, vậy chúng ta hãy cùng phân tích bài thơ để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của bài thơ nhé. Với bài thơ này các bạn cần nêu nội dung và biện pháp nghệ thuật tiêu biểu Bằng Việt đã sử dụng nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây. LẬP DÀN Ý BÀI PHÂN TÍCH BÀI THƠ BẾP LỬA LỚP 9 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu nội dung bài thơ. 2.THÂN BÀI: Nội dung: Sự hi sinh tần tảo của người bà cho cháu, cho đất nước. Tình cảm yêu quý, tran trọng thiêng liêng của cháu giành cho bà. Kín đáo bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước. Nghệ thuật. Hình ảnh biểu tượng(Bếp lửa) Ẩn dụ “biết mấy nắng mưa” So sánh, nhân hóa Từ ngữ biểu cảm, giàu sức gợi “chắt chiu, ấp iu, nồng đượm..” 3. KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. Đánh giá tài năng, nghệ thuật, nội dung của bài thơ. Bếp lửa có thể đun bằng rơm, rạ, hoặc củi, than và nhiều loại khác BÀI VĂN PHAN TÍCH BÀI THƠ BẾP LỬA CỦA BẰNG VIỆT LỚP 9 Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ như thế, đọc lên không còn thấy câu thơ, chỉ thấy tình cảm chan chứa thắm thiết của tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống Mĩ, những năm tháng xa quê ở nước ngoài là nguồn cảm hứng thôi thúc ông viết nên những vần thơ xúc động, ám ảnh lòng người. Bài thơ là những dòng tâm sự xúc động về tình bà cháu, tình yêu quê hương được gửi gắm ý nhị, đằm thắm qua hình ảnh biểu tượng bếp lửa. Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, bếp lửa của một thời thơ ấu với nhiều kỉ niệm khó phai. “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” Trong câu thơ mở đầu, có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh “chờn vờn sương sớm” thật sống động, gợi lên ngọn lửa không định hình, khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Từ láy “ấp iu” bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợi lên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ “một bếp lửa” được lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỉ niệm sâu lắng trong kí ức tác giả. Nó trở thành hình tượng xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa quê hương cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, đọng lại trong ba dòng thơ đầu có lẽ là chữ “thương”, và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi “biết mấy nắng mưa”, hai chữ “nắng mưa” nói lên nỗi cơ cực, vất vả và những khó nhọc mà bà đã trải qua. Cùng với nó, những kỉ niệm về tình bà cháu ùa về thành từng dòng thương nhớ: “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” Tuổi thơ ấy có những bóng đen ghe rợn, những kỉ niệm buồn thương sâu đậm về nạn đói năm 1945. Đó là mùi khói hun nhèm mắt cháu, cay xộc của những đắng cay, vất vả, những rách nát, cơ cực lầm than mà bà đã nuôi nấng cháu từ chính những gì đau thương, mất mát, thiếu hụt ấy. Vậy là ngọn lửa tình bà gắn liền với mùi khói thân thương, nùi khói của sự hi sinh, tảo tần, cơ cực của cả một thời ấu thơ, gọi lại những tiếng tu hú kêu, những câu chuyện ấm áp bà kể. Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, tình cảm chân thật, giản dị như thế. Cái bếp lửa kỉ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoảng mùi khói mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng. Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm tháng chiến tranh: “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!.” Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu mênh mang. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. “Bố ở chiến khu bố còn việc bố-Mày có viết thư chớ kể này kể nọ-Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Gian khổ thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa được yên lòng. Tấm lòng người bà thương con, thương cháu ân cần chu đáo biết bao. Đó cũng chính là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam ta từ muôn thuở, luôn can đảm, bản lĩnh và cứng rắn trước nỗi đau của dân tộc, hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của tình yêu quê hương đất nước đó ư. Khổ thơ tiếp theo, hình ảnh bếp lửa chuyển thành ngọn lửa lan tỏa mãnh liệt, chân thành của tình bà cháu: “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...” Hình ảnh người bà sớm chiều bên bếp lửa thật ám ảnh, nó gợi lên vẻ đẹp tâm hồn cần mẫn, kiên trung, âm thầm lặng lẽ của người phụ nữ Việt ta bao đời nay sau lũy tre làng. Có sự thay đổi trong dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, từ bếp lửa chuyển thành ngọn lửa. “Bếp lửa” với những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin sức sống mãnh liệt con người. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ, tỏa sáng, trường tồn. Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của một thanh niên đã trưởng thành đối với người bà trong hiện tại: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa.” Chiến tranh đã đi qua, những gian khổ đã vơi bớt nhưng bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, bếp lửa bà vẫn ấp iu nồng đượm như ngày nào. Điệp từ “nhóm” lặp lại 4 lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét kỳ lạ thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. “ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm. “Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui” hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết với xóm làng, quê hương. “Nhóm niềm yêu thương” có nghĩa là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. Và cuối cùng người bà kì diệu ấy, nhóm dậy chính là thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và nhân cách sống. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa để ngọn lửa ấy cháy sáng mãi mãi, trở nên bất diệt trong lòng cháu, là ngọn lửa của niềm tin, sức mạnh nâng đỡ cháu trong những phút yếu lòng. m điệu thơ dào dạt như sóng dồi, những từ láy “ấp iu”, “nồng đượm” càng làm tăng thêm tính biểu cảm và sức gợi cảm xúc của khổ thơ, giống như những con sóng lòng tha thiết bồi hồi cảu người cháu đang trào ra trên trang giấy. Để rồi, trong lặng nhẹ và dịu êm, những suy nghĩ thấm thía, sâu sắc của cháu sáng lên: “ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, có niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.” Dù sống xa nhà cuộc sống có đầy đủ tiện nghi nhưng tình cảm người cháu giành cho bà, về bà, về bếp lửa lúc nào cũng vậy. Vẫy cứ thiết tha, nồng đượm, mãnh liệt và dai dẳng. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo thật hay, có sức ám ảnh, day dứt tâm hồn người đọc. Một lần nữa, bếp lửa của tình bà cháu lại cháy sáng trong trái tim và tâm trí người đọc. Bằng cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, những từ ngữ biểu cảm, tình cảm bà cháu đã được diễn tả thật xúc động và bồi hồi. Bài thơ chính là món quà quý giá Bằng Việt gửi đến cho người đọc, gửi đến độc giả những thông điệp quý báu về tình bà cháu, tình yêu đát nước thiêng liêng, sâu nặng, nuôi dưỡng tâm hồn con người muôn thuở. Hy vọng quá bài phân tích về bài thơ bếp lửa trên các bạn sẽ có những kiến thức và những ý văn hay và tự viết cho mình 1 bài văn thật hay nhé. Ngoài ra còn rất nhiều bài phân tích thơ trong chương trình ngữ văn lớp 9 ban vào chuyên mục để xem

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bài văn phân tích bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt trong chương trình ngữ văn lớp 9 ngắn gọn hay nhất facebook


Thời xa xưa khi bếp ga bếp điện chưa có hoặc còn hiếm thì bếp lửa rất phổ biến đặc biệt ở các vùng nông thôn


Văn học ra đời giữa những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính giống như thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn. Văn chương trao truyền những tình cảm, cảm xúc tươi đẹp, trong trẻo cho tâm hồn con người hướng đến vẻ đẹp của chân thiện mĩ. Chính vì thế mà văn chương giống như suối nguồn lai tạo sự sống cho tâm hồn mỗi người. Những trang van câu thơ bồi đắp thêm cho ta những tình cảm ta sẵn có và làm giàu thêm những tình cảm ta chưa có. Bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt là một bài thơ như thế. Qua bài thơ nhà thơ đã bồi đắp thêm cho ta lòng yêu quê hương, đất nước, tình cảm bà cháu nồng hậu chân thành, thiết tha. Cũng viết về những tình cảm muôn thưở của loài người đó là tình bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước ta đã gặp trong thơ ca dân gian, trong những trang văn tuyệt đẹp của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông quê hương, những câu hát và cảnh xứ non sông, những câu tục ngữ về tình bà cháu thiêng liêng: “Ngó lên nạt luộc mái nhà/Bao nhiêu nạt luộc nhớ ông bà bấy nhiêu.” Nhưng tìm đến những câu thơ của Bằng Việt không hiểu sao vẫn rung động hồn ta bởi những nỗi băn khoăn riêng, vẫn ám ảnh và đầy dư ba về sự hi sinh của người bà tần tảo và tình cháu yêu bà. Nào, vậy chúng ta hãy cùng phân tích bài thơ để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của bài thơ nhé. Với bài thơ này các bạn cần nêu nội dung và biện pháp nghệ thuật tiêu biểu Bằng Việt đã sử dụng nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

LẬP DÀN Ý BÀI PHÂN TÍCH BÀI THƠ BẾP LỬA LỚP 9
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Nêu nội dung bài thơ.

2.THÂN BÀI:
Nội dung:
Sự hi sinh tần tảo của người bà cho cháu, cho đất nước.
Tình cảm yêu quý, tran trọng thiêng liêng của cháu giành cho bà.
Kín đáo bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước.
Nghệ thuật.
Hình ảnh biểu tượng(Bếp lửa)
Ẩn dụ “biết mấy nắng mưa”
So sánh, nhân hóa
Từ ngữ biểu cảm, giàu sức gợi “chắt chiu, ấp iu, nồng đượm..”

3. KẾT BÀI:
Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.
Đánh giá tài năng, nghệ thuật, nội dung của bài thơ.


Bếp lửa có thể đun bằng rơm, rạ, hoặc củi, than và nhiều loại khác



BÀI VĂN PHAN TÍCH BÀI THƠ BẾP LỬA CỦA BẰNG VIỆT LỚP 9
Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ như thế, đọc lên không còn thấy câu thơ, chỉ thấy tình cảm chan chứa thắm thiết của tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống Mĩ, những năm tháng xa quê ở nước ngoài là nguồn cảm hứng thôi thúc ông viết nên những vần thơ xúc động, ám ảnh lòng người. Bài thơ là những dòng tâm sự xúc động về tình bà cháu, tình yêu quê hương được gửi gắm ý nhị, đằm thắm qua hình ảnh biểu tượng bếp lửa.

Sống xa quê hương, giã từ xứ lạnh đầy sương tuyết, tác giả chạnh lòng nhớ đến một bếp lửa thật ấm áp của quê hương. Bếp lửa gắn chặt với hình ảnh người bà, bếp lửa của một thời thơ ấu với nhiều kỉ niệm khó phai.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”


Trong câu thơ mở đầu, có một bếp lửa chờn vờn mang màu cổ tích. Hình ảnh “chờn vờn sương sớm” thật sống động, gợi lên ngọn lửa không định hình, khi to khi nhỏ, khi lên khi xuống nhưng rất mạnh mẽ. Từ láy “ấp iu” bao gồm hàm ý bé nhỏ, thầm kín bên trong, đồng thời còn gợi lên cho ta bàn tay khéo léo, kiên nhẫn và chăm chút của người nhóm lửa. Điệp ngữ “một bếp lửa” được lặp lại ở đầu những câu thơ có tác dụng nhấn mạnh dấu ấn kỉ niệm sâu lắng trong kí ức tác giả. Nó trở thành hình tượng xuyên suốt hết bài thơ. Hồi tưởng về bếp lửa quê hương cũng chính là hồi tưởng về người bà thân yêu của mình. “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, đọng lại trong ba dòng thơ đầu có lẽ là chữ “thương”, và hình ảnh người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh lầm lũi “biết mấy nắng mưa”, hai chữ “nắng mưa” nói lên nỗi cơ cực, vất vả và những khó nhọc mà bà đã trải qua. Cùng với nó, những kỉ niệm về tình bà cháu ùa về thành từng dòng thương nhớ:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”


Tuổi thơ ấy có những bóng đen ghe rợn, những kỉ niệm buồn thương sâu đậm về nạn đói năm 1945. Đó là mùi khói hun nhèm mắt cháu, cay xộc của những đắng cay, vất vả, những rách nát, cơ cực lầm than mà bà đã nuôi nấng cháu từ chính những gì đau thương, mất mát, thiếu hụt ấy. Vậy là ngọn lửa tình bà gắn liền với mùi khói thân thương, nùi khói của sự hi sinh, tảo tần, cơ cực của cả một thời ấu thơ, gọi lại những tiếng tu hú kêu, những câu chuyện ấm áp bà kể. Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ những chi tiết, tình cảm chân thật, giản dị như thế. Cái bếp lửa kỉ niệm của nhà thơ chỉ mới khơi lên, thoảng mùi khói mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực, thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng.

Khổ thơ tiếp theo với những hình ảnh bà cháu và bếp lửa trong những năm tháng chiến tranh:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!.”


Đứa cháu lớn dần, cuộc sống khó khăn hơn trước song nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng của bà vẫn nhân hậu mênh mang. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. “Bố ở chiến khu bố còn việc bố-Mày có viết thư chớ kể này kể nọ-Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Gian khổ thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa được yên lòng. Tấm lòng người bà thương con, thương cháu ân cần chu đáo biết bao. Đó cũng chính là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam ta từ muôn thuở, luôn can đảm, bản lĩnh và cứng rắn trước nỗi đau của dân tộc, hi sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất của tình yêu quê hương đất nước đó ư.


Khổ thơ tiếp theo, hình ảnh bếp lửa chuyển thành ngọn lửa lan tỏa mãnh liệt, chân thành của tình bà cháu:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”


Hình ảnh người bà sớm chiều bên bếp lửa thật ám ảnh, nó gợi lên vẻ đẹp tâm hồn cần mẫn, kiên trung, âm thầm lặng lẽ của người phụ nữ Việt ta bao đời nay sau lũy tre làng. Có sự thay đổi trong dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, từ bếp lửa chuyển thành ngọn lửa. “Bếp lửa” với những ấm áp bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu, đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin sức sống mãnh liệt con người. Tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ, tỏa sáng, trường tồn. Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của một thanh niên đã trưởng thành đối với người bà trong hiện tại:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa.”



Chiến tranh đã đi qua, những gian khổ đã vơi bớt nhưng bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, bếp lửa bà vẫn ấp iu nồng đượm như ngày nào. Điệp từ “nhóm” lặp lại 4 lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét kỳ lạ thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. “ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm. “Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui” hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết với xóm làng, quê hương. “Nhóm niềm yêu thương” có nghĩa là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. Và cuối cùng người bà kì diệu ấy, nhóm dậy chính là thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và nhân cách sống. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa để ngọn lửa ấy cháy sáng mãi mãi, trở nên bất diệt trong lòng cháu, là ngọn lửa của niềm tin, sức mạnh nâng đỡ cháu trong những phút yếu lòng. m điệu thơ dào dạt như sóng dồi, những từ láy “ấp iu”, “nồng đượm” càng làm tăng thêm tính biểu cảm và sức gợi cảm xúc của khổ thơ, giống như những con sóng lòng tha thiết bồi hồi cảu người cháu đang trào ra trên trang giấy. Để rồi, trong lặng nhẹ và dịu êm, những suy nghĩ thấm thía, sâu sắc của cháu sáng lên:
“ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, có niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?.”


Dù sống xa nhà cuộc sống có đầy đủ tiện nghi nhưng tình cảm người cháu giành cho bà, về bà, về bếp lửa lúc nào cũng vậy. Vẫy cứ thiết tha, nồng đượm, mãnh liệt và dai dẳng. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ thật khéo thật hay, có sức ám ảnh, day dứt tâm hồn người đọc. Một lần nữa, bếp lửa của tình bà cháu lại cháy sáng trong trái tim và tâm trí người đọc.

Bằng cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, những từ ngữ biểu cảm, tình cảm bà cháu đã được diễn tả thật xúc động và bồi hồi. Bài thơ chính là món quà quý giá Bằng Việt gửi đến cho người đọc, gửi đến độc giả những thông điệp quý báu về tình bà cháu, tình yêu đát nước thiêng liêng, sâu nặng, nuôi dưỡng tâm hồn con người muôn thuở.

Hy vọng quá bài phân tích về bài thơ bếp lửa trên các bạn sẽ có những kiến thức và những ý văn hay và tự viết cho mình 1 bài văn thật hay nhé. Ngoài ra còn rất nhiều bài phân tích thơ trong chương trình ngữ văn lớp 9 ban vào chuyên mục để xem
0