Bàn về triết lí sống gợi ra từ bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bàn về triết lí sống gợi ra từ bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy ngữ văn lớp 9 Mỗi bài thơ giống như một ô cửa, mở tới tình yêu. Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu những chân giá trị và những quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh tích cực. Hay nói ...
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bàn về triết lí sống gợi ra từ bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy ngữ văn lớp 9 Mỗi bài thơ giống như một ô cửa, mở tới tình yêu. Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu những chân giá trị và những quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh tích cực. Hay nói cách khác, mỗi bài thơ phải gửi gắm đến người đọc một triết lí sống, một bài học nhân sinh sâu sắc và đúng đắn để làm giàu đẹp tâm hồn con người, để văn chương trở thành thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn, thổi đến trong lòng ta tình yêu bát ngát vào cuộc sống. Với “ánh trăng” của Nguyễn Duy, nhà thơ đã khêu lên trong tâm tưởng chúng ta những triết lí sống nhân văn thấm nhuần đạo đức truyền thống của dân tộc đó là lối sống tình nghĩa, thủy chung, không lạnh lùng vô cảm quên di quá khứ và nguồn cội của mình. Bằng những vần thơ sâu sắc, hàm súc và lắng đọng, mỗi câu chữ của Nguyễn Duy đều gửi đến chúng ta một triết lí nhân sinh ý nghĩa, đáng để nghiền ngẫm và nương theo. Vậy thì hôm nay, mình sẽ giúp các bạn bài văn bàn về triết lí sống gợi ra từ bài Ánh Trăng nhé. Với đề bài này, các bạn cần nêu triết lí ấy là gì vai trò và tác động của triết lí ấy trong cuộc sống và bản thân em. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀN VỀ TRIẾT LÍ SỐNG GỢI RA TỪ BÀI ÁNH TRĂNG 1. MỞ BÀI: Giới thiệu triết lí sống gợi ra từ tác phẩm là gì. 2. TH N BÀI: Triết lí sống gợi ra từ bài Ánh Trăng là nhắc nhở con người lối sống tình nghĩa, thủy chung. Sống tình nghĩa, thủy chung giúp ta trưởng thành từ gốc rễ bền vững. Biết phát huy và khắc ghi giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trở thành một con người sống có đạo lí, nguồn cội. Tiếp tục nối dài truyền thống đạo lí quý báu của dân tộc. 3. KẾT BÀI: Khẳng định vai trò triết lí sống ấy. BÀI VĂN BÀN VỀ TRIẾT LÍ SỐNG GỢI RA TỪ BÀI ÁNH TRĂNG Mỗi người sinh ra đều có nguồn cội và gốc rễ của mình, đó là điều không ai có thể chối bỏ. Bàn về vấn đề đã cũ, đã quen nhưng Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh Trăng” đã mang đến một cách diễn đạt thật mới mẻ, tân kì, gửi gắm những triết lí sống lớn lao nhưng không hề khô khan và cứng đơ thất khớp. Bài thơ đã gợi cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ sống tình nghĩa, thủy chung giữa con người với cội nguồn, quá khứ của chính mình. Từ việc người lính ở chiến khu gian khổ coi vầng trăn là tri kỉ thì khi về đến thành phố, quen ánh điện, cửa gương và những sang trọng, văn minh tiện nghi khác mà ngỡ vầng trăng như người dưng qua đương, vô tình và giật mình lo sợ về sự lãng quên và lòng ân nghĩa của chính mình. Từ đó, gợi ra cho người đọc triết lí sống tình nghĩa, thủy chung với quá khứ đã qua, với cội nguồn của chính mình. Sống tình nghĩa thủy chung là không quên quá khứ, tổ tiên và những kỉ niệm của cảnh và người đã gắn bó sâu sắc với ta trong một hành trình dài gian khổ. Tình nghĩa thủy chung là vấn đề cốt lõi, căn bản là gốc nhân tính bền chặt trong tâm hồn mỗi con người. Chúng ta cần phải sống tình nghĩa, thủy chung. Bởi, cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển không ngừng dẫn đến sự giao thoa, chính vì vậy cần giữ cho mình một cội rễ bền chặt cả về văn hóa, lịch sử để làm nền tảng sống, làm chân giá trị của tồn tại chung con người. Cần phải vịn vào những gì tuy chỉ thuộc về quá khứ nhưng chúng sẽ là hành trang nhắc nhở ta về thái độ sống và tâm thế sống trong tương lai một cách đầy đủ và sâu sắc nhất. Mỗi người đều có những quá khứ, nguồn cội riêng, nó sẽ là hành trang để níu giữ họ với những gì đang không ngừng đổi thay và họ bị cuốn vào sự phức tạp và phong phú ấy. Người biết sống tình nghĩa thủy chung sẽ biết phát huy giá trị văn hóa, đạo đức cội nguồn dân tộc, sống nhân văn và thấu hiểu nhân tình thế thái hơn. Hơn nữa, có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, cần biết gìn giữ và phát huy bởi suy cho cùng đó cũng là cách thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ và mãnh liệt. Để sống thủy chung cần lắm một tấm lòng kiên trung, bền vững. Biết hòa nhập nhưng không hòa tan, biết lắng mình xuống để tìm về với văn hóa, lịch sử hào hùng của cha ông một thuở để tìm thấy sự giao thoa, tiếp nối giữa hai thời kì xưa và nay. Để sống mãi cùng hồn thiêng và linh khí của nón sông. Để thể hiện kín đáo lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Người sống thủy chung luôn biết nhìn nhận và thấu tỏ những vấn đề của một thời vang bóng, vừa biết hòa nhập để phát triển văn hóa và trí tuệ bản thân, đó là con người mà thế kỉ 21 này đang tìm kiếm. Ngược lại với những người sống vô ơn, bội nghĩa thì chắc chắn sẽ bị cộng đồng ruồng bỏ, vì như vậy là họ đang đánh mất dần bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc, cội nguồn và gốc rễ sâu xa của chính mình. Như vậy, họ chắc chắn sẽ không nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và ngưỡng mộ từ người khác khi ngay cả những chân giá trị vĩnh hằng cũng chà đạp và coi thường. Chúng ta đang sống trong những ngày của văn minh, hiện đại của sự giao thoa và cách tân, những hãy là một nốt trầm trong bản hòa ca xao xuyến của cuộc đời bằng cách lắng mình xuống để hòa nhập với những nét rất riêng, rất dân tộc, rất nhân văn bạn nhé.
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bàn về triết lí sống gợi ra từ bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy ngữ văn lớp 9Mỗi bài thơ giống như một ô cửa, mở tới tình yêu. Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu những chân giá trị và những quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nhân sinh tích cực. Hay nói cách khác, mỗi bài thơ phải gửi gắm đến người đọc một triết lí sống, một bài học nhân sinh sâu sắc và đúng đắn để làm giàu đẹp tâm hồn con người, để văn chương trở thành thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn, thổi đến trong lòng ta tình yêu bát ngát vào cuộc sống. Với “ánh trăng” của Nguyễn Duy, nhà thơ đã khêu lên trong tâm tưởng chúng ta những triết lí sống nhân văn thấm nhuần đạo đức truyền thống của dân tộc đó là lối sống tình nghĩa, thủy chung, không lạnh lùng vô cảm quên di quá khứ và nguồn cội của mình. Bằng những vần thơ sâu sắc, hàm súc và lắng đọng, mỗi câu chữ của Nguyễn Duy đều gửi đến chúng ta một triết lí nhân sinh ý nghĩa, đáng để nghiền ngẫm và nương theo. Vậy thì hôm nay, mình sẽ giúp các bạn bài văn bàn về triết lí sống gợi ra từ bài Ánh Trăng nhé. Với đề bài này, các bạn cần nêu triết lí ấy là gì vai trò và tác động của triết lí ấy trong cuộc sống và bản thân em. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀN VỀ TRIẾT LÍ SỐNG GỢI RA TỪ BÀI ÁNH TRĂNG
1. MỞ BÀI: Giới thiệu triết lí sống gợi ra từ tác phẩm là gì.
2. TH N BÀI:
Triết lí sống gợi ra từ bài Ánh Trăng là nhắc nhở con người lối sống tình nghĩa, thủy chung.
Sống tình nghĩa, thủy chung giúp ta trưởng thành từ gốc rễ bền vững.
Biết phát huy và khắc ghi giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Trở thành một con người sống có đạo lí, nguồn cội.
Tiếp tục nối dài truyền thống đạo lí quý báu của dân tộc.
3. KẾT BÀI: Khẳng định vai trò triết lí sống ấy.
BÀI VĂN BÀN VỀ TRIẾT LÍ SỐNG GỢI RA TỪ BÀI ÁNH TRĂNG
Mỗi người sinh ra đều có nguồn cội và gốc rễ của mình, đó là điều không ai có thể chối bỏ. Bàn về vấn đề đã cũ, đã quen nhưng Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh Trăng” đã mang đến một cách diễn đạt thật mới mẻ, tân kì, gửi gắm những triết lí sống lớn lao nhưng không hề khô khan và cứng đơ thất khớp. Bài thơ đã gợi cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ sống tình nghĩa, thủy chung giữa con người với cội nguồn, quá khứ của chính mình.
Từ việc người lính ở chiến khu gian khổ coi vầng trăn là tri kỉ thì khi về đến thành phố, quen ánh điện, cửa gương và những sang trọng, văn minh tiện nghi khác mà ngỡ vầng trăng như người dưng qua đương, vô tình và giật mình lo sợ về sự lãng quên và lòng ân nghĩa của chính mình. Từ đó, gợi ra cho người đọc triết lí sống tình nghĩa, thủy chung với quá khứ đã qua, với cội nguồn của chính mình. Sống tình nghĩa thủy chung là không quên quá khứ, tổ tiên và những kỉ niệm của cảnh và người đã gắn bó sâu sắc với ta trong một hành trình dài gian khổ. Tình nghĩa thủy chung là vấn đề cốt lõi, căn bản là gốc nhân tính bền chặt trong tâm hồn mỗi con người.
Chúng ta cần phải sống tình nghĩa, thủy chung. Bởi, cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển không ngừng dẫn đến sự giao thoa, chính vì vậy cần giữ cho mình một cội rễ bền chặt cả về văn hóa, lịch sử để làm nền tảng sống, làm chân giá trị của tồn tại chung con người. Cần phải vịn vào những gì tuy chỉ thuộc về quá khứ nhưng chúng sẽ là hành trang nhắc nhở ta về thái độ sống và tâm thế sống trong tương lai một cách đầy đủ và sâu sắc nhất. Mỗi người đều có những quá khứ, nguồn cội riêng, nó sẽ là hành trang để níu giữ họ với những gì đang không ngừng đổi thay và họ bị cuốn vào sự phức tạp và phong phú ấy. Người biết sống tình nghĩa thủy chung sẽ biết phát huy giá trị văn hóa, đạo đức cội nguồn dân tộc, sống nhân văn và thấu hiểu nhân tình thế thái hơn. Hơn nữa, có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, cần biết gìn giữ và phát huy bởi suy cho cùng đó cũng là cách thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ và mãnh liệt.
Để sống thủy chung cần lắm một tấm lòng kiên trung, bền vững. Biết hòa nhập nhưng không hòa tan, biết lắng mình xuống để tìm về với văn hóa, lịch sử hào hùng của cha ông một thuở để tìm thấy sự giao thoa, tiếp nối giữa hai thời kì xưa và nay. Để sống mãi cùng hồn thiêng và linh khí của nón sông. Để thể hiện kín đáo lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Người sống thủy chung luôn biết nhìn nhận và thấu tỏ những vấn đề của một thời vang bóng, vừa biết hòa nhập để phát triển văn hóa và trí tuệ bản thân, đó là con người mà thế kỉ 21 này đang tìm kiếm. Ngược lại với những người sống vô ơn, bội nghĩa thì chắc chắn sẽ bị cộng đồng ruồng bỏ, vì như vậy là họ đang đánh mất dần bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc, cội nguồn và gốc rễ sâu xa của chính mình. Như vậy, họ chắc chắn sẽ không nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và ngưỡng mộ từ người khác khi ngay cả những chân giá trị vĩnh hằng cũng chà đạp và coi thường.
Chúng ta đang sống trong những ngày của văn minh, hiện đại của sự giao thoa và cách tân, những hãy là một nốt trầm trong bản hòa ca xao xuyến của cuộc đời bằng cách lắng mình xuống để hòa nhập với những nét rất riêng, rất dân tộc, rất nhân văn bạn nhé.