05/02/2018, 11:24

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước lớp 9 hay nhất

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước của giới trẻ hiện nay văn mẫu lớp 8 9 Một trong hai nguồn mạch tình cảm lớn của nhân loại đó là tinh thần nhân đạo và lòng yêu nước. Từ xưa đến nay, tình yêu quê hương đất nước là sợi chỉ đó xuyên suốt trong các ...

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước của giới trẻ hiện nay văn mẫu lớp 8 9 Một trong hai nguồn mạch tình cảm lớn của nhân loại đó là tinh thần nhân đạo và lòng yêu nước. Từ xưa đến nay, tình yêu quê hương đất nước là sợi chỉ đó xuyên suốt trong các tác phẩm văn học từ cổ kim đông tây. Ta đã bắt gặp “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt đến Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và hoàn thiện phát triển tới “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bác Hồ đã từng nói, lòng yêu nước của nhân dân ta giống như một làn sóng nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Đó là hào khí của dân tộc, càng ngày càng qua các thời kì lịch sử tinh thần yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn của dân tộc. Vậy thì để hiểu sâu sắc và toàn diện tình yêu quê hương đất nước, chúng ta hãy cùng nghị luận về tình yêu quê hương đất nước nhé. Với đề bài này, các bạn cần giải thích cụ thể hóa khái niệm của lòng yêu nước, biểu hiện của lòng yêu nước và ý nghĩa của lòng yêu nước nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây. Bạn có thể không hài lòng vì một số thứ, nhưng tình yêu quê hương đất nước thì không thể thay đổi LẬP DÀN Ý CHI TIẾT NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC 1. MỞ BÀI: giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2. THÂN BÀI: Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm lớn, quyết hi sinh để bảo vệ đất nước. Biểu hiên: Thời dân gian: yêu nước là tự hào về cảnh trí non sông. Thời trung đại, yêu nước gắn liền với trung quân ái quốc. Thời hiện đại, yêu nước là yêu lí tưởng, yêu đảng, yêu cách mạng. Tóm lại yêu nước gắn liền với 4 từ: yêu, căm, chiến, hận. Tình yêu quê hương, đất nước là nguồn cội, gốc rễ của lịch sử con người. 3.KẾT BÀI: Khẳng định vai trò và ý nghĩ thiêng liêng của tình yêu quê hương, đất nước. BÀI LÀM NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC “Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.”Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc. Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy: “Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim.” Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc. Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc. Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí ‘uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn. Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước của giới trẻ hiện nay văn mẫu lớp 8 9

Một trong hai nguồn mạch tình cảm lớn của nhân loại đó là tinh thần nhân đạo và lòng yêu nước. Từ xưa đến nay, tình yêu quê hương đất nước là sợi chỉ đó xuyên suốt trong các tác phẩm văn học từ cổ kim đông tây. Ta đã bắt gặp “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt đến Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và hoàn thiện phát triển tới “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bác Hồ đã từng nói, lòng yêu nước của nhân dân ta giống như một làn sóng nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Đó là hào khí của dân tộc, càng ngày càng qua các thời kì lịch sử tinh thần yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn của dân tộc. Vậy thì để hiểu sâu sắc và toàn diện tình yêu quê hương đất nước, chúng ta hãy cùng nghị luận về tình yêu quê hương đất nước nhé. Với đề bài này, các bạn cần giải thích cụ thể hóa khái niệm của lòng yêu nước, biểu hiện của lòng yêu nước và ý nghĩa của lòng yêu nước nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.


Bạn có thể không hài lòng vì một số thứ, nhưng tình yêu quê hương đất nước thì không thể thay đổi





LẬP DÀN Ý CHI TIẾT NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
1. MỞ BÀI: giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. THÂN BÀI:
Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm lớn, quyết hi sinh để bảo vệ đất nước.
Biểu hiên:
Thời dân gian: yêu nước là tự hào về cảnh trí non sông.

Thời trung đại, yêu nước gắn liền với trung quân ái quốc.

Thời hiện đại, yêu nước là yêu lí tưởng, yêu đảng, yêu cách mạng.

Tóm lại yêu nước gắn liền với 4 từ: yêu, căm, chiến, hận.

Tình yêu quê hương, đất nước là nguồn cội, gốc rễ của lịch sử con người.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định vai trò và ý nghĩ thiêng liêng của tình yêu quê hương, đất nước.

BÀI LÀM NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong “Từ ấy” chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong “Hịch tướng sĩ’, Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí ‘uống nước nhớ nguồn”, ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
0