05/02/2018, 11:24

Cảm nhận, phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà lớp 9 - Nguyễn Quang Sáng

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu phân tích và cảm nhận hình tượng nhân vật ông sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà. Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ nhà văn như muốn đối thoại với người đọc một vẫn đề quan trọng về nhân sinh. Mỗi trang sách như truyền lửa đến người đọc, gửi đến cho ta ...

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu phân tích và cảm nhận hình tượng nhân vật ông sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà. Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ nhà văn như muốn đối thoại với người đọc một vẫn đề quan trọng về nhân sinh. Mỗi trang sách như truyền lửa đến người đọc, gửi đến cho ta những bài học về sự trông nhìn và thưởng thức, giúp ta được thanh lọc tâm hồn, được di dưỡng tinh thần. Bởi thế mà văn chương luôn là người bạn đồng hành thủy chung muôn thuở của con người, động chạm đến những vẫn đề chung của tồn tại con người. Và tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa, thiêng liêng về tình phụ tử thiêng liêng mà bom đạn chiến tranh không thể hủy diệt được. Câu chuyện kể về ông Sáu, một người chiến sĩ, người cha giàu lòng yêu thương con, hi sinh cho con đến hơi thở cuối cùng. Giây phút của cái chết thường vẫn là sự mãi mãi cách biệt, chai lìa của cõi âm và dương thì ở đây, cái chết là sự khởi đầu của một cuộc sống, một sự sống mới của tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt. Nguyễn Quang Sáng đã gửi đến người đọc những thông điệp có lẽ còn mãi với mai hậu bởi ý nghĩa của tình phụ tử, những vấn đề về hiện thực chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc gia đình của những người vô tội. Vậy thì hình tượng ông Sáu trong tác phẩm là nhân vật được xây dựng như nào, hãy cùng tìm hiểu hình tượng nhân vật ông Sáu nhé. Với bài này, các bạn cần phân tích ông Sáu theo mạch luận điểm là một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước và người cha giàu lòng yêu thương con. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ÔNG SÁU TRONG CHIẾC LƯỢC NGÀ 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giới thiệu hình tượng ông Sáu. 2. THÂN BÀI: Ông Sáu là một người chiến sĩ Nam Bộ giàu lòng yêu nước. Tham gia vào cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Trở về cùng một vết sẹo dài là tàn tích của chiến tranh. Ông Sáu là một người cha giàu lòng yêu thương con. Trong 3 ngày ở nhà: hết sức bù đắp, chăm sóc cho bé Thu. Trong những ngày ở chiến khu: Dồn công sức làm chiếc lược ngà. Cây lược là sợi dây để ông gửi gắm tình cảm yêu thương, chăm chút cho con gái. Trong giờ phút lâm trung: Cố hết sức gửi chiếc lược ngà cho đồng đội. 3. KẾT BÀI: Đánh giá khả năng xây dựng hình tượng của nhà văn. Tình cảm của bản thân. BÀI VĂN PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ÔNG SÁU TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC LƯỢC NGÀ Truyện ngắn là cưa lấy một khúc của đời sống, để chỉ qua một khoảnh khắc, một chi tiết, một hình tượng nhân vật nhà văn có thể phản ánh đầy đủ sự sống đậm đặc. Với “Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang Sáng đã thành công khi khắc họa hình tượng nhân vật ông Sáu, một người chiến sĩ yêu nước, người cha giàu lòng yêu thương con. Qua tác phẩm nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp ý nghĩa rằng chiến trang dù đạn bom ác liệt những không bao giờ hủy diệt được tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt. Hình tượng ông Sáu là sự thành công tiêu biểu trong việc xây dựng hình tượng của nhà văn. Câu chuyện kể về ông sáu, đi chiến khu tám năm từ khi con gái ông mới chưa tròn một tuổi, đến khi trở về với một vết thẹo dài trên mặt. Vì thế mà bé thu-con gái ông, đã không nhận ông là cha. Câu chuyện xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa người cha và đứa con sau nhiều năm xa cách, cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên và cuối cùng đầy xúc động, nghẹn ngào. Trước hết ông Sáu hiện lên là một người chiến sĩ nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước. Ông đã tham gia vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ năm 1946 đến tận năm 1954 mới trở về. Khi ra đi đứa con gái đầu lòng của ông mới chưa tròn một tuổi. Vậy là ông Sáu đã hi sinh tình riêng, đặt tình chung lên trên, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, quyết hi sinh đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ mảnh đất, ngọn cỏ dân tộc, bỏ lại sau lưng ánh mắt non nớt của đứa con thơ và người vợ tảo tần ngày đêm mong ngóng. Lòng yêu nước của người nông dân Nam Bộ được khắc họa thật mạnh mẽ, quyết liệt. Không chỉ là một người chiến sĩ yêu nước, ông Sáu còn là một người cha giàu lòng yêu thương con. Sau nhiều năm xa cách, khi mới trở về nhà “cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng anh”. Xuồng chưa cập bến, nhìn thấy một đứa trẻ chơi nhà tròi, đoán biết là con, không chờ xuồng cập bến anh đã nhún chân nhảy thót lên làm xuồng chới với. Bước vội vàng với những bước dài, anh gọi to “Thu! Con.” Đáp lại tình cảm của ông Sáu bé Thu nhìn một cách ngơ ngác, lạ lùng và bỏ chạy, điều ấy đã khiến ông Sáu vô cung đau đớn, thất vọng(hai tay buông thõng ra như bị gãy). Mặc dù vậy, nhưng ông vẫn rất thương con lắm, ông rất hiểu sự ngây thơ, bồng bột của con cho nên suốt 3 ngày được nghỉ phép, ông luôn tìm cách vỗ về con, chăm sóc và bù đắp cho con những tháng ngày sống thiếu hơi ấm của tình cha. Ông chăm sóc, chiều chuộng con và chỉ mong một tiếng “ba” từ con, mặc cho Thu bướng bỉnh, những ông Sáu vẫn giành cho con những tình cảm sâu sắc. Trong bữa cơm, ông đã ân cần gắp cho Thu miếng cá to và ngon vào bát của Thu. Hành động này chứng tỏ tình cảm cha con rất sâu đậm. Kể cả khi ông Sáu đánh bé Thu vì đã hất miếng trứng cá ra khỏi bát làm mâm cơm lộng xộn thì đó cũng chỉ là bởi ông quá thương con, quá đau đớn khi nhìn thấy sự lạnh lùng của cô bé giành cho mình nên lỡ đánh con rồi sau đó dằn vặt, day dứt khôn nguôi. Tình yêu thương con của ông Sáu trong những ngày ở chiến khu càng thêm da diết. Sau buổi chia tay với con gái yêu để trở lại chiến trường Nam Bộ tiếp tục kháng chiến. Ông Sáu đã mang theo tình yêu thương và nỗi nhớ con vào chiến trường xen lẫn cả sự ân hận vì đã đánh con. Đồng thời ông đã dồn hết tâm sức vào việc làm chiếc lược ngà. Ông vui mừng phấn khởi khi kiếm được khúc ngà, sau đó dùng vỏ đạn hai mươi li đập mỏng thành răng cưa ngà voi thành chiếc lược ngà một cách tỉ mỉ, công phu và khéo léo. Khi cây lược được hoàn thành, ông tỉ mẩn, gò công khắc lên chiếc lược dòng chữ “yêu nhớ tặng thu con của ba”. Sau khi làm xong cây lược ông Sáu phần nào với đi nỗi nhớ con, nỗi ân hận vì đã đánh con, có cây lược bên cạnh thì ông như có đứa con gái bên mình. Có cây lược ông càng khao khát được gặp con và tận tay trao cho con chiếc lược. Nhưng trớ trêu thay, ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay con món quà ấy, thế nhưng ánh mắt, cái nhìn không đủ lời diễn tả của ông đã nói lên tất cả tình yêu thương ông giành cho bé Thu “trong giờ phút cuối cùng, không đủ sức để trăn trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, ông đưa tay vào túi, móc cây lược...”. Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng cảm động trong tình cảnh éo le của chiến tranh. Tình phụ tử bất diệt ấy không bao giờ chết đi và mãi mãi bất tử ở chiếc lược ngà, trong lòng bé thu, trong lòng bác Ba, trong trái tim âm thầm của độc giả. Bằng cách xây dựng hình tượng nhân vật ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến chúng ta thông điệp đầy nhân văn: tình phụ tử cao đẹp, thiêng liêng mà bom đạn có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể cướp đi tình cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, cách xây dựng tình huống truyện độc đáo đã góp phần thể hiện chân thực, chính xác hình tượng ông Sáu, để lại vết khắc trong lòng bạn đọc bao thế hệ.

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu phân tích và cảm nhận hình tượng nhân vật ông sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ nhà văn như muốn đối thoại với người đọc một vẫn đề quan trọng về nhân sinh. Mỗi trang sách như truyền lửa đến người đọc, gửi đến cho ta những bài học về sự trông nhìn và thưởng thức, giúp ta được thanh lọc tâm hồn, được di dưỡng tinh thần. Bởi thế mà văn chương luôn là người bạn đồng hành thủy chung muôn thuở của con người, động chạm đến những vẫn đề chung của tồn tại con người. Và tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa, thiêng liêng về tình phụ tử thiêng liêng mà bom đạn chiến tranh không thể hủy diệt được. Câu chuyện kể về ông Sáu, một người chiến sĩ, người cha giàu lòng yêu thương con, hi sinh cho con đến hơi thở cuối cùng. Giây phút của cái chết thường vẫn là sự mãi mãi cách biệt, chai lìa của cõi âm và dương thì ở đây, cái chết là sự khởi đầu của một cuộc sống, một sự sống mới của tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt. Nguyễn Quang Sáng đã gửi đến người đọc những thông điệp có lẽ còn mãi với mai hậu bởi ý nghĩa của tình phụ tử, những vấn đề về hiện thực chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc gia đình của những người vô tội. Vậy thì hình tượng ông Sáu trong tác phẩm là nhân vật được xây dựng như nào, hãy cùng tìm hiểu hình tượng nhân vật ông Sáu nhé. Với bài này, các bạn cần phân tích ông Sáu theo mạch luận điểm là một người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước và người cha giàu lòng yêu thương con. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ÔNG SÁU TRONG CHIẾC LƯỢC NGÀ
1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Giới thiệu hình tượng ông Sáu.

2. THÂN BÀI:
Ông Sáu là một người chiến sĩ Nam Bộ giàu lòng yêu nước.
Tham gia vào cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
Trở về cùng một vết sẹo dài là tàn tích của chiến tranh.
Ông Sáu là một người cha giàu lòng yêu thương con.

Trong 3 ngày ở nhà: hết sức bù đắp, chăm sóc cho bé Thu.
Trong những ngày ở chiến khu:
Dồn công sức làm chiếc lược ngà.
Cây lược là sợi dây để ông gửi gắm tình cảm yêu thương, chăm chút cho con gái.

Trong giờ phút lâm trung:
Cố hết sức gửi chiếc lược ngà cho đồng đội.

3. KẾT BÀI:
Đánh giá khả năng xây dựng hình tượng của nhà văn.
Tình cảm của bản thân.

BÀI VĂN PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ÔNG SÁU TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC LƯỢC NGÀ

Truyện ngắn là cưa lấy một khúc của đời sống, để chỉ qua một khoảnh khắc, một chi tiết, một hình tượng nhân vật nhà văn có thể phản ánh đầy đủ sự sống đậm đặc. Với “Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang Sáng đã thành công khi khắc họa hình tượng nhân vật ông Sáu, một người chiến sĩ yêu nước, người cha giàu lòng yêu thương con. Qua tác phẩm nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp ý nghĩa rằng chiến trang dù đạn bom ác liệt những không bao giờ hủy diệt được tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt. Hình tượng ông Sáu là sự thành công tiêu biểu trong việc xây dựng hình tượng của nhà văn.

Câu chuyện kể về ông sáu, đi chiến khu tám năm từ khi con gái ông mới chưa tròn một tuổi, đến khi trở về với một vết thẹo dài trên mặt. Vì thế mà bé thu-con gái ông, đã không nhận ông là cha. Câu chuyện xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa người cha và đứa con sau nhiều năm xa cách, cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên và cuối cùng đầy xúc động, nghẹn ngào.

Trước hết ông Sáu hiện lên là một người chiến sĩ nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước. Ông đã tham gia vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Từ năm 1946 đến tận năm 1954 mới trở về. Khi ra đi đứa con gái đầu lòng của ông mới chưa tròn một tuổi. Vậy là ông Sáu đã hi sinh tình riêng, đặt tình chung lên trên, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, quyết hi sinh đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ mảnh đất, ngọn cỏ dân tộc, bỏ lại sau lưng ánh mắt non nớt của đứa con thơ và người vợ tảo tần ngày đêm mong ngóng. Lòng yêu nước của người nông dân Nam Bộ được khắc họa thật mạnh mẽ, quyết liệt.

Không chỉ là một người chiến sĩ yêu nước, ông Sáu còn là một người cha giàu lòng yêu thương con. Sau nhiều năm xa cách, khi mới trở về nhà “cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng anh”. Xuồng chưa cập bến, nhìn thấy một đứa trẻ chơi nhà tròi, đoán biết là con, không chờ xuồng cập bến anh đã nhún chân nhảy thót lên làm xuồng chới với. Bước vội vàng với những bước dài, anh gọi to “Thu! Con.” Đáp lại tình cảm của ông Sáu bé Thu nhìn một cách ngơ ngác, lạ lùng và bỏ chạy, điều ấy đã khiến ông Sáu vô cung đau đớn, thất vọng(hai tay buông thõng ra như bị gãy). Mặc dù vậy, nhưng ông vẫn rất thương con lắm, ông rất hiểu sự ngây thơ, bồng bột của con cho nên suốt 3 ngày được nghỉ phép, ông luôn tìm cách vỗ về con, chăm sóc và bù đắp cho con những tháng ngày sống thiếu hơi ấm của tình cha. Ông chăm sóc, chiều chuộng con và chỉ mong một tiếng “ba” từ con, mặc cho Thu bướng bỉnh, những ông Sáu vẫn giành cho con những tình cảm sâu sắc. Trong bữa cơm, ông đã ân cần gắp cho Thu miếng cá to và ngon vào bát của Thu. Hành động này chứng tỏ tình cảm cha con rất sâu đậm. Kể cả khi ông Sáu đánh bé Thu vì đã hất miếng trứng cá ra khỏi bát làm mâm cơm lộng xộn thì đó cũng chỉ là bởi ông quá thương con, quá đau đớn khi nhìn thấy sự lạnh lùng của cô bé giành cho mình nên lỡ đánh con rồi sau đó dằn vặt, day dứt khôn nguôi.

Tình yêu thương con của ông Sáu trong những ngày ở chiến khu càng thêm da diết. Sau buổi chia tay với con gái yêu để trở lại chiến trường Nam Bộ tiếp tục kháng chiến. Ông Sáu đã mang theo tình yêu thương và nỗi nhớ con vào chiến trường xen lẫn cả sự ân hận vì đã đánh con. Đồng thời ông đã dồn hết tâm sức vào việc làm chiếc lược ngà. Ông vui mừng phấn khởi khi kiếm được khúc ngà, sau đó dùng vỏ đạn hai mươi li đập mỏng thành răng cưa ngà voi thành chiếc lược ngà một cách tỉ mỉ, công phu và khéo léo. Khi cây lược được hoàn thành, ông tỉ mẩn, gò công khắc lên chiếc lược dòng chữ “yêu nhớ tặng thu con của ba”. Sau khi làm xong cây lược ông Sáu phần nào với đi nỗi nhớ con, nỗi ân hận vì đã đánh con, có cây lược bên cạnh thì ông như có đứa con gái bên mình. Có cây lược ông càng khao khát được gặp con và tận tay trao cho con chiếc lược. Nhưng trớ trêu thay, ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay con món quà ấy, thế nhưng ánh mắt, cái nhìn không đủ lời diễn tả của ông đã nói lên tất cả tình yêu thương ông giành cho bé Thu “trong giờ phút cuối cùng, không đủ sức để trăn trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, ông đưa tay vào túi, móc cây lược...”. Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng cảm động trong tình cảnh éo le của chiến tranh. Tình phụ tử bất diệt ấy không bao giờ chết đi và mãi mãi bất tử ở chiếc lược ngà, trong lòng bé thu, trong lòng bác Ba, trong trái tim âm thầm của độc giả.

Bằng cách xây dựng hình tượng nhân vật ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến chúng ta thông điệp đầy nhân văn: tình phụ tử cao đẹp, thiêng liêng mà bom đạn có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể cướp đi tình cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, cách xây dựng tình huống truyện độc đáo đã góp phần thể hiện chân thực, chính xác hình tượng ông Sáu, để lại vết khắc trong lòng bạn đọc bao thế hệ.
0