24/05/2017, 13:20

Phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ngữ văn 12

Phan tich bai tho Ben kia song Duong cua Hoang Cam – Đề bài: Bên kí sông Đuống là một tác phẩm được sáng tác bằng cảm tuôn chảy trong lòng tác giả khi chứng kiến cảnh chia cắt đau thương. Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm để thấy điều đó. Những ai đi ...

Phan tich bai tho Ben kia song Duong cua Hoang Cam – Đề bài: Bên kí sông Đuống là một tác phẩm được sáng tác bằng cảm tuôn chảy trong lòng tác giả khi chứng kiến cảnh chia cắt đau thương. Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm để thấy điều đó. Những ai đi về Bắc Ninh không thể quên câu hát “người ơi người ở đừng về”, và cứ thế mỗi năm không biết đã có bao nhiêu lần hội Lim mời gọi du khách về qua câu hát “ ...

– Đề bài: Bên kí sông Đuống là một tác phẩm được sáng tác bằng cảm tuôn chảy trong lòng tác giả khi chứng kiến cảnh chia cắt đau thương. Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm để thấy điều đó.

Những ai đi về Bắc Ninh không thể quên câu hát “người ơi người ở đừng về”, và cứ thế mỗi năm không biết đã có bao nhiêu lần hội Lim mời gọi du khách về qua câu hát “ Anh có về Kinh Bắc quê em, mà nghe quan họ mà xem làng nghề”. Tuy nhiên người xa không chỉ biết đến Bắc Ninh qua những làn điệu quan họ mượt mà, ngọt ngào như lời mẹ ru ấy mà cứ nhắc đến nơi đây thì bạn đọc không thể nào không nhắc đến bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Bài thơ ấy có gì mà làm mê lòng người đến như thế?

Bài thơ ra đời khi quê hương Kinh Bắc của ông rơi vào tay giặc Pháp . Nỗi đau xót khi nghe tin quê hương ngập chìm khói lửa chiến tranh trĩu nặng tâm hồn ông . Đứng bên này Sông Đuống, mảnh đất tự do, hướng về quê hương bên kia Sông Đuống , mảnh đất bị giặc chiếm đóng với bao nỗi niềm và xót xa trong tâm trạng . Một dòng sông mà giờ đây đôi bờ cách biệt Nhà thơ Hoàng Cầm viết bài thơ này thể hiện một nỗi nhớ quê hương tha thiết, quê hương ông ở bên bờ kia sông Đuống. Qua bài thơ này ta thấy được những vẻ đẹp của quê hương quan họ lại vừa thấy được tâm trạng chất chưa của nhân vật trữ tình. Phải chăng ông mượn cảnh vật kia để nói lên tâm trạng của mình.

phan tich bai tho ben kia song duong hoang cam

Mười câu thơ đầu như cất lên những niềm đau đớn trong lòng tác giả, đó là một nỗi niềm gửi gắm qua hai tiếng gọi em ơi. Nhà thơ gọi vợ mình hay gọi ai:

“Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”

Nhà thơ nói em ơi đừng buồn nhưng trong chính trái tim của ông lại mang một nỗi niềm đau đớn nhất, hai đại từ “anh” “em” như mang đến cho ta thấy một tình yêu của hai người gắn bó với quê hương, đó là lời tâm sự, lời an ủi hay chính là lời thể hiện sự đau xót của nhà thơ. Con sông Đuống ấy ngày xưa cát trắng phẳng lì dòng sông vẫn chảy trôi tuần hoàn lấp lánh như những hạt vàng trên mặt nước. Một cảnh đẹp quê hương Kinh Bắc hiện lên thật nên thơ trữ tình biết bao. Đó là cảnh bên bờ sông Đuống, dòng sông ấy cả thời bình đến thời chiến vẫn lấp lánh một dòng dưới nắng chiều nhè nhẹ. Ta như cảm thấy một hơi gió thổi cái hồn của dòng nước phù sa lên nhẹ nhàng thấm thía biết bao nhiêu. Nó vẫn cứ hiên ngang nằm đấy trong kháng chiến trường kì. Bờ sống có bãi mía bờ dâu xanh biếc, ngô khoai biêng biếc. thật là một vẻ đẹp mộc mạc nên thơ trữ tình. Sự đau đớn của nhà thơ được dồn cả vào hai câu thơ cuối. Cái sự xót xa khi là sự mất làng, nỗi xót xa quê hương đang bị bọn thực dân xâm chiếm, nỗi lo lắng vợ con không biết rằng có được bình yên. Nỗi đau ấy khiến tác giả như rụng rời cả chân tay.

Tiếp đến những câu thơ sau ta tác giả mang đến nét đẹp của quê hương mình, đó là một quê hương vô cùng đẹp với những nét văn hóa như tranh Đồng Hồ, những con gà con lợn hiện lên tươi trong với lúa nếp thơm những cánh đồng. Ấy thế mà tren những cảnh đẹp ấy một quê hương với những ngày khủng khiếp của những trận tàn phá của quân khốn khiếp kia. Tất thảy những gì có trên mảnh đất ấy đều bị tàn phá nặng nề. Từ đồng ruộng khô đến những ngôi nhà cháy rồi lũ chó bị ngộ hết một đàn. Đàn lơn tan hoang, đám cưới chuột chẳng thấy đâu. Qua những cảnh hoang sơ đổ nát ấy những nét đẹp quê hương vẫn hiện lên với hình ảnh đàn lợn và đám cưới chuột. Đó là nghệ thuật vẽ tranh của làng Kinh Bắc:

“Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả”

Không những thế những nét văn hóa của người Kinh Bắc lại được hiện lên, đó là những ngôi chùa văng vẳng tiếng chuông. Rồi hàng loạt địa danh được nêu tên nào là núi Thiên Thai, chùa Bút Tháp, những áo the khăn xếp của người quan họ. Thế rồi những em gái quẹt chầu, những bà mái tóc bạc phơ không biết rằng bây giờ họ về đâu. Nhà thơ hỏi hai lần như thể hiện sự thương xót và đau đớn với con người quê hương mình:

“Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em xột xoạt quần nâu
Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?”

Bao nhiêu nét đẹp người con gái kinh Bắc được hiện lên, nào là cô hàng xén răng đen cười như mùa thu tỏa nắng. Lại có những búp sen , những phiên chợ quê hương. Một lần nữa câu hỏi lại được cất lên. Có thể nói đẹp bao nhiêu, nhớ bao nhiêu thì càng lo lắng và đau đớn bây nhiêu. Nhà thơ không chỉ lo gia đình mình mà ông lo cho tất cả những gì của quê hương ông, từ con người đến cảnh vật.

Cuối cùng nhà thơ gửi những lo lắng nhớ mong thương xót đến người mẹ già của mình đang phải chịu những khổ đau bất hạnh. Một cảnh tượng thương tâm như thế, một người mẹ già cả một đời nhọc nhằn vất vả, công việc của mẹ là bán trầu và một số thứ phẩm hồng thếp giấy. Cái quán nhỏ tí teo gầy xác xơ ấy mà chúng cũng không tha, chúng dẫm cho tan nát, không biết rằng mẹ có bị chúng đánh đạp không chỉ biết chúng cướp bóc cả chợ rồi có những vết máu loang lở khắp đó đây. Phận làm con nghĩ đến mẹ mình đang phải chịu cảnh như thế làm sao có thể yên lòng được đây. Mẹ lại một mình gánh hàng rong đi về, hình ảnh con cò trắng như thể hiện cho sự khổ hạnh của người nông dân. Đường cũng trơn trượt, bao nhiêu ấy lo lắng biết làm sao?:

“Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo”

Bao nhiêu ấy chưa đủ nhà thơ lo lắng chi những đứa con của mình, những đứa con ngây dại nghe tiếng súng giặc tựa tiếng sấm, bao nhiêu ám ảnh đến ngủ cũng giật mình. Và đêm ấy nhà thơ trở về với ngôi nhà thân thương ấy chuẩn bị cho một cuộc tập kích của bộ đội ta quân giặc khiếp sợ như đứng trên ngọn lửa. Lòng nhân dân ta thì mãi mãi không nguôi, nỗi căm hờn như khắc lên cả đồng lúa, tiếng mẹ hát ru về mối thù nặng vai ấy, người mẹ già khóc lóc đớn đau. Tác giả ngậm ngùi xin mẹ và vợ đừng khóc nữa anh lên đường để trả mối thù này. Anh bắt nó, lấy súng của nó để trừng trị nó:

“Tiếng bà ru cháu buổi trưa
Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
"À ơi. . . cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu mối thù"”

Thế rồi biết bao nhiêu chiến thắng được lập nên những kì tích trả thù cho quê hương đất nước mình:

“Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu nỗi đời”

Để rồi một ngày kia anh lại về với em với cuộc sống thanh bình, em mặc yếm thắm đi chảy hội xuân với nụ cười rạng rỡ.

Như vậy qua đây ta thấy Hoàng Cầm đã mang đến cho ta những nét đẹp quê hương, cuộc sống, phong tục tập quán ăn trầu nhuộm răng, tranh đông hồ và những nỗi khó khăn gian khổ khi phải chịu cảnh lầm than do bọn thực dân gây nên. Hoàng Cầm đứng bên này dòng sông mà lòng không nguôi nhớ về quê mẹ. Lòng lo lắng, sự đau xót đã khiến ông cất lên những vần thơ chan chứa này

0