24/05/2017, 13:19

Bình luận câu nói Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu tính

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu tính trong chương trình văn học lớp 12. Thành công và tiền bạc là những gì mà con người từ cổ chí kim đều hướng đến trong cuộc sống. Thành bạc gắn liền với tiền bạc, tiền không chỉ là một phương tiện thanh toán ...

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu tính trong chương trình văn học lớp 12. Thành công và tiền bạc là những gì mà con người từ cổ chí kim đều hướng đến trong cuộc sống. Thành bạc gắn liền với tiền bạc, tiền không chỉ là một phương tiện thanh toán những mặt hàng hiện nay mà còn là sự thể hiện đẳng cấp nữa. Sự ham muốn đồng tiền của con người là vô cùng lớn. Chính vì thế mà nhiều khi nó dẫn tới những điều không hay. ...

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu tính trong chương trình văn học lớp 12.

Thành công và tiền bạc là những gì mà con người từ cổ chí kim đều hướng đến trong cuộc sống. Thành bạc gắn liền với tiền bạc, tiền không chỉ là một phương tiện thanh toán những mặt hàng hiện nay mà còn là sự thể hiện đẳng cấp nữa. Sự ham muốn đồng tiền của con người là vô cùng lớn. Chính vì thế mà nhiều khi nó dẫn tới những điều không hay. Ngẫm ta thấy rằng “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu tính”
Tiền bạc là một phương thức định giá trị cho một mặt hàng hóa dịch vụ, tiền còn là giá trị để cho chúng ta trao đổi hàng hóa với nhau. Chính vì thế mà nó rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng lòng tham không đáy của con người đã gây ra những mặt tiêu cực vô cùng lớn. Đó là nhiều khi trở thành nô lệ của nó. Nó có bản chất hai mặt vừa là một người đầy tớ trung thành nhưng lại vừa là một người chủ xấu tính. Như vậy câu tục ngữ trên có ý nghĩa về sử dụng đồng tiền sao cho hợp lý không nên làm nô lệ cho nó.

binh luan tien bac la day to trung thanh va la ong chu kho tinh

Thứ nhất khi chúng ta biết sử dụng đúng mục đích vào những công việc thật có ý nghĩa thì đồng tiền đó là đồng tiền đầy tớ trung thành. “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành” nó rất dễ hiểu là khi chúng ta biết sử dụng nó thì nó phục vụ mọi nhu cầu mục đích của ta. Khi ta muốn mua một món hàng nào đó, hay mua quần ao thì đồng tiền ấy được sử dụng với mục đích tốt thì nó giống như một người đầy tơ vậy. Hay là chúng ta muốn bỏ số tiền mình kiếm được để từ thiện hay mua đồ chơi cho con mình, mua những món quà đặc biệt cho những người thân của ta, mua đồ dùng trong nhà… Tất cả những thứ ấy đều là ta dùng tiền của ta để mua, những đồng tiền ấy phục vụ mọi nhu cầu của ta khi ta cần. đó chính là sự đúng đắn của câu nói trên.

Bằng lao động mà kiếm được tiền bạc, đó là tiền bạc trong sạch, là thứ tài sản chân chính. Người nông dân bán nông phẩm sau những ngày tháng dầm mưa dãi nắng: cán bộ, công nhân, thầy giáo, thầy thuốc được phát lương và nhận lương; nhà kinh doanh có tài làm ăn (theo khuôn khổ pháp luật) mà trở thành tỷ phú. . . có thể nói, đó là thứ tiền bạc, thứ tài sản “trong sạch”, chính đáng. Như thế mới thấy đồng tiền mà chính sức lao động của mình làm ra và mình sử dụng nó vào những mục đích tốt của cá nhân thì đó là đồng tiền đầy tớ trung thành.

Tuy nhiên sự hai mặt của nó luôn tồn tại, đồng tiền còn là một ông chủ xâu tính. Từ một người đầy tớ mà bỗng chốc nó trở thành ông chủ của mình, từ một người dưới mình trở thành một người  trên mình. Tại sao lại như thế?. Ý nghĩa của câu nói đó ở đây nhằm nói lên sức mạnh của đồng tiên, nó làm khơi dậy lòng ham muốn của chính bản thân chúng ta khi tiêu nó, Trong chúng ta trong cuộc sống hiện đại này có ai chê tiền không. Học hành, làm việc tất cả là vì kiếm tiền để phục vụ cho mục đích của cuộc sống này. Thế nhưng khi lòng tham của ta vượt lên trên những gì mình đang có thì khi ấy đồng tiền lại trở thành ông chủ của bạn, một ông chủ khó tính chứ không phải một người đầy tớ trung thành nữa. Còn bạn thì không những không trở thành nô lệ mà còn trở thành một nô lệ của đồng tiền. Bạn làm mọi thứ vì nó bất chấp vì nó để lấy được nó. Đó không phải là nô lệ hay sao, thế mới ví tiền như ông chủ khó tính, vì nó không dễ dàng để bạn kiếm ra, cũng không ở ngay đó cho bạn biến thành đầy tớ trung thành của bạn. Nó chỉ xứng đáng khi bạn kiếm ra bằng chính sức lao động của mình mà thôi. Chứ một khi đã không phải là bạn kiếm trước lòng tham bạn sẽ cướp đoạt lấy nó. Khi ấy bạn không chi phối đồng tiền mà là đồng tiền chi phối hành động của bạn. Vì nó bạn có thẻ làm bất cứ gì kể cả phạm pháp.

Như vậy một lần nữa ta khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ trên và qua đó ta rút ra được một bài học đó là đồng tiền rất quan trọng nhưng hãy biết sử dụng nó với mục đích đúng đắn và sử dụng đồng tiền do chính bản thân mình tạo ra chứ không phải là của người khác. Làm ra bao nhiêu thì chúng ta tiêu ngần ấy không nên theo đuổi những đồng tiền bất lương vì nó có thể làm bạn không còn là bạn nữa.

0