Bình luận hai câu thơ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Đề bài: Bình luận hai câu thơ: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Hãy lấy thơ Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ. Nguyễn Đình Chiểu được biết đến như một vì sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam, ngôi sao ấy không những sáng tỏ ngày ấy mà đến mãi ngày hôm nay và ...
Đề bài: Bình luận hai câu thơ: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Hãy lấy thơ Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ. Nguyễn Đình Chiểu được biết đến như một vì sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam, ngôi sao ấy không những sáng tỏ ngày ấy mà đến mãi ngày hôm nay và có thể là mai sau ngôi sao ấy vẫn sáng, thứ ánh sáng của riêng Nguyễn Đình Chiểu mà thôi. Và cái tên Nguyễn Đình Chiểu sẽ còn được con cháu mai sau nhắc đến mãi. Và đặc ...
Đề bài: Bình luận hai câu thơ: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Hãy lấy thơ Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ.
Nguyễn Đình Chiểu được biết đến như một vì sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam, ngôi sao ấy không những sáng tỏ ngày ấy mà đến mãi ngày hôm nay và có thể là mai sau ngôi sao ấy vẫn sáng, thứ ánh sáng của riêng Nguyễn Đình Chiểu mà thôi. Và cái tên Nguyễn Đình Chiểu sẽ còn được con cháu mai sau nhắc đến mãi. Và đặc biệt khi nhắc tới ông chúng ta nhớ ngay đến hai câu thơ mang quan điểm sáng tác của cả một thời văn học trung đại thời bấy giờ:
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Hai câu thơ mang đến cho ta một quan niệm văn chương thời trung đại, đó là quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Những nhà thơ nhà văn như Nguyễn Đình Chiểu không thể cầm giáo và đánh giặc thì họ sẽ cầm bút để tấn công địch trên mặt trận tư tưởng tinh thần. Nó giống như con thuyền có thể là nhỏ bé kia, dẫu có trở bao nhiêu đạo thì cũng không đắm không chìm. Đạo đức là một thứ văn chương thời bấy giờ luôn hướng đến và đem vào thơ ca để mang đến sự truyền tải đến với người đọc. Còn mấy thằng gian tà gồm những kẻ bán nước và cướp nước kia dẫu có dùng bút mà vạch tội đâm thẳng vào bộ mặt chúng cũng không tà, không mòn bút. Có thể nói đây là quan điểm tích cực ngay cả sau này Hồ Chí Minh cũng xây dựng quan điểm tư tưởng của mình trên cơ sở quan điểm này, đó là coi văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy:
“Nay ở trong thơ cần có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Vậy quan niệm qua hai câu thơ trên được thể hiện như thế nào trong thơ Nguyễn Đình Chiểu. trước hết là những câu thơ mang tính chất tải đạo lí con người của ông. Đó là những câu thơ trong chính tác phẩm lớn của ông đó là Lục Vân Tiên.
Thứ nhất đó là bản chất anh hùng làm ơn không mong đợi người khác trả ơn mình. Đó là một tinh thần hành hiệp trượng nghĩa, thấy kẻ yếu bị bắt nạt thì không thể khoanh tay đứng nhìn:
“Ngẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
Thứ hai đó còn là một bản chất anh hùng thời đó, một người anh hùng là gặp những chuyện chẳng lành bất bình trên đường thì không thẻ khoanh tay đứng nhìn. Nếu khoan tay giương mắt thì không phải là bậc đại trượng phu một vị anh hùng thật sự. Người anh hùng thời bấy giờ nổi bật lên với hình ảnh đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang đường hoàng bước trên đường thấy quân cướp thì không do dự bẻ gậy tả đột hữu xông đánh cho chúng tơi bời, đánh cho chúng phải vắt chân lên cổ mà chạy:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Thứ ba nó là đạo lý yêu thương nhân dân, ghét những đời quan ăn chơi xa đọa, ham mê tửu sắc, phân tranh các miền, rắc rối triền miên khiến cho cuộc sống của nhân dân không những không được bình yên mà còn loạn lạc, nhục nhã, khổ đau, mất mát, đánh đập. điều ấy thể hiện rõ trong bài lẽ ghét thương của ông. Đồng thời khen ngợi yêu thương những người hiền tài nổi tiếng:
“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
……
Ghét đời thúc quí phân băng
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân. ”
Rồi thương những bậc thánh nhân quân tử:
“Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông
……
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”
Thứ tư, văn chương tải đạo đâm giặc bằng ngòi bút của ông thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, vạch ra những tôi ác mà bọn chúng đã gây ra cho chính nhân dân ta, những nỗi nhục nối khổ ấy được thể hiện rõ trong những câu thơ bài chạy giặc:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay”
Hay ác động hơn qua bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc:
“Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ”
Như vậy qua đây ta thấy Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ quan niệm trong hai câu thơ của mình qua những bài thơ của mình. Thế mới biết rằng Nguyễn Đình Chiểu luôn đi đầu trong việc cầm bút dể đánh giặc. Thật sự yêu mến lắm nhà thơ, người chiến sĩ cộng sản ấy, ông không chỉ góp cho nước nha một tư tưởng lớn mà còn góp những tác phẩm văn học chứa đựng ý nghĩ triết lý sâu sắc.