Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Văn mẫu lớp 8
Nội dung bài viết1 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 1 2 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 2 3 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 3 4 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 4 5 Phân tích bài thơ Ngắm trăng ...
Nội dung bài viết1 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 1 2 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 2 3 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 3 4 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 4 5 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 5 Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 1 Trăng là nguồn cảm hứng muôn đời của thi nhân, trăng là người bạn tâm tình; trăng là đề tài của hội họa và âm nhạc. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ. Bài thơ "Ngắm trăng" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tâm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù tay bị xách, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (Trong tù không rượu cũng không hoa) Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ). Câu thơ mờ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt "Trong tù không ruợu cũng không hoa". Câu thơ thứ nhất là một câu thơ tả thực về hoàn cảnh nhà tù. Tuy không tả những bức tường giam tạnh lẽo và những bộ mặt của cai ngục, nhưng mà hai chữ "ngục trung" nghe mới chua xót làm sao! Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Nhưng ở đây, trong hoàn cảnh lao tù này, cái "không rượu" chồng lên cái "không hoa"… Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả. Vậy mà câu thơ thứ hai đã có một biên chuyển về tâm lí tác giả cùng như người đọc. Một biến chuyển thật bất ngờ: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"! Thế mới là lạ: trong huyết mạch Bác, trong trái tim yêu đời bao la của Người cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Tâm trạng này giúp người tù thoát khỏi cảnh trạng u ám của mình: tác giả quên hết mình là tù nhân khi đối diện với trăng. Tác giả nhìn trăng như nhìn một bạn thân, một khách cũ ghé nhà, và ái ngại tạ lỗi cùng trăng, phân trần cùng trăng; "Xin lỗi nhé! Vì đang ở trong tù nên thiếu hoa, thiếu rượu mời bạn vàng của ta". Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế nhưng nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người, ở hai câu sau, tuy tác giả đang bị giam hãm, việc thường ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia. (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.) Nhưng phong thái tác giả thật là ung dung khi tự nhận mình là "thi gia". Vâng! Tác giả không còn nhớ hoàn cảnh tối tăm của nhà tù, chỉ biết mình có trăng, trăng có mình, và hai người tri kỉ chiêm ngưỡng nhau, trân trọng và thân thiết, sẻ chia với nhau trong lặng thầm, trong yêu thương: "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thờ" Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thoảng đâu đây lời thì thâm tâm sự: "Trăng ơi, trăng có hiểu cho lòng ta yêu trăng đến độ nào?" Sự thổ lộ giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hẳn lên: "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thớ". Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xóa tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Suốt bài thơ, không có một âm thanh, một tiếng động nào dù là nhỏ. Sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ. Không nói mà nói bao điều. Giữa bao bài thơ trăng, bài "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ. Đến đây, hẳn chúng ta không quên ở bài thơ Không đề, tác giả đã nói đến sự tự do vô biên của tâm hồn: Thân thể tại ngục trung Tinh thần tại ngục ngoại (Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao) Đó phải chăng là một tinh thần khoáng đạt của thi nhân, cùng là một tinh thần sắt thép của người chiến sĩ? Thế cho nên tác giả đã rút ra một bài học triết lí, một lời khuyên mình và khuyên người: Dục thành đại sự nghiệp Tinh thần cánh yếu đại ("Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao") Bài thơ Ngắm trăng và bài thơ Không đề có những nét đặc sắc riêng, nhưng cho ta một phong cách chung của tác giả: Hai bài thơ, một tâm hồn, một nghị lực hàm chứa tuyệt vời sâu sắc và đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người nổi bật trong lịch sử nước ta suốt thế kỉ XX và mãi mãi sau này! Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 2 Nói vầng trăng trong bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là vầng trăng thi sĩ hay vầng trăng tri kỉ thật ra cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi, sự thật thì nó rất khó gọi tên. Từ xưa, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ, rồi Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến ở ta, nó đã là thi sĩ. Nhưng đó là trong những cảnh ngộ đời thường. Còn với tác giả Hồ Chí Minh, vầng trăng xuất hiện nơi tù ngục, nơi đói rét đoạ đày. Nơi ấy, trong số các tù nhân, ít ai nghĩ đến nó, hoặc có nghĩ đến nó, chỉ càng cảm nhận cái rét lạnh thấu xương: "Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh – Nhòm song, bắc đẩu đã nằm ngang" (Đêm lạnh – Nhật kí trong tù). Nhưng trong trường hợp này thì khác hẳn, có lẽ không phải từ cái đêm lạnh ấy. Tuy thế, với Bác, nó vẫn bất ngờ. Toàn bộ bài thơ khơi nguồn từ sự bất ngờ ấy. Và điều thú vị, điều bất ngờ thứ hai: ở đây, ta bắt gặp một nhân cách lớn, hai con người (con người thi sĩ và con người chiến sĩ) gặp nhau. Là thi sĩ lớn, mới có thể yêu trăng trong chốn lao tù, là chiến sĩ lớn mới có thể quên mình trong chốn lao tù mà đến với trăng. Tâm hồn và nghị lực phi thường ấy không dễ nhà thơ nào, người chiến sĩ nào ở vào hoàn cảnh của Người có được. Ấy là chưa nói Ngắm trăng đến với Bác thật hồn nhiên: Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ. Thật ra trăng đến lúc nào cũng không rõ. Nó có được chờ đợi đâu. Đột ngột nó hiện ra và lập tức nhà thơ lúng túng. Trăng ở đây không như một người khách trọ, mà vốn là một người bạn tri kỉ, tri âm. Bạn đến chơi phải tiếp bạn. Nhưng tiếp bạn thế nào cho phải. Ta nhớ đến Nguyễn Khuyến cùng cái bối rối đáng yêu ("Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa"). Còn trong trường hợp của Bác: không hoa, không rượu. Trong thơ truyền thống: ngắm trăng phải có rượu, có hoa tạo nguồn cảm hứng: Có rượu không có bạn – Một mình chuốc dưới hoa – Cất chén mời trăng sáng… (Lí Bạch) (Tương Như dịch). Cái bối rối rất thi nhân của Người chính là từ truyền thống văn chương rất phương Đông ấy. Trăng đến rồi, rượu, hoa biết kiếm đâu ra ? Sự bất đắc ý vì thất lễ với trăng thể hiện không chỉ ở sự kiếm tìm mà còn có phần bực dọc. Nhưng một khoảnh khắc nghĩ ra: hoàn cảnh sống của Bác là ở trong tù. Ấy thế mà có lúc Người quên bẵng nó đi. Vậy cái bực dọc vừa nêu, Bác đã có thể tự giải thích, tự thanh minh, câu thơ trách mình thành ra phàn nàn hoàn cảnh. Vì hoàn cảnh mà đã "không rượu cũng không hoa", để Bác không có chút gì đãi bạn. Có người hiểu cái bối rối này ở câu hai, "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ", nhưng thực ra nó ở ngay câu thứ nhất. Nếu câu một là hành động, là cử chỉ (tìm kiếm) thì câu hai chỉ gọi nó thành tên. Cái tên ấy trong bản dịch thơ lại không sát nghĩa ("Đối thử lương tiêu nại nhược hà"). Dù thế, hai câu ấy vẫn hay, cái hay của khúc dạo đầu ("Vặn đàn mấy tiếng dạo qua – Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay" – Tì bà hành – Bạch Cư Dị). Cái kì diệu của văn chương là thế, nói đến văn chương là nói đến sự mê đắm, nói đến chất men say. Về cách hiểu hai câu này, có người nghĩ: "Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy đã cho thấy người tù này không hề vướng bận bởi những điều kiện về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp". Nói "không vướng bận", "vẫn ung dung" thì ra con người Hồ Chí Minh hoặc đơn giản, hoặc sắt đá, vô tình. Chúng ta đều biết: trước khi là lãnh tụ và cả khi đã là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh vẫn là một con người bình thường như tất cả chúng ta chứ không là thần thánh. Chính vì không lạ thần thánh, thơ Người mới có khả năng truyền dẫn đến tâm hồn, tâm trí chúng ta. Sự vĩ đại của Bác chính là ở chỗ: cái có ở chúng ta đều có ở Người. Nếu tinh ý mà nhìn thì giữa hai câu đầu bài thơ với hai câu cuối bài thơ có một khoảng trống. Vì phải có rượu có hoa để hội ngộ. Nay, "Trong tù không rượu cũng không hoa", ấy thế mà cuộc đàm tâm tri kỉ ấy vẫn diễn ra: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Thì ra đến bây giờ ta mới hiểu: qua cái bối rối ban đầu, Người quên hết mọi nghi thức, không còn băn khoăn đến hoa, đến rượu thông thường cần phải có. Đúng như kiểu "Bác đến chơi đây, ta với ta" (Nguyễn Khuyến). Đối đãi với trăng chỉ có một tấm lòng, một chờ đợi từ lâu, bây giờ bất ngờ gặp lại. Tấm lòng ấy, sự chờ đợi ấy đã vượt lên cảnh ngộ của riêng mình, vượt lên tù ngục. Có người xem đây là một "cuộc vượt ngục về mặt tinh thần". Kể ra cũng đúng, đúng về mặt ý chí, nhưng nó chưa đúng về phương diện con người hồn nhiên chẳng bao giờ tỏ ra là mình khác người, mình "lên gân" cả. Sẽ phạm phải sai lầm khi tách con người Bác và thơ Bác ra khỏi hai phạm trù lúc nào cũng gắn bó với nhau: vừa lớn lao vừa bình dị, bình dị như không có gì lớn lao, chính vì thế mà rất lớn lao. Hai câu cuối của bài thơ được khơi nguồn từ trước đó, nay đã dẫn đến cao trào. Nó chính là sự tròn đầy, viên mãn, một tột đỉnh thi nhân. Người ngắm trăng, trăng ngắm người qua tấm song sắt nhà lao. Nói về cái cửa sắt nhà tù, nó không giống với cái cửa sổ thông thường, càng không giống với cái cửa sổ thơ trông thơ Bác sau này ("Trăng vào cửa sổ đòi thơ" – Tin thắng trận). Bởi nó nặng nề, u ám lắm : Anh đứng trong cửa sắt, Em đứng ngoài cửa sắt; Gần nhau trong tấc gang, Mà hiển trời cách mặt. (Vợ người bạn tù đến thăm chồng – Nhật kí trong tù) Vì vậy đừng nên hiểu: "qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghe lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, công bất chấp song sắt thở bạo của nhà tù…", bởi cách nói, cách nghĩ này có một phần cứng nhắc, khiên cưỡng. Sao người tù lại không bận tâm đến cánh lao tù? Con người lão thực Hồ Chí Minh không bao giờ viển vồng như thế. Chỉ có điều: giữa hai thế lực, một kìm giữ, một bay bổng, cái nào mạnh hơn ở vào thời điểm ấy? Rõ ràng là sức bay bổng mạnh hơn, để người tù trong một phút đã quên đi cảnh ngộ lao tù, quên đi tấm song sắt nhà tù, chỉ còn một đắm say, một hạnh phúc. Giữa người tù thi sĩ và trăng tuy vẫn bị ngăn cách – mà tác giá vẫn có ý thức về sự cách ngăn (chữ song vẫn định vị, vẫn bướng bỉnh, gan lì ở vị trí không đổi trong hai câu ba và bốn), chỉ có diều nó không buộc trói được tâm hồn. Với nhà thơ, nó vừa là ý thức vừa là tâm thức ("Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao"). Cái cách nhà thơ chiến thắng hoàn cảnh, một mặt do tình yêu thiên nhiên, do sức mạnh của tâm hồn, một mặt cũng là do một phương châm tự dặn lòng mình như thế. Ở hai câu thơ tuyệt bứt trong bài thơ được sáng tác bằng thi pháp phương Đông này, cần chú ý nhiều đến phép đối. Cũng trong tập nhật kí bằng thơ này, phép đối ấy có khi được thể hiện trong một câu như "Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân" (Núi ấp ôm mây, mây ấp núi), còn ở đây là trong hai câu. Và đối rất chinh đến từng ý, từng lời. Nếu đọc lại nguyên bản chữ Hán: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Hai nhân vật trữ tình luôn luôn đối xứng trong sự giao cảm vận hành: người – trăng (câu 3) trăng – người (câu 4). Một chữ "khán" vì sao trở thành điệp ngữ trong thơ, nếu không xuất phát từ luật đối xứng? Và ở đây cũng phải khen cho người dịch thơ trong việc chọn chữ. Khán thì có thê dịch là "xem" (như trong khán đài, khán giả) nhưng như thế có sự cách bức, phân chia, nhất là một phía: một chủ động, một bị động. Còn ở đây, cả người và trăng đều chủ động như nhau, đều nhìn nhau không chán mắt. Vậy chữ "ngắm" trong bản dịch là đắc địa, là thấu lí, là đạt cái hồn của nguyên tác. Còn một chi tiết rất nên chú ý: vì sao ở nhân vật "trăng", trong hai câu không có gì thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể (nguyệt và minh nguyệt), còn nhân vật người tù lại có sự thay đổi, từ "người" đến "nhà thơ" (nhân – thi gia)? Như ta đã biết, trong tập thơ Nhật kí trong tù, Bác ít khi dùng chừ "thi gia", nhất là tự nhận mình là thi gia như thế. Người thường dùng chữ "tù nhân", cao hơn một chút là "hành nhân", nếu có một chút cảm hứng thì cũng là "hành nhân thi hứng" (Giải đi sớm). Thế mà ở đây, Bác lại chọn đại từ nhân xưng là thi nhân. Không bằng lòng với những cách gọi lâu nay (tù nhân, chinh nhân, hành nhân), cao hứng đến tột cùng, Bác tự nhận là thi nhân – một thi nhân như mọi thời đại thi nhân, như thế mới đối diện được với nhân vật đàm tâm xứng đáng. Bác có vẻ như tự đề cao mình (một trường hợp hiếm hoi) nhưng thực ra là không phải. Chẳng qua là một cách đề cao trăng mà nâng mình lẽn ngang tầm để tri âm, đồng điệu. Ngắm trăng – dù là ngắm trăng trong tù không thể là một tù nhân. Dưới cái vẻ tù nhân ấy phải cao quý, thanh sạch một tâm hồn thi nhân thì cuộc hạnh ngộ với trăng mới không lỗi nhịp. Thực ra tình yêu mến thiên nhiên, không phải đến Nhật kí trong tù mới có, mà có từ trước thơ Bác rất lâu ("Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp – Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"). Nhưng đến thơ Bác thì thời đại đã đổi thay, nhiều quan điểm cũ đã không còn. Ấy thế mà thiên nhiên với thơ Bác, với tấm lòng của Bác luôn luôn chung thuỷ như một người bạn đồng hành. Điều ấy lớn lao đến đâu còn dành cho những công trình khám phá. Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 3 Ngắm trăng (nguyên tác chữ Hán là Vọng nguyệt) là một đề tài rất quen thuộc trong thơ cổ phương Đông. Trăng là một hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp trong sáng, thanh khiết của thiên nhiên và ngắm trăng là một cách để thể hiện tình cảm với thiên nhiên, để giao cảm với thiên nhiên. Trong thơ Bác Hồ, trăng cũng luôn có mặt và là một người bạn gần gũi, thân mật với nhà thơ. Thi nhân xưa khi thưởng trăng thường là trong tâm trạng thanh thản, thoải mái, trong cảnh nhàn nhã, thảnh thơi. Khi ngắm trăng, thi nhân xưa thường có hoa, rượu để cuộc thưởng trăng thêm vui vẻ, mĩ mãn. Ở đây, Bác Hồ ngắm trăng trong một hoàn cảnh khác thường: Trong tù không rượu cũng không hoa. Câu thơ cho thấy hoàn cảnh ngặt nghèo của nhà thơ trong tù, nhưng cũng cho thấy con người này quả là một “tao nhân mặc khách” nên trước cảnh trăng đẹp đã nghĩ đến cách thưởng trăng tao nhã của người xưa. Câu thơ thứ hai bộc lộ rõ chất nghệ sĩ đích thực trong tâm hồn Hồ Chí Minh: Trước cảnh trăng đẹp như đêm nay mà không có rượu và hoa để đón trăng, để tỏ bày sự trân trọng với người bạn tri âm ấy (Thơ Lý Bạch: Cử bôi yêu minh nguyệt – Cất chén mời trăng sáng). Thi nhân không thể không cảm thấy xốn xang và cả một chút bôi rối trong lòng (nguyên tác câu thơ: “Đôi thử lương tiêu nại nhược hà” có nghĩa là trước cảnh đẹp đêm nay, biết làm thế nào?) Một cuộc vượt ngục bằng tinh thần để giao cảm với trăng. Hai câu cuối của bài thơ tả tư thế, hành động của thi nhân và của trăng trong hai câu thơ đối ứng thật cân ở mỗi câu và giữa hai câu. Giữa trăng và thi nhân vẫn hiện ra những song sắt lạnh lẽo của nhà tù. Nhưng nó đã không thể ngăn cản được sự giao cảm của con người và thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ đã vượt thoát khỏi cái không gian chật hẹp tù túng của nhà tù mà bay lên giao hoà cùng trăng sáng trong bầu trời tự do. Trăng lúc này không chỉ là biểu tượng của cái đẹp thanh khiết mà còn là biểu tượng của tự do. Quả là với câu thơ này, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc vượt ngục bằng tinh thần. Còn vầng trăng? Cũng đúng là trăng tri kỉ của thi nhân, trăng cũng vượt qua song sắt, mà tìm đến nhà thơ. Hai câu thơ trong nguyên tắc vừa có đối xứng trong mỗi câu (tiểu đối) lại vừa đôi giữa hai câu, biểu thị được sự hoà hợp, tình cảm gần gũi giữa thi nhân và con người. Tóm lại, hai câu đầu: hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù vẫn không thể làm cho Người không rung động xốn xang trước cảnh trăng đẹp. Nhà thơ nghĩ đến rượu và hoa là thể hiện sự trân trọng với trăng đẹp. Bởi đó là cách thưởng trăng tao nhã của các tao nhân mặc khách thời trước. Sự băn khoăn, chút bối rối của nhà thơ ở câu thứ hai (trước cảnh trăng sáng đẹp đêm nay, biết làm gì đây?) Ở hai câu 3 và 4. Tâm hồn nhà thơ đã vượt qua song sắt của nhà tù để hương tới vầng trăng; và mặc dù không có hoa, có rượu để thưởng ngoạn cùng trăng, ở đây con người và vầng trăng có được sự gặp gỡ, gần gũi, thân thiết. Lòng yêu trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh đã vượt lên mọi điều kiện ngặt nghèo của hoàn cảnh trong tù, vượt qua sự ngăn cách của song sắt phòng giam mà đạt được sự giao cảm cùng vầng trăng. Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 4 Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muôn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?” Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”. “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia" Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”: "Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” – “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt: “Trong tù không rượu cũng không hoa” Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác. Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” – Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự: “Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao” Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia” Bản dịch thơ: "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ” Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” – “nguyệt”, “hướng” – “tòng”, “song tiền” – “song khích”, “minh nguyệt” – “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù – thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh. “Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 – 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh. “Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam. Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 5 Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ. Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hồn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thù lương tiêu nại nhược hà? (Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;) Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đọa cực khổ, phải sống cuộc sống “khác loài người”, không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng? Chẳng có nhà tù nào lại “nhân đạo” đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thi sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn. Mặc dù giữa chốn lao tù, cái không rượu chồng lên cái không hoa…, hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả, nhưng trong trái tim yêu đời thiết tha của Bác, cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Ngặt nỗi hoàn cảnh giam cầm trói buộc cho nên việc thưởng trăng của người tù – thi sĩ chỉ thu gọn trong một cử chĩ âm thầm, lặng lẽ: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.) Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào?. Sự thổ lộ, giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Vầng trăng lung linh bỗng chốc biến thành bạn tri âm, tri kỉ: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hóa cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ. Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều. Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ. Hai câu thơ chữ Hán trong nguyên tác thể hiện đầy đủ hơn mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Lối đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của cả người và trăng. Giữa nhân và nguyệt dẫu có song sắt nhà tù chắn giữa nhưng con người đã để tâm hồn bay bổng vượt ra ngoài không gian chật hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt), tức là để bầu bạn với vầng trăng đang tự do tỏa mộng giữa trời. Trăng dường như cũng hiểu lòng người và nhiệt thành đền đáp lại: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Nguyệt tòng song khích khán thi gia). Bài thơ Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên tha thiết của thi sĩ Hồ Chí Minh, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Đằng sau những câu thơ đậm đà phong vị cổ điển ấy là một tinh thần thép, biểu hiện ở khát vọng tự do, ở phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự đè nén, áp bức nặng nề tàn bạo chốn lao tù. Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng dường như bất chấp cả song sắt can ngăn, không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà tù khủng khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng thân thiết. Ánh sáng ngời ngời của vầng trăng đã đẩy lùi bóng tối ngột ngạt, u ám của nhà tù. Giữa Bác và trăng – nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu – có một mối giao hòa thiêng liêng, khó tả. Cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh gian nan, Bác vẫn hướng cái nhìn vào vầng trăng, như hướng tới Cái Đẹp của cuộc đời. Bài thơ Ngắm trăng là một dẫn chứng sinh động chứng minh cho hai câu thơ mà Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập Nhật ký trong tù: Thân thể ở trong lao, Tình thần ở ngoài lao. Giữa bao bài thơ trăng của Bác, bài Ngắm trăng có vẻ đẹp giản dị và khác lạ. Bốn câu, hai mươi tám chữ, ngắn gọn mà hàm chứa ý nghĩa tuyệt vời sâu sắc về tâm hồn, đạo đức, phẩm giá và phong cách của một Con Người chân chính: Hồ Chí Minh. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Văn mẫu lớp 8Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hà Tiên) – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về hoa mai – Văn mẫu lớp 8Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về con gà – Văn mẫu lớp 8Làm sáng tỏ ý thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức …” – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về hoa sen – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về cây tre – Văn mẫu lớp 8
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 1
Trăng là nguồn cảm hứng muôn đời của thi nhân, trăng là người bạn tâm tình; trăng là đề tài của hội họa và âm nhạc. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.
Bài thơ "Ngắm trăng" ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tâm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù tay bị xách, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa)
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).
"Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ".
Tâm trạng này giúp người tù thoát khỏi cảnh trạng u ám của mình: tác giả quên hết mình là tù nhân khi đối diện với trăng. Tác giả nhìn trăng như nhìn một bạn thân, một khách cũ ghé nhà, và ái ngại tạ lỗi cùng trăng, phân trần cùng trăng; "Xin lỗi nhé! Vì đang ở trong tù nên thiếu hoa, thiếu rượu mời bạn vàng của ta". Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế nhưng nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người, ở hai câu sau, tuy tác giả đang bị giam hãm, việc thường ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)
Nhưng phong thái tác giả thật là ung dung khi tự nhận mình là "thi gia". Vâng! Tác giả không còn nhớ hoàn cảnh tối tăm của nhà tù, chỉ biết mình có trăng, trăng có mình, và hai người tri kỉ chiêm ngưỡng nhau, trân trọng và thân thiết, sẻ chia với nhau trong lặng thầm, trong yêu thương:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thờ"
Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thoảng đâu đây lời thì thâm tâm sự: "Trăng ơi, trăng có hiểu cho lòng ta yêu trăng đến độ nào?" Sự thổ lộ giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hẳn lên: "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thớ". Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xóa tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Suốt bài thơ, không có một âm thanh, một tiếng động nào dù là nhỏ. Sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ. Không nói mà nói bao điều. Giữa bao bài thơ trăng, bài "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ.
Đến đây, hẳn chúng ta không quên ở bài thơ Không đề, tác giả đã nói đến sự tự do vô biên của tâm hồn:
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
(Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao)
Đó phải chăng là một tinh thần khoáng đạt của thi nhân, cùng là một tinh thần sắt thép của người chiến sĩ? Thế cho nên tác giả đã rút ra một bài học triết lí, một lời khuyên mình và khuyên người:
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại
("Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao")
Bài thơ Ngắm trăng và bài thơ Không đề có những nét đặc sắc riêng, nhưng cho ta một phong cách chung của tác giả: Hai bài thơ, một tâm hồn, một nghị lực hàm chứa tuyệt vời sâu sắc và đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người nổi bật trong lịch sử nước ta suốt thế kỉ XX và mãi mãi sau này!
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 2
Nói vầng trăng trong bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là vầng trăng thi sĩ hay vầng trăng tri kỉ thật ra cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi, sự thật thì nó rất khó gọi tên.
Từ xưa, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ, rồi Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến ở ta, nó đã là thi sĩ. Nhưng đó là trong những cảnh ngộ đời thường. Còn với tác giả Hồ Chí Minh, vầng trăng xuất hiện nơi tù ngục, nơi đói rét đoạ đày. Nơi ấy, trong số các tù nhân, ít ai nghĩ đến nó, hoặc có nghĩ đến nó, chỉ càng cảm nhận cái rét lạnh thấu xương:
"Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh – Nhòm song, bắc đẩu đã nằm ngang"
(Đêm lạnh – Nhật kí trong tù).
Nhưng trong trường hợp này thì khác hẳn, có lẽ không phải từ cái đêm lạnh ấy. Tuy thế, với Bác, nó vẫn bất ngờ. Toàn bộ bài thơ khơi nguồn từ sự bất ngờ ấy. Và điều thú vị, điều bất ngờ thứ hai: ở đây, ta bắt gặp một nhân cách lớn, hai con người (con người thi sĩ và con người chiến sĩ) gặp nhau. Là thi sĩ lớn, mới có thể yêu trăng trong chốn lao tù, là chiến sĩ lớn mới có thể quên mình trong chốn lao tù mà đến với trăng. Tâm hồn và nghị lực phi thường ấy không dễ nhà thơ nào, người chiến sĩ nào ở vào hoàn cảnh của Người có được. Ấy là chưa nói Ngắm trăng đến với Bác thật hồn nhiên:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Thật ra trăng đến lúc nào cũng không rõ. Nó có được chờ đợi đâu. Đột ngột nó hiện ra và lập tức nhà thơ lúng túng. Trăng ở đây không như một người khách trọ, mà vốn là một người bạn tri kỉ, tri âm. Bạn đến chơi phải tiếp bạn. Nhưng tiếp bạn thế nào cho phải. Ta nhớ đến Nguyễn Khuyến cùng cái bối rối đáng yêu ("Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa"). Còn trong trường hợp của Bác: không hoa, không rượu. Trong thơ truyền thống: ngắm trăng phải có rượu, có hoa tạo nguồn cảm hứng: Có rượu không có bạn – Một mình chuốc dưới hoa – Cất chén mời trăng sáng… (Lí Bạch) (Tương Như dịch). Cái bối rối rất thi nhân của Người chính là từ truyền thống văn chương rất phương Đông ấy. Trăng đến rồi, rượu, hoa biết kiếm đâu ra ? Sự bất đắc ý vì thất lễ với trăng thể hiện không chỉ ở sự kiếm tìm mà còn có phần bực dọc. Nhưng một khoảnh khắc nghĩ ra: hoàn cảnh sống của Bác là ở trong tù. Ấy thế mà có lúc Người quên bẵng nó đi. Vậy cái bực dọc vừa nêu, Bác đã có thể tự giải thích, tự thanh minh, câu thơ trách mình thành ra phàn nàn hoàn cảnh. Vì hoàn cảnh mà đã "không rượu cũng không hoa", để Bác không có chút gì đãi bạn. Có người hiểu cái bối rối này ở câu hai, "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ", nhưng thực ra nó ở ngay câu thứ nhất. Nếu câu một là hành động, là cử chỉ (tìm kiếm) thì câu hai chỉ gọi nó thành tên. Cái tên ấy trong bản dịch thơ lại không sát nghĩa ("Đối thử lương tiêu nại nhược hà"). Dù thế, hai câu ấy vẫn hay, cái hay của khúc dạo đầu ("Vặn đàn mấy tiếng dạo qua – Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay" – Tì bà hành – Bạch Cư Dị). Cái kì diệu của văn chương là thế, nói đến văn chương là nói đến sự mê đắm, nói đến chất men say.
Về cách hiểu hai câu này, có người nghĩ: "Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy đã cho thấy người tù này không hề vướng bận bởi những điều kiện về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp". Nói "không vướng bận", "vẫn ung dung" thì ra con người Hồ Chí Minh hoặc đơn giản, hoặc sắt đá, vô tình. Chúng ta đều biết: trước khi là lãnh tụ và cả khi đã là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh vẫn là một con người bình thường như tất cả chúng ta chứ không là thần thánh. Chính vì không lạ thần thánh, thơ Người mới có khả năng truyền dẫn đến tâm hồn, tâm trí chúng ta. Sự vĩ đại của Bác chính là ở chỗ: cái có ở chúng ta đều có ở Người. Nếu tinh ý mà nhìn thì giữa hai câu đầu bài thơ với hai câu cuối bài thơ có một khoảng trống. Vì phải có rượu có hoa để hội ngộ. Nay, "Trong tù không rượu cũng không hoa", ấy thế mà cuộc đàm tâm tri kỉ ấy vẫn diễn ra:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Thì ra đến bây giờ ta mới hiểu: qua cái bối rối ban đầu, Người quên hết mọi nghi thức, không còn băn khoăn đến hoa, đến rượu thông thường cần phải có. Đúng như kiểu "Bác đến chơi đây, ta với ta" (Nguyễn Khuyến). Đối đãi với trăng chỉ có một tấm lòng, một chờ đợi từ lâu, bây giờ bất ngờ gặp lại. Tấm lòng ấy, sự chờ đợi ấy đã vượt lên cảnh ngộ của riêng mình, vượt lên tù ngục. Có người xem đây là một "cuộc vượt ngục về mặt tinh thần". Kể ra cũng đúng, đúng về mặt ý chí, nhưng nó chưa đúng về phương diện con người hồn nhiên chẳng bao giờ tỏ ra là mình khác người, mình "lên gân" cả. Sẽ phạm phải sai lầm khi tách con người Bác và thơ Bác ra khỏi hai phạm trù lúc nào cũng gắn bó với nhau: vừa lớn lao vừa bình dị, bình dị như không có gì lớn lao, chính vì thế mà rất lớn lao. Hai câu cuối của bài thơ được khơi nguồn từ trước đó, nay đã dẫn đến cao trào. Nó chính là sự tròn đầy, viên mãn, một tột đỉnh thi nhân. Người ngắm trăng, trăng ngắm người qua tấm song sắt nhà lao. Nói về cái cửa sắt nhà tù, nó không giống với cái cửa sổ thông thường, càng không giống với cái cửa sổ thơ trông thơ Bác sau này ("Trăng vào cửa sổ đòi thơ" – Tin thắng trận). Bởi nó nặng nề, u ám lắm :
Anh đứng trong cửa sắt,
Em đứng ngoài cửa sắt;
Gần nhau trong tấc gang,
Mà hiển trời cách mặt.
(Vợ người bạn tù đến thăm chồng – Nhật kí trong tù) Vì vậy đừng nên hiểu: "qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghe lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, công bất chấp song sắt thở bạo của nhà tù…", bởi cách nói, cách nghĩ này có một phần cứng nhắc, khiên cưỡng. Sao người tù lại không bận tâm đến cánh lao tù? Con người lão thực Hồ Chí Minh không bao giờ viển vồng như thế. Chỉ có điều: giữa hai thế lực, một kìm giữ, một bay bổng, cái nào mạnh hơn ở vào thời điểm ấy? Rõ ràng là sức bay bổng mạnh hơn, để người tù trong một phút đã quên đi cảnh ngộ lao tù, quên đi tấm song sắt nhà tù, chỉ còn một đắm say, một hạnh phúc. Giữa người tù thi sĩ và trăng tuy vẫn bị ngăn cách – mà tác giá vẫn có ý thức về sự cách ngăn (chữ song vẫn định vị, vẫn bướng bỉnh, gan lì ở vị trí không đổi trong hai câu ba và bốn), chỉ có diều nó không buộc trói được tâm hồn. Với nhà thơ, nó vừa là ý thức vừa là tâm thức ("Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao"). Cái cách nhà thơ chiến thắng hoàn cảnh, một mặt do tình yêu thiên nhiên, do sức mạnh của tâm hồn, một mặt cũng là do một phương châm tự dặn lòng mình như thế. Ở hai câu thơ tuyệt bứt trong bài thơ được sáng tác bằng thi pháp phương Đông này, cần chú ý nhiều đến phép đối. Cũng trong tập nhật kí bằng thơ này, phép đối ấy có khi được thể hiện trong một câu như "Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân" (Núi ấp ôm mây, mây ấp núi), còn ở đây là trong hai câu. Và đối rất chinh đến từng ý, từng lời. Nếu đọc lại nguyên bản chữ Hán:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Hai nhân vật trữ tình luôn luôn đối xứng trong sự giao cảm vận hành: người – trăng (câu 3) trăng – người (câu 4). Một chữ "khán" vì sao trở thành điệp ngữ trong thơ, nếu không xuất phát từ luật đối xứng? Và ở đây cũng phải khen cho người dịch thơ trong việc chọn chữ. Khán thì có thê dịch là "xem" (như trong khán đài, khán giả) nhưng như thế có sự cách bức, phân chia, nhất là một phía: một chủ động, một bị động. Còn ở đây, cả người và trăng đều chủ động như nhau, đều nhìn nhau không chán mắt. Vậy chữ "ngắm" trong bản dịch là đắc địa, là thấu lí, là đạt cái hồn của nguyên tác. Còn một chi tiết rất nên chú ý: vì sao ở nhân vật "trăng", trong hai câu không có gì thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể (nguyệt và minh nguyệt), còn nhân vật người tù lại có sự thay đổi, từ "người" đến "nhà thơ" (nhân – thi gia)? Như ta đã biết, trong tập thơ Nhật kí trong tù, Bác ít khi dùng chừ "thi gia", nhất là tự nhận mình là thi gia như thế. Người thường dùng chữ "tù nhân", cao hơn một chút là "hành nhân", nếu có một chút cảm hứng thì cũng là "hành nhân thi hứng" (Giải đi sớm). Thế mà ở đây, Bác lại chọn đại từ nhân xưng là thi nhân. Không bằng lòng với những cách gọi lâu nay (tù nhân, chinh nhân, hành nhân), cao hứng đến tột cùng, Bác tự nhận là thi nhân – một thi nhân như mọi thời đại thi nhân, như thế mới đối diện được với nhân vật đàm tâm xứng đáng. Bác có vẻ như tự đề cao mình (một trường hợp hiếm hoi) nhưng thực ra là không phải. Chẳng qua là một cách đề cao trăng mà nâng mình lẽn ngang tầm để tri âm, đồng điệu. Ngắm trăng – dù là ngắm trăng trong tù không thể là một tù nhân. Dưới cái vẻ tù nhân ấy phải cao quý, thanh sạch một tâm hồn thi nhân thì cuộc hạnh ngộ với trăng mới không lỗi nhịp.
Thực ra tình yêu mến thiên nhiên, không phải đến Nhật kí trong tù mới có, mà có từ trước thơ Bác rất lâu ("Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp – Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"). Nhưng đến thơ Bác thì thời đại đã đổi thay, nhiều quan điểm cũ đã không còn. Ấy thế mà thiên nhiên với thơ Bác, với tấm lòng của Bác luôn luôn chung thuỷ như một người bạn đồng hành. Điều ấy lớn lao đến đâu còn dành cho những công trình khám phá.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 3
Ngắm trăng (nguyên tác chữ Hán là Vọng nguyệt) là một đề tài rất quen thuộc trong thơ cổ phương Đông. Trăng là một hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp trong sáng, thanh khiết của thiên nhiên và ngắm trăng là một cách để thể hiện tình cảm với thiên nhiên, để giao cảm với thiên nhiên.
Trong thơ Bác Hồ, trăng cũng luôn có mặt và là một người bạn gần gũi, thân mật với nhà thơ.
Thi nhân xưa khi thưởng trăng thường là trong tâm trạng thanh thản, thoải mái, trong cảnh nhàn nhã, thảnh thơi. Khi ngắm trăng, thi nhân xưa thường có hoa, rượu để cuộc thưởng trăng thêm vui vẻ, mĩ mãn.
Ở đây, Bác Hồ ngắm trăng trong một hoàn cảnh khác thường:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Câu thơ cho thấy hoàn cảnh ngặt nghèo của nhà thơ trong tù, nhưng cũng cho thấy con người này quả là một “tao nhân mặc khách” nên trước cảnh trăng đẹp đã nghĩ đến cách thưởng trăng tao nhã của người xưa.
Câu thơ thứ hai bộc lộ rõ chất nghệ sĩ đích thực trong tâm hồn Hồ Chí Minh: Trước cảnh trăng đẹp như đêm nay mà không có rượu và hoa để đón trăng, để tỏ bày sự trân trọng với người bạn tri âm ấy (Thơ Lý Bạch: Cử bôi yêu minh nguyệt – Cất chén mời trăng sáng). Thi nhân không thể không cảm thấy xốn xang và cả một chút bôi rối trong lòng (nguyên tác câu thơ: “Đôi thử lương tiêu nại nhược hà” có nghĩa là trước cảnh đẹp đêm nay, biết làm thế nào?)
Một cuộc vượt ngục bằng tinh thần để giao cảm với trăng.
Hai câu cuối của bài thơ tả tư thế, hành động của thi nhân và của trăng trong hai câu thơ đối ứng thật cân ở mỗi câu và giữa hai câu.
Giữa trăng và thi nhân vẫn hiện ra những song sắt lạnh lẽo của nhà tù. Nhưng nó đã không thể ngăn cản được sự giao cảm của con người và thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ đã vượt thoát khỏi cái không gian chật hẹp tù túng của nhà tù mà bay lên giao hoà cùng trăng sáng trong bầu trời tự do. Trăng lúc này không chỉ là biểu tượng của cái đẹp thanh khiết mà còn là biểu tượng của tự do. Quả là với câu thơ này, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc vượt ngục bằng tinh thần.
Còn vầng trăng? Cũng đúng là trăng tri kỉ của thi nhân, trăng cũng vượt qua song sắt, mà tìm đến nhà thơ.
Hai câu thơ trong nguyên tắc vừa có đối xứng trong mỗi câu (tiểu đối) lại vừa đôi giữa hai câu, biểu thị được sự hoà hợp, tình cảm gần gũi giữa thi nhân và con người.
Tóm lại, hai câu đầu: hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù vẫn không thể làm cho Người không rung động xốn xang trước cảnh trăng đẹp. Nhà thơ nghĩ đến rượu và hoa là thể hiện sự trân trọng với trăng đẹp. Bởi đó là cách thưởng trăng tao nhã của các tao nhân mặc khách thời trước. Sự băn khoăn, chút bối rối của nhà thơ ở câu thứ hai (trước cảnh trăng sáng đẹp đêm nay, biết làm gì đây?)
Ở hai câu 3 và 4. Tâm hồn nhà thơ đã vượt qua song sắt của nhà tù để hương tới vầng trăng; và mặc dù không có hoa, có rượu để thưởng ngoạn cùng trăng, ở đây con người và vầng trăng có được sự gặp gỡ, gần gũi, thân thiết. Lòng yêu trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh đã vượt lên mọi điều kiện ngặt nghèo của hoàn cảnh trong tù, vượt qua sự ngăn cách của song sắt phòng giam mà đạt được sự giao cảm cùng vầng trăng.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Bài số 4
Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muôn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”
Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” – “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại h