Phạm Văn Nghị 范文誼 (1805-1884) hiệu Nghĩa Trai 義齋, là một nhà giáo, nhà thơ và là một vị quan nhà Nguyễn theo đường lối kháng Pháp tại Việt Nam. Ông quê xã Tam Đăng, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Là con của một ông đồ nghèo, nhưng nhờ chăm chỉ học nên năm 1826, ông đỗ tú tài, năm 1837 đỗ cử nhân và năm sau (1838, lúc 33 tuổi) đỗ Hoàng Giáp, nên còn được người đời gọi là ông Hoàng Tam Đăng.
Sau khi đỗ đạt cao, ông được sung chức Tu soạn viện Hàn lâm rồi Tri phủ Lý Nhân. Ở đấy, hễ dân có việc tranh tụng, thì ông thường lấy điều nhân nghĩa để khuyên bảo; vậy mà, có lúc ông bị giáng đến ba cấp, sau lại được trở về Biên tu ở Quốc sử quán. Năm 1845, ông cáo bệnh từ quan về nhà mở trường dạy học. Nơi ông ở gần cửa biển Đại An, thấy đất gần cửa biển bỏ hoang, ông bèn chiêu tập người cùng làng đến khai khẩn, lập ấp, đặt tên mới là trại sĩ Lâm. Năm 1857, ông lại được mời ra giữ chức đốc học Nam Định (nay gồm hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
Năm Tự Đức thứ 11 năm Mậu Ngọ (ngày 1 tháng 9 năm 1858), Pháp đánh chiếm Sơn Trà (Đà Nẵng), dù đang có bệnh, Phạm Văn Nghị vẫn quyết định tạm giao công việc cho bạn đồng khoa là tiến sĩ Doãn Khuê, gửi Trà Sơn kháng sớ (Sớ kháng nghị việc Sơn Trà) lên vua, rồi cùng học trò và một số sĩ phu yêu nước ở Nam Định, lập ngay một đội quân nghĩa dũng gồm 365 người để xin vua cho vào Đà Nẵng đánh Pháp. Nhưng khi đội quân nghĩa dũng tới Huế, thì quân Pháp đã rút khỏi Đà Nẵng để vào đánh Gia Định. Vua Tự Đức không chuẩn y sớ của ông xin tiếp tục được vào Nam đánh đuổi ngoại xâm, mà chỉ ban lời khen ngợi, nên ông đành phải quay về. Tuy vậy, nghĩa cử này đã làm rúng động cả sĩ phu Nam Bắc. Về tới đất Bắc, Phạm Văn Nghị tiếp tục làm chức việc cũ. Khi ấy, có nhóm thổ phỉ người Trung Quốc tràn sang quấy nhiễu ở vùng Đông Bắc, ông đem ngay số nghĩa dũng vừa chiêu mộ được, đến đóng giữ ở đồn Thượng nguyên vài tháng, khi yên mới thôi. Triều đình thăng ông làm Hàn Lâm viện Thị giảng Học sĩ, nhưng vì bệnh nên lại xin nghỉ. Năm 1866, ông được sung chức Thương Biện, đóng quân ở Hà Cát để trông coi vùng biển. Năm 1873, ông lại thăng Thị độc Học sĩ, được ban thẻ bài bằng vàng. Mùa đông năm ấy, Pháp đem quân đánh chiếm Hà Nội, rồi đánh luôn Nam Định. Bấy giờ tuy đã 68 tuổi, Phạm Văn Nghị vẫn tổ chức dân binh chặn đánh đối phương ở ngã ba Độc Bộ. Do quân ít, chống không nổi, ông cho rút nghĩa quân về lập căn cứ ở Yên Hàn (Ý Yên). Khi hiệp ước Giáp Tuất được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874, trong đó có điều khoản triều đình Huế phải giao đứt toàn bộ Nam Kỳ cho Pháp. Biết được tin này, ông bực tức, buồn bã viện cớ tuổi cao, xin về dưỡng lão, mặc dù ông vừa được sung làm Thương Biện Nam Định.
Sau triều đình truy xét lại việc để thành Nam Định bị thất thủ, Phạm Văn Nghị bị tước đoạt hết mọi chức tước, bổng lộc. Ông về ở ẩn, sống đạm bạc, nơi động Hoa Lư, Ninh Bình, lấy hiệu là Liên Hoa Động Chủ. Năm 1884, ông mất vì già yếu. Hay tin, vua chuẩn cho được phục lại nguyên chức hàm cũ là là Thị độc Học sĩ.
Phạm Văn Nghị 范文誼 (1805-1884) hiệu Nghĩa Trai 義齋, là một nhà giáo, nhà thơ và là một vị quan nhà Nguyễn theo đường lối kháng Pháp tại Việt Nam. Ông quê xã Tam Đăng, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Là con của một ông đồ nghèo, nhưng nhờ chăm chỉ học nên năm 1826, ông đỗ tú tài, năm 1837 đỗ cử nhân và năm sau (1838, lúc 33 tuổi) đỗ Hoàng Giáp, nên còn được người đời gọi là ông Hoàng Tam Đăng.
Sau khi đỗ đạt cao, ông được sung chức Tu soạn viện Hàn lâm rồi Tri phủ Lý Nhân. Ở đấy, hễ dân có việc tranh tụng, thì ông thường lấy điều nhân nghĩa để khuyên bảo; vậy mà, có lúc ông bị giáng đến ba cấp, sau lại được trở về Biên tu ở Quốc sử quán. Năm 1845, ông cáo bệnh từ quan về nhà mở trường dạy học. Nơi ông ở gần cửa biển Đại An, thấy đất gần cửa biển bỏ hoang, ông bèn chiêu tập người cùng làng …
Câu đối
Thơ chữ Hán
Thơ chữ Nôm