Nguyễn Hoàn (1713-?) tự là Thích Đạo, tước Thuỵ Trạch hầu, rồi lại được phong Hoàn quận công, sinh năm Vĩnh Thịnh 9 (1713) ở xứ Hàng Dầu thuộc kinh đô, thuộc dòng dõi họ Hà ở xã Hương Khê, tổng Yên Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, đến đời cha sang làm con nuôi họ Nguyễn ở xã Lan Khê cùng tổng.
Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng. Từ nhỏ, Nguyễn Hoàn nổi tiếng thông minh, hiếu học, đỗ giải nguyên năm 1732, năm sau thi hội đậu tam trường. Năm 1743, ông đậu tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Sau khi đậu tiến sĩ hai năm, ông được thăng Tư giảng. Năm 1751, khi bàn công đánh giặc, ông được thăng Hàn lâm hiệu thảo, rồi được thăng dần các chức Thiêm sai phủ liêu, Hàn lâm hiệu lý, Phủ doãn Phụng Thiên, Đông các đại học sĩ. Năm 1767, Minh Vương Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm nối ngôi, thăng và ban chức tước cho trăm quan, ông được thăng Hữu tham tụng phụng tu quốc sử. Khi Tĩnh Vương kế nối vương vị, Nguyễn Hoàn được thăng Hữu thị lang bộ binh, rồi Thượng thư bộ hình. Năm 1771, ông được vào chầu Kinh diên, lại kiêm Quốc tử giám. Khi làm quan, ông đặc biệt lưu tâm đến việc đào tạo nhân tài, luôn chú ý đến việc tu sửa nhà Thái học. Năm 1777, ông được thăng Thái phó quốc lão tham dự triều chính rồi về hưu năm đó, nhưng chỉ mấy tháng sau lại được gọi ra làm Tham tụng, Phụ quốc công thần.
Năm 1789, Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi vạn quân Thanh. Lê Chiêu Thống cùng tám viên quan bỏ nước chạy theo tàn quân của bọn xâm lược, ông không theo mà ở lại. Tây Sơn Nguyễn Huệ mời ông cùng một số nho thần ra yết kiến. Năm đó ông đã 77 tuổi. Ông viện cớ tuổi già sức yếu xin được nghỉ vui cảnh điền viên.
Nguyễn Hoàn cũng như cha ông không chỉ làm quan to mà còn viết sách, làm thơ. Năm 1758, khi còn làm quan giảng, ông đã dâng lên Thế tử Trịnh Sâm Thập châm 10 bài châm. Sau ông còn dâng các sách "Tiềm long thực lục" và "Kim giám tập".
Nguyễn Hoàn còn tham gia trông coi việc biên soạn Quốc sử tục biên (Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1676-1739). Ông Hiệu chính sách Đỉnh khiết lịch triều đăng khoa lục (11) (ký hiệu Thư viện Viện Hán Nôm VHv.2140). Ông soạn nhạc chương phần "Lương Mục Vương", một trong năm bài nhạc chương trong "Cổ Lê nhạc chương thi văn tập lục" (ký hiệu Thư viện Viện Hán Nôm VHv.2658). Bài nhạc chương này được viết bằng chữ Nôm, thể lục bát, gồm 10 câu. Ông soạn văn bia "Quỳnh Phúc tự bi ký", thác bản còn lưu giữ tại Thư viện Viện Hán Nôm, bia số 850-851.
Thơ Nguyễn Hoàn đa dạng về thể loại: song thất lục bát, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn; phong phú về chủ đề: tiễn tặng, hoạ đáp, đề vịnh, răn dạy, tả cảnh, tả tình...
Nguyễn Hoàn (1713-?) tự là Thích Đạo, tước Thuỵ Trạch hầu, rồi lại được phong Hoàn quận công, sinh năm Vĩnh Thịnh 9 (1713) ở xứ Hàng Dầu thuộc kinh đô, thuộc dòng dõi họ Hà ở xã Hương Khê, tổng Yên Định, huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, đến đời cha sang làm con nuôi họ Nguyễn ở xã Lan Khê cùng tổng.
Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng. Từ nhỏ, Nguyễn Hoàn nổi tiếng thông minh, hiếu học, đỗ giải nguyên năm 1732, năm sau thi hội đậu tam trường. Năm 1743, ông đậu tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Sau khi đậu tiến sĩ hai năm, ông được thăng Tư giảng. Năm 1751, khi bàn công đánh giặc, ông được thăng Hàn lâm hiệu thảo, rồi được thăng dần các chức Thiêm sai phủ liêu, Hàn lâm hiệu lý, Phủ doãn Phụng Thiên, Đông các đại học sĩ. Năm 1767, Minh Vương Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm nố…