Petőfi Sándor

Petőfi Sándor (1823-1849) là thi hào dân tộc Hungary. Ông sinh ở Kiskőrös và mất ở Segesvár. Cha mẹ ông đều là nông dân. Thuở nhỏ, Petőfi được ăn học ở quê và nhiều nơi trong nước, kể cả thủ đô Budapest. Năng khiếu thơ của Petőfi được bộ lộ từ rất sớm nhưng ông cũng lại rất say mê sân khấu. Tháng 9-1846 Petőfi quen Szendrey Júlia ở Erdély, con gái một nhà quý tộc cao sang. Cả hai rất yêu nhau và ông đã ngỏ lời cầu hôn nàng song cha nàng từ chối quyết liệt. Vào ngày 8-9 nhân kỷ niệm một năm quen nhau, họ làm đám cưới mà không có mặt gia đình nhà gái. Khi cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc bị đàn áp, Petőfi đã từ giã vợ con, gia nhập đội quân quốc tế chiến đấu vì tự do của các dân tộc do tướng Bem-gốc người Ba Lan chỉ huy chống Áo. Petőfi đã hi sinh. Nếu ai đó nói bằng tiếng Hung từ “thi sĩ”, người đó trước hết đã nghĩ đến Petőfi. Kể từ khi bước chân vào văn đàn, ông hiện diện không ngừng ở đó. Ông là tấm gương và là thước đo. Đã và vẫn có thể bắt chước ông, cũng như đã và vẫn có thể tránh mọi thứ khiến ta nghĩ đến phong cách của ông, nhưng bất cứ một nhà thơ nào viết bằng tiếng Hung, không thể tránh được mối tương giao tinh thần với ông. Những bài phê bình, nghiên cứu, sách vở viết về ông chứa đầy cả một thư viện, từ những góc nhìn mới, thời nào người ta cũng nói thêm được nhũng điều mới về ông. Một phần thi nghiệp của ông chẳng những được biết đến rộng rãi, mà còn trở thành những bản dân ca mà ai cũng thuộc, chỉ có điều nhiều người không biết đó là của ông. Không thể biết tiếng Hung, nếu không thuộc ít nhất dăm bảy khổ thơ Petőfi. Và cuối cùng, ông là thi sĩ vĩ đại nhất của Hungary trên trường quốc tế: nếu một người ngoại quốc có chút hiểu biết văn hóa nghe đến từ “văn học Hung”, trước tiên, họ phải nghĩ đến Petőfi! (Trích lời giới thiệu Thi Hào của báo Nhịp cầu thế giới - Hungary) Petőfi Sándor (1823-1849) là thi hào dân tộc Hungary. Ông sinh ở Kiskőrös và mất ở Segesvár. Cha mẹ ông đều là nông dân. Thuở nhỏ, Petőfi được ăn học ở quê và nhiều nơi trong nước, kể cả thủ đô Budapest. Năng khiếu thơ của Petőfi được bộ lộ từ rất sớm nhưng ông cũng lại rất say mê sân khấu. Tháng 9-1846 Petőfi quen Szendrey Júlia ở Erdély, con gái một nhà quý tộc cao sang. Cả hai rất yêu nhau và ông đã ngỏ lời cầu hôn nàng song cha nàng từ chối quyết liệt. Vào ngày 8-9 nhân kỷ niệm một năm quen nhau, họ làm đám cưới mà không có mặt gia đình nhà gái. Khi cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc bị đàn áp, Petőfi đã từ giã vợ con, gia nhập đội quân quốc tế chiến đấu vì tự do của các dân tộc do tướng Bem-gốc người Ba Lan chỉ huy chống Áo. Petőfi đã hi sinh. Nếu ai đó nói bằng tiếng Hu… Giăng Dũng sĩ - János Vitéz Petőfi Sándor và mối tình bi thương 12 ngày Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 04/08/2007 23:30 Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 04/08/2007 23:46 Tác giả: Hoàng Linh Đầu năm 1845, giới trí thức, văn nghệ sĩ Pest (*) xôn xao chuẩn bị cho một tang lễ đặc biệt: ngày 7-1, Csapó Etelke, cô thiếu nữ xinh xắn chưa đầy 15 tuổi đột ngột qua đời. Tên tuổi Etelke được ghi vào văn học sử Hungary vì những ngày cuối đời, số phận đã đưa đẩy cô đến với một chàng trai 22 tuổi, Petőfi Sándor, người về sau được tôn vinh như một anh hùng dân tộc, thi hào bậc nhất của nước Hung thế kỷ XIX (**). * Csapó Etelke là em vợ Vachott Sándor, một nhà ngôn ngữ, nhà thơ và chính khách đương thời. Mùa đông năm 1843, Vachott Sándor gặp gỡ Petőfi (kém ông 5 tuổi) tại Quốc hội Pozsony (nay là Bratislava), khi đó nhà thơ trẻ đang phải bôn ba kiếm sống, thử sức trên cương vị đưa tin, viết phóng sự cho báo. Lâm vào cảnh thiếu thốn trầm trọng, Petőfi đã được Vachott hào hiệp giúp đỡ. Vachott Sándor có người anh trai là Vahot Imre, chủ tạp chí "Thời trang Pest" (Pesti Divatlap); thông qua mối quan hệ quen biết này, chàng trai Petőfi Sándor được nhận vào làm trợ lý biên tập tại tờ báo. Ở đây, Petőfi đã sáng tác trường ca lớn “Hiệp sĩ János” (János vitéz) trong vòng 6 ngày! Cuối năm 1844, Petőfi trở thành một thi sĩ có tiếng. Mùa Giáng sinh năm đó, chàng trai được gia đình Vachott mời đến bữa tối: các đồng nghiệp muốn an ủi Petőfi vì trước đó 3 ngày, anh bị đả kích vì những vần thơ bị coi là quá dân dã, và vì anh hay nhắc đến mình trong đó. Không chịu lùi bước, Petőfi “trả đũa” với bài “Thế giới và tôi” (A világ és én), nhưng hẳn nhà thơ trẻ đã trút hết bực tức và sầu muộn khi được gặp Csapó Etelke, cô em gái dễ thương của gia đình chủ nhà, tại bàn tiệc. Theo đúng những “thủ tục” thịnh hành đương thời, bà chủ nhà Vahot Sándorné và cô em gái Csapó Etelke đã xin thi sĩ “lưu bút” trong cuốn sổ lưu niệm của họ. Với Vahot Sándorné, Petőfi có một nhận xét vui: anh trách bà chủ nhà đã khiến ông chồng quá hạnh phúc và viên mãn, khiến ông không còn làm được thơ nữa, thậm chí, còn phải vò đầu bứt tai để có cảm hứng cho những bài thơ “mùi mẫn”. Còn trong sổ lưu niệm của cô thiếu nữ Etelke, nhà thơ để lại những dòng lạ lùng, như thể một linh cảm không giải thích nổi: “Nếu những dòng chữ đen tối mà anh ghi lại sau đây, / Lại trở thành phận hẩm mà em phải chịu: / Anh sẽ cất bút, không viết, dù nếu như vậy / Mỗi nét chữ của anh, có giá là một quốc gia.” Định mệnh thật khắc nghiệt: chỉ 12 ngày sau, Etelke đột ngột qua đời sau một cơn cảm lạnh (có lẽ cô còn bị quá sức vì những chuẩn bị cho ngày vui lớn và linh đinh, dự tính sẽ được tổ chức nhân sinh nhật cô sau đó ít ngày). Thi thể Etelke được người anh rể Vachott Sándor và Petőfi đặt vào quan tài. Nhiều năm sau, bà Vachott Sándorné cho in một số hồi tưởng, ghi lại những tư liệu rất quý cho hậu thế về câu chuyện tình 12 ngày giữa Petőfi và Etelke, cũng như về tình bạn của nhà thơ với gia đình Vachott. Qua đó, chúng ta được biết rằng, hai tuần sau cái chết của Etelke, Petőfi dọn đến ở phòng của cô trong căn nhà gia đình Vachott; tại đây, và tại nghĩa trang ở đường Váci - nơi nhà thơ thường đến trầm tư bên mộ phần của Etelke, bất kể ngày hay đêm -, xúc cảm trước sự ra đi quá sớm của cô gái bạc mệnh, Petőfi đã cho ra đời chùm thơ khóc thương với tựa đề “Những chiếc lá bách từ mộ phần Etelke” (Cipruslombok Etelke sírjáról), gồm 34 bài. Giới nghiên cứu về cuộc đời và thi nghiệp của Petőfi, cho đến nay, vẫn đặt câu hỏi: có thể có một cuộc tình thực sự trong vòng chưa đầy 2 tuần, giữa nhà thơ và một thiếu nữ 15 tuổi, mà Petőfi có lúc gọi bằng “đứa trẻ dễ thương với những lọn tóc quăn vàng ánh”? Hay đây là một “mộng ước yêu đương bị dồn nén”, theo thi hào Illyés Gyula, người từng tìm tòi và viết sách về Petőfi? Sự nghi ngờ ấy là có cơ sở vì khi làm quen với Etelke, Petőfi đã là một người đàn ông “trưởng thành” 22 tuổi (theo cách đánh giá đương thời), đã trải qua nhiều mối tình “chợt đến, chợt đi” với những Klári, Amália, Emilia, Róza, Matild, Annikó, Zsuzsika (thậm chí, cả tình cảm vô vọng với nữ bá tước Dessewffy), mà mối tình nào cũng để lại những thi phẩm bất hủ. Ở ngưỡng 20, chàng thi sĩ trẻ giàu cảm xúc Petőfi, ngay sau khi bị “hút hồn” bởi một cô gái dễ mến, đã có thể cho ra đời những vần thơ tình đầu tiên vào buổi tối, như ở trường hợp các thi phẩm “Gửi Zsuzsika” (Zsuzsikához), “Gửi Matild” (Matildhoz), “Biển tình anh thét gầm” (Szerelmem zúgó tenger), v.v... Xuất phát từ nhu cầu nội tại ấy của nhà thơ, GS Horváth János - tác giả cuốn chuyên khảo “Petőfi Sándor” (Budapest, 1926) - đã diễn đạt như sau về mối tình với Etelke: Petőfi phải lòng một cô gái đã qua đời! Nhà nghiên cứu Gyulai Pál (em đồng hao của Petőfi), trong một công trình về Petőfi (năm 1854), thì “nhẹ tay” hơn: „Anh tôi phải lòng Etelke đúng vào lúc cô ấy vừa mất”. GS Horváth János cho rằng nhà thơ chưa đủ thời gian để có một mối tình thực sự, nên tập thơ “Những chiếc lá bách…” thật ra là sự tự kỷ ám thị, là sự mộng tưởng của người thi sĩ, tóm lại, là một tình cảm mang thi vị văn chương thì đúng hơn. Điều đáng nói ở đây là, nhiều thi phẩm trong số 34 bài thơ đượm màu tang tóc và bi thương của Petőfi, mặc dù bị văn giới đánh giá và nhìn nhận nghiêm ngặt như thế, vẫn chứng tỏ thiên tài của một thi sĩ ngay từ khi ông còn trẻ. GS Horváth János đã chọn ra 4 câu thơ sau trong tập “Những chiếc lá bách…” - được coi là những viên ngọc - để chứng tỏ điều đó: Có gì đẹp, có gì hay trên chiếc giường tử thần ấy? Như rạng sáng ban mai, khi cánh thiên nga chói lọi bay lên Như màn tuyết phủ tinh khôi trên cánh hồng đông giá Lay động phía bên trên là tử thần trắng. (“Nếu trong đời em...”, Pest, tháng 1/2-1845) Ghi chú: (*) Khi đó Buda và Pest còn là hai thành phố riêng rẽ hai bên bờ sông Duna (Danube), và chỉ được hợp nhất thành Budapest (cùng Óbuda) vào năm 1873. (**) Các nhà phê bình văn học cho rằng trong trường phái Lãng mạn thế kỷ XIX, Petőfi thuộc hàng những tên tuổi sán lạn nhất, cùng Byron, Shelley, Heine, Puskin, Miekiewicz và Victor Hugo. Grimm còn đi xa hơn nữa, khi khẳng định nền văn học thế giới có 5 thiên tài, là Homer, Shakespeare, Goethe, Mistral và Petőfi. Tác giả: Hoàng Linh, Nhịp cầu thế giới - Hungary. "Xin anh đừng hỏi vì sao Tên anh em để lẫn vào trong thơ..." ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Petőfi Sándor, thi sĩ của tự do và ái tình Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 08/01/2008 00:01 Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 08/01/2008 00:03 Tác giả: Trần Lê “Nếu ai đó nói bằng tiếng Hung từ “thi sĩ”, người đó trước hết đã nghĩ đến Petőfi. Kể từ khi bước chân vào văn đàn, ông hiện diện không ngừng ở đó. Ông là tấm gương và là thước đo. Đã và vẫn có thể bắt chước ông, cũng như đã và vẫn có thể tránh mọi thứ khiến ta nghĩ đến phong cách của ông, nhưng bất cứ một nhà thơ nào viết bằng tiếng Hung, không thể tránh được mối tương giao tinh thần với ông. Những bài phê bình, nghiên cứu, sách vở viết về ông chứa đầy cả một thư viện, từ những góc nhìn mới, thời nào người ta cũng nói thêm được nhũng điều mới về ông. Một phần thi nghiệp của ông chẳng những được biết đến rộng rãi, mà còn trở thành những bản dân ca mà ai cũng thuộc, chỉ có điều nhiều người không biết đó là của ông. Không thể biết tiếng Hung, nếu không thuộc ít nhất dăm bảy khổ thơ Petőfi. Và cuối cùng, ông là thi sĩ vĩ đại nhất của Hungary trên trường quốc tế: nếu một người ngoại quốc có chút hiểu biết văn hóa nghe đến từ “văn học Hung”, trước tiên, họ phải nghĩ đến Petőfi!“ Đó là những từ trân trọng mà nước Hung đã dành cho Petőfi Sándor, nhà thơ, vị anh hùng dân tộc, một trong những người con ưu tú nhất của xứ sở này, mà độc giả Việt Nam đã có dịp biết tới qua những vần thơ hào sảng của thi phẩm “Tự do, Ái tình” (Szabadság, szerelem). * Cuộc đời Petőfi đã trở thành huyền thoại và hầu như, mọi người dân Hung đều biết tất cả về ông với sự sùng kính chân thành. Đời ông rộng mở và sáng tỏ như chính những vần thơ ông. Ai cũng biết Petőfi sinh vào đúng đêm Giao thừa năm 1823. Ai cũng biết sinh thời, trong 26 năm ngắn ngủi, Petőfi đã sáng tác hàng ngàn bài thơ với nhũng chủ đề như tình yêu, lòng yêu nước, yêu tự do, dân chủ, ý chí dân tộc quật cường…, và ông đã chứng tỏ sự xác tín trong tâm tình của mình bằng chính cuộc đời: tên tuổi ông gắn liền và rạng ngời với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc 1848, với mục tiêu đưa nước Hung trở thành một quốc gia độc lập, theo thể chế Cộng hòa. Ai cũng biết Petőfi hy sinh năm 1849 tại trận chiến chống quân Áo ở vùng Segesvár, trên tư cách một nhà cách mạng Hung mang tư tưởng cương quyết và cấp tiến nhất của thời đại ông sống, một thi sĩ của dân tộc, của châu Âu. Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi Petőfi đã được đưa vào hàng những văn sĩ lớn của châu Âu thời bấy giờ, những người mang trong mình ngọn lửa dân chủ, cách mạng, như Byron (Anh), Pushkin (Nga), Heiné (Đức), Mickiewicz (Ba Lan) và Viktor Hugo (Pháp). Và, nếu chỉ hạn chế trong khuôn khổ văn học, tất cả những gì diễn ra sau đó trong nền thi ca Hung đều có khởi nguồn và xuất xứ từ ông! Lần lại những trang lịch sử, Petőfi Sándor (tên thật là Petrovics Sándor) chào đời tại vùng Kiskőrös trong một gia đình lao động nghèo. Thuở nhỏ, ông học hành thất thường và đến năm 16 tuổi, bị cha từ, ông bắt đầu cuộc đời lang bạt của một lãng tử. Làm giúp việc tại Nhà hát Quốc gia, ông đã có những năm tháng lăn lộn với nghề kịch nghệ. 19 tuổi, ông đạt được thành công đầu tiên trong văn chương với bài thơ “Quán rượu” (A borozó). Cũng trong năm đó, lần đầu tiên, ông ký bút danh Petőfi dưới thi phẩm “Trên đất nước tôi” (Hazámban). Sống bần hàn, đói khát thường xuyên, nhiều bận, chỉ nhờ bạn bè giúp đỡ mà Petőfi Sándor mới thoát khỏi cảnh khốn cùng. Tuy nhiên, cũng nhờ cuộc đời phiêu bạt nay đây mai đó, ông có dịp đi bộ qua rất nhiều vùng - từ làng mạc đến thị thành - nước Hung, chứng kiến những cảnh đời bất hạnh và có những trải nhiệm mà ít người ở độ tuổi 20 như ông có được. Để rồi, trong những giờ khắc đầu của năm 1848 lịch sử, khi cả châu Âu rung chuyển vì những cuộc cách mạng dân chủ, Petőfi đã có trong mình những cảm xúc tràn đầy về tự do và tình yêu, như trong thi phẩm ngắn mà ông viết cho mình nhân ngày sinh nhật thứ 25 trước đó một năm: “Tự do và Ái tình - Vì các ngươi ta sống…” Vào khoảnh khắc ấy, ông thổ lộ: “Tôi cảm nhận cách mạng như chú cẩu cẩm nhận cơn địa chấn…” Và, trong những vần thơ rực lửa, Petőfi Sándor đón chờ cuộc cách mạng toàn cầu vì một xã hội dân chủ, công bằng, vì nền độc lập của những xứ sở. Petőfi Sándor đã đốt cháy mình trong cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi ông. Ngày 15-3-1848, “Ngày Petőfi” trong lịch sử Hung, trước Bảo tàng Quốc gia tại trung tâm thủ đô Budapest, thi sĩ đã đọc “Bài ca Dân tộc” (Nemzet dal), thi phẩm được coi là bài ca tượng trưng cho cuộc cách mạng dân chủ Hung. Đó là một khúc hát bi tráng và hào hùng, với ngôn từ ngắn gọn và mang âm hưởng hồi kèn chiến đấu, có sức mạnh như một đạo quân, trong trận chiến đòi các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, đòi quyền độc lập dân tộc. Vùng lên dân Hung Tổ quốc vẫy gọi Thời cơ đã đến Giờ, hay không bao giờ Sẽ là nô lệ Hay người tự do Câu hỏi là đây Bạn hỡi, lựa chọn! Hỡi thánh thần của người Hung Chúng con xin thề Sẽ không bao giờ chịu kiếp nô lệ!… Từ những trường học, những tiệm cà phê, cùng thi hào Petőfi và bản “Yêu sách 12 điểm”, giới trẻ học đường đã lao vào một cuộc cách mạng lãng mạn nhưng không cân sức. Giới quý tộc, đuợc sự trợ giúp của các thế lực quân sự nước ngoài, đã phản công dữ dội. Một cuộc chiến bảo vệ độc lập và tự do dân tộc diễn ra và Petőfi Sándor, nhà thơ với những thi phẩm thấm đẫm tình yêu nước và tự do, đã không muốn đứng ngoài cuộc, cho dù bạn hữu ông ngăn cản, không muốn ông phải liều mình. Và, điều xấu nhất đã xảy ra đối với Petőfi và dân tộc Hung: 6 giờ chiều ngày 31-6-1849, thi sĩ của tình yêu và lòng ái quốc đã ngã xuống trong một trận chiến ở vùng Segesvár, để lại đứa con thơ duy nhất vừa tròn nửa năm tuổi! Đất nước Hung, trong một thời gian dài, không thể tin và không muốn tin vào sự ra đi vĩnh viễn của người con ưu tú của mình. Nhiều huyền thoại đã được truyền tụng, rằng Petőfi không hy sinh, ông chỉ bị bắt và đi đày ở Siberia, rằng ông đã trở về… Illyés Gyula, nhà thơ nổi tiếng của Hung thế kỷ XX, một hậu duệ xuất sắc của Petőfi, đã viết như sau trong cuốn sách về Petőfi: “Các bạn có thể nói với một bà mẹ rằng con trai bà đã qua đời ở một miền xa xôi nào đó. Bà sẽ không tin. Và nếu bằng lý trí, với thời gian, bà đành bằng lòng với thực tế ấy, thì trong lòng bà, trái tim bà vẫn dội nên niềm hy vọng trước một nguồn tin ngược lại, cho dù nó vô lý đến đâu đi nữa, rằng con bà vẫn còn trên cõi đời này…“ * Thi ca và cuộc đời của Petőfi Sándor, vĩ nhân từ một xứ sở rất xa và lạ đối với Việt Nam, lại được biết đến rất sớm ở nước ta qua những bản dịch (với ngôn ngữ trung gian là tiếng Pháp) của nhiều nhà thơ Việt Nam như Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Tú Nam… Đặc biệt, mảng thơ của Petőfi về đề tài tình yêu và bổn phận ái quốc của người trượng phu thời ly lạc đã có ảnh hưởng rất lớn đến Phùng Quán, một gương mặt nổi bật của phong trào Nhân văn Giai phẩm thuở nào. Thi phẩm “Hôn” (1956) nổi tiếng của Phùng Quán, với những vần thơ rực lửa “Nhưng dù chết em ơi - Yêu em anh không thể - Hôn em bằng đôi môi - Của một người nô lệ“, là một ví dụ điển hình về sự đồng điệu giữa tình cảm và tâm thế của hai nhà thơ, hai dân tộc cách nhau một khoảng rất xa về địa lý. Tên tuổi và sự nghiệp Petőfi Sándor được đất nước và dân tộc Hung gìn giữ và trân trọng, tên ông được đặt cho một trong bảy cây cầu bắc qua sông Danube, và vô số đường phố trên lãnh thổ Hung. Bức tượng ông ở trung tâm thủ đô Budapest, nhìn ra sông Danube, vẫn thường có những bó hoa tươi của khách thập phương… Để kết thúc, mời bạn đọc theo dõi một thi phẩm xinh xắn - đã được dịch ra Việt ngữ - của Petőfi Sándor về tình yêu đôi lứa, để thấy rằng sự thể hiện tâm hồn và tình yêu của mọi dân tộc trên thế giới này cũng hàm chứa rất nhiều điểm tương đồng, giản đơn và nồng thắm. Đó là bài “Em yêu nhất mùa xuân” (Te a tavaszt szereted…), được sáng tác năm tác giả 23 tuổi, ba năm trước khi ông ra đi: Em yêu nhất mùa xuân Anh yêu nhất mùa thu Vì mùa xuân giống em Vì mùa thu giống anh Mặt em đỏ hồng hồng Là dáng hồng xuân đấy Ánh mắt em long lanh Như ánh trời thu vậy Nếu anh bước chân lên Một bước, rồi bước nữa Anh sẽ đến bên thềm Của mùa đông giá lạnh Nhưng nếu anh lùi về Còn em thì bước tới Ta sẽ gặp gỡ nhau Giữa mùa hè chói lọi. Trần Lê Nguồn: Nhịp Cầu Thế Giới online http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=227 "Xin anh đừng hỏi vì sao Tên anh em để lẫn vào trong thơ..." ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook Petőfi Sándor, nhà thơ ái quốc Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 08/01/2008 00:09 Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 24/10/2009 12:46 Tác giả: Thuỵ Anh Petőfi Sándor (tên thật là Petrovics) sống trên đời chỉ vẻn vẹn 26 năm, nhưng trong nền văn học Hungary, ông để lại dấu ấn thật lớn, có thể nói là khổng lồ nếu so sánh với tuổi tác của nhà thơ, với số lượng hơn 850 bài thơ và trường ca, một cuốn tiểu thuyết, ba truyện ngắn, hai vở kịch và nhiều bản dịch các tác phẩm lớn trên thế giới ra tiếng Hung. Đó là chưa kể đến kho tàng hàng trăm bức thư, những trang nhật ký, ghi chép trong các chuyến đi, những bài báo về đề tài chính trị và phê bình văn học khác… Tên tuổi của Petőfi được biết đến bắt đầu từ năm 1843, trong một trường hợp giống như huyền thoại. Năm đó, sau nhiều bôn ba trong cuộc đời, một ngày, chàng thanh niên Petőfi hoàn toàn tay trắng đã run lên vì lạnh trong một căn phòng không lò sưởi. Tràn trề thất vọng, trong một phút liều lĩnh, “như một con bạc đặt hết số tiền cược cuối cùng lên chiếu bạc” như chính lời nhà thơ kể lại), anh quyết định đến gặp Vörösmarty Mihály, một trong những nhà thơ danh giá nhất của Hungary lúc bấy giờ, để nhờ ông đọc những thi phẩm của mình. Chẳng ngờ, nhà thơ đã rất khích lệ anh và theo đề nghị của ông, một nhóm trí thức tiến bộ có tư tưởng đối lập ở Pest mang tên “Bút nhóm dân tộc” (Nemzeti Kör) đã đăng tải những thi phẩm này. Sự kiện ấy khiến Petőfi như được “lột xác”, trong khoảnh khắc, anh trở thành một người nổi tiếng. Không còn cảnh cóng lạnh bần hàn nơi căn phòng độc thân cũ kỹ nữa, và cũng từ đó, bắt đầu cuộc đời văn chương vinh quang và đau khổ, sướng vui và khó nhọc của một nhà thơ. Petőfi không chỉ là một nhà thơ. Ông là một nhà cách mạng, một chiến sĩ theo đúng nghĩa đen của từ này. Ông lao vào cuộc chiến 1848-1849, mưu cầu một xã hội dân chủ và công bằng cho dân tộc, bằng những vần thơ và bằng cả sức trẻ của mình, chiến đấu hết mình trong quân ngũ, và được phong đến hàm thiếu tá. Trước khi trở thành nhà cách mạng, trước khi ngòi bút của chàng trai biết thốt ra tiếng lòng sôi nổi như trong bài thơ “Tự do và ái tình” (1847) để có thể “vì tự do muôn đời – tôi hy sinh tình ái”, thì Petőfi Sandor từng có quãng thời gian đắm chìm trong những vần thơ ưu tư, đen tối và nhuốm màu triết lý. Thời điểm này, nếu chúng ta nhớ lại hai mối tình đã đi qua đời Petőfi và kết thúc đau buồn (kể cả mối tình trong ảo mộng của nhà thơ với cô thiếu nữ mệnh yểu Csapó Etelke), nếu đọc những trang nhật ký đầy trăn trở của nhà thơ về một số nhận thức mới và không mấy sáng sủa về cuộc đời, về sự phân hóa giàu nghèo giữa các giai tầng trong xã hội v.v…, chúng ta có thể hiểu được vì sao sáng tác của Petőfi giai đoạn 1845-1846 lại mang nét bi thảm, tuyệt vọng, mặc dù ở đó, vẫn thấy lấp lánh sáng một tình yêu với con người, với Tổ Quốc, với nhân dân - những giá trị bất diệt trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ. Ở đây, tôi xin chọn dịch một bài thơ được sáng tác vào thời kỳ ấy. Bài thơ viết về Tổ Quốc. Lo lắng sâu sắc trước vận mệnh của Tổ Quốc mình, cảm nhận tình yêu đối với mảnh đất ông cha bằng cả trái tim đau đớn, Petőfi Sándor đã viết: VIẾT VỀ TỔ QUỐC (*) Mặt trời vắng, những vì sao trì hoãn mãi Chẳng hiện lên. Đêm tối mịt mùng Chỉ có tình yêu Tổ Quốc kỳ diệu vô cùng Như chiếc đèn thờ kia, cháy sáng Tình của ta với đất đai tổ phụ Sáng hơn sao. Sáng hơn cả những đèn đêm sáng nhất Xứ sở bất hạnh của ta, thân yêu tha thiết Có được mấy ai yêu mến Người đâu! Vì cớ gì ngọn lửa bùng lên giữa đêm thâu Trên ngọn đèn thờ? Nửa đêm đã điểm Bóng người xưa tổ tiên ta hiển hiện Về cả đây, hôm nay, nơi này… Mỗi bóng ma như một mặt trời Cháy chói lọi sáng ngời trong đêm muộn Bởi một ánh hào quang lồng lộng Bất diệt vinh quang trên vầng trán của Người Hỡi người dân Hung kia, người day dứt trong đời Trong tăm tối kéo lê thê chuỗi ngày bất hạnh Chớ nhìn lên ánh bừng kiêu hãnh Của tổ tiên. Hãy thương lấy mắt mờ! Các bậc tiền bối ta như cơn lốc gió lùa Như bão tuyết trên đỉnh cao núi thẳm Nổi trận cuồng phong uất hận Giữa trời Âu tro bụi điêu tàn Biển dâng sóng lên cao tới tận non ngàn Biển thân yêu của lòng ta ruột thịt Nơi phương Bắc, phương Nam, phương Đông biền biệt Những vì sao sa xuống biển xa vời Nhưng vòng nguyệt quế hạnh phúc ngàn đời Vinh danh chiến thắng dân tộc ta đã từ xa xưa lắm Khiến cho cánh đại bàng trí hùng phóng khoáng Bay đến đây đã chân mỏi gối chùng Lá nguyệt quế từng vinh danh người Hung Đã tàn héo cũng từ lâu, lâu lắm Để đến giờ đây tin về vinh quang chiến thắng Có lẽ chỉ còn là cổ tích, là giấc mơ… Chẳng mấy khi tôi khóc, nhưng giờ Lệ lấp lánh trong mắt tôi thầm thĩ Những giọt sương này báo điềm gì đây nhỉ? Bình minh? Hay ảm đạm hoàng hôn? Hỡi vinh quang của dân Hung, người ở chốn nào? Chỉ thấy vì sao băng rực sáng Từ bầu trời rơi vào lòng đất Để rồi tắt lịm muôn đời Hay rồi đây sao chổi có chiếc đuôi dài Lượn một vòng tiền định Qua vạn năm lại trở về như số mệnh Bỗng một hôm làm chói lóa bầu trời? (Pest, tháng 10/11-1845) Cho dù mang sắc màu tuyệt vọng và buồn đau thì bài thơ trên vẫn để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. Thậm chí, đối với độc giả Việt Nam vào thời kỳ hiện đại này, bài thơ, theo thiển ý của tôi, vẫn có thể được tiếp thu với sự đồng cảm sâu sắc nhất. Có thể nói, cuộc đời ngắn ngủi của Petőfi Sándor đầy thăng trầm, sóng gió. Cuộc đời ấy mang dấu ấn những thời khắc đặc biệt của cả thời đại ông sống, vì thế, nó rất đẹp trong tâm trí của những kẻ hậu thế, kể cả nếu đó chỉ là cuộc đời của một con người bình thường vô danh chứ chưa nói đó là những nét khắc trong tiểu sử của một nhà thơ vĩ đại của cả một dân tộc. Xin được dùng một đoạn trích trong “Nhật ký” (Napló) của nhà thơ để khép lại bài viết nhỏ này, với lời khẳng định: Petőfi xứng đáng là đại diện cho thời đại ông đã sống! “Người ta bảo tôi không điềm đạm. Điều đó, đáng tiếc, lại là sự thật, nhưng cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Đấng bề trên không cho tôi một số phận êm đềm để tôi được tung tăng dạo chơi trong những cánh rừng kỳ diệu, để tôi được bện những bài ca về hạnh phúc dịu dàng và những nỗi buồn thầm thĩ của mình vào tiếng ngân nga của chim họa mi, vào tiếng xạc xào cành lá và tiếng rầm rì suối chảy. Đời tôi trôi qua trên chiến trường, trong những cuộc chiến giằng xé giữa buồn đau và mê đắm. Nàng thơ nửa tỉnh nửa mê của tôi, tưởng chừng như nàng công chúa bị phù phép bị lũ quái vật và thú dữ giam trên một hòn đảo hoang giữa biển khơi, cất tiếng hát vang giữa xác tàn của những ngày tươi sáng đã qua, giữa tiếng nấc nghẹn trước lúc lâm chung của những niềm hy vọng đang bị đưa ra hành quyết, giữa tiếng cười giễu cợt của những ảo mộng không thành, giữa tiếng rít từ những yêu ma độc địa của niềm tuyệt vọng… Vâng, ngoài ra, trong sự này không chỉ mình tôi có lỗi, lỗi còn ở… cả thế kỷ của chúng ta! Mọi dân tộc, mọi gia đình, hơn thế - người người đều tràn đầy tuyệt vọng. […] Thời đại của chúng ta là vậy. Tôi lẽ nào có thể khác đi, bởi tôi là đứa con của thời đại mình!” (Trích nhật ký ngày 1-1-1847 - sinh nhật lần thứ 24 của nhà thơ). (*) Nguyên tác: “A hazáról”. Dịch từ bản tiếng Nga của N. Chukovsky (rút từ tuyển tập “Petőfi Sándor - Thơ và trường ca”, NXB Văn học, Moscow, 1971) Nguồn: Nhịp cầu thế giới online, http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1053 "Xin anh đừng hỏi vì sao Tên anh em để lẫn vào trong thơ..." ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Chưa có đánh giá nào Chia sẻ trên Facebook

Petőfi Sándor (1823-1849) là thi hào dân tộc Hungary. Ông sinh ở Kiskőrös và mất ở Segesvár. Cha mẹ ông đều là nông dân. Thuở nhỏ, Petőfi được ăn học ở quê và nhiều nơi trong nước, kể cả thủ đô Budapest. Năng khiếu thơ của Petőfi được bộ lộ từ rất sớm nhưng ông cũng lại rất say mê sân khấu. Tháng 9-1846 Petőfi quen Szendrey Júlia ở Erdély, con gái một nhà quý tộc cao sang. Cả hai rất yêu nhau và ông đã ngỏ lời cầu hôn nàng song cha nàng từ chối quyết liệt. Vào ngày 8-9 nhân kỷ niệm một năm quen nhau, họ làm đám cưới mà không có mặt gia đình nhà gái. Khi cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc bị đàn áp, Petőfi đã từ giã vợ con, gia nhập đội quân quốc tế chiến đấu vì tự do của các dân tộc do tướng Bem-gốc người Ba Lan chỉ huy chống Áo. Petőfi đã hi sinh.   

Nếu ai đó nói bằng tiếng Hung từ “thi sĩ”, người đó trước hết đã nghĩ đến Petőfi. Kể từ khi bước chân vào văn đàn, ông hiện diện không ngừng ở đó. Ông là tấm gương và là thước đo. Đã và vẫn có thể bắt chước ông, cũng như đã và vẫn có thể tránh mọi thứ khiến ta nghĩ đến phong cách của ông, nhưng bất cứ một nhà thơ nào viết bằng tiếng Hung, không thể tránh được mối tương giao tinh thần với ông. Những bài phê bình, nghiên cứu, sách vở viết về ông chứa đầy cả một thư viện, từ những góc nhìn mới, thời nào người ta cũng nói thêm được nhũng điều mới về ông. Một phần thi nghiệp của ông chẳng những được biết đến rộng rãi, mà còn trở thành những bản dân ca mà ai cũng thuộc, chỉ có điều nhiều người không biết đó là của ông. Không thể biết tiếng Hung, nếu không thuộc ít nhất dăm bảy khổ thơ Petőfi. Và cuối cùng, ông là thi sĩ vĩ đại nhất của Hungary trên trường quốc tế: nếu một người ngoại quốc có chút hiểu biết văn hóa nghe đến từ “văn học Hung”, trước tiên, họ phải nghĩ đến Petőfi!

(Trích lời giới thiệu Thi Hào của báo Nhịp cầu thế giới - Hungary)
Petőfi Sándor (1823-1849) là thi hào dân tộc Hungary. Ông sinh ở Kiskőrös và mất ở Segesvár. Cha mẹ ông đều là nông dân. Thuở nhỏ, Petőfi được ăn học ở quê và nhiều nơi trong nước, kể cả thủ đô Budapest. Năng khiếu thơ của Petőfi được bộ lộ từ rất sớm nhưng ông cũng lại rất say mê sân khấu. Tháng 9-1846 Petőfi quen Szendrey Júlia ở Erdély, con gái một nhà quý tộc cao sang. Cả hai rất yêu nhau và ông đã ngỏ lời cầu hôn nàng song cha nàng từ chối quyết liệt. Vào ngày 8-9 nhân kỷ niệm một năm quen nhau, họ làm đám cưới mà không có mặt gia đình nhà gái. Khi cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc bị đàn áp, Petőfi đã từ giã vợ con, gia nhập đội quân quốc tế chiến đấu vì tự do của các dân tộc do tướng Bem-gốc người Ba Lan chỉ huy chống Áo. Petőfi đã hi sinh.   

Nếu ai đó nói bằng tiếng Hu…

Giăng Dũng sĩ - János Vitéz

 

Ảnh đại diện

Petőfi Sándor và mối tình bi thương 12 ngày

Tác giả: Hoàng Linh


Đầu năm 1845, giới trí thức, văn nghệ sĩ Pest (*) xôn xao chuẩn bị cho một tang lễ đặc biệt: ngày 7-1, Csapó Etelke, cô thiếu nữ xinh xắn chưa đầy 15 tuổi đột ngột qua đời. Tên tuổi Etelke được ghi vào văn học sử Hungary vì những ngày cuối đời, số phận đã đưa đẩy cô đến với một chàng trai 22 tuổi, Petőfi Sándor, người về sau được tôn vinh như một anh hùng dân tộc, thi hào bậc nhất của nước Hung thế kỷ XIX (**).

*

Csapó Etelke là em vợ Vachott Sándor, một nhà ngôn ngữ, nhà thơ và chính khách đương thời. Mùa đông năm 1843, Vachott Sándor gặp gỡ Petőfi (kém ông 5 tuổi) tại Quốc hội Pozsony (nay là Bratislava), khi đó nhà thơ trẻ đang phải bôn ba kiếm sống, thử sức trên cương vị đưa tin, viết phóng sự cho báo. Lâm vào cảnh thiếu thốn trầm trọng, Petőfi đã được Vachott hào hiệp giúp đỡ.

Vachott Sándor có người anh trai là Vahot Imre, chủ tạp chí "Thời trang Pest" (Pesti Divatlap); thông qua mối quan hệ quen biết này, chàng trai Petőfi Sándor được nhận vào làm trợ lý biên tập tại tờ báo. Ở đây, Petőfi đã sáng tác trường ca lớn “Hiệp sĩ János” (János vitéz) trong vòng 6 ngày!

Cuối năm 1844, Petőfi trở thành một thi sĩ có tiếng. Mùa Giáng sinh năm đó, chàng trai được gia đình Vachott mời đến bữa tối: các đồng nghiệp muốn an ủi Petőfi vì trước đó 3 ngày, anh bị đả kích vì những vần thơ bị coi là quá dân dã, và vì anh hay nhắc đến mình trong đó. Không chịu lùi bước, Petőfi “trả đũa” với bài “Thế giới và tôi” (A világ és én), nhưng hẳn nhà thơ trẻ đã trút hết bực tức và sầu muộn khi được gặp Csapó Etelke, cô em gái dễ thương của gia đình chủ nhà, tại bàn tiệc.

Theo đúng những “thủ tục” thịnh hành đương thời, bà chủ nhà Vahot Sándorné và cô em gái Csapó Etelke đã xin thi sĩ “lưu bút” trong cuốn sổ lưu niệm của họ. Với Vahot Sándorné, Petőfi có một nhận xét vui: anh trách bà chủ nhà đã khiến ông chồng quá hạnh phúc và viên mãn, khiến ông không còn làm được thơ nữa, thậm chí, còn phải vò đầu bứt tai để có cảm hứng cho những bài thơ “mùi mẫn”. Còn trong sổ lưu niệm của cô thiếu nữ Etelke, nhà thơ để lại những dòng lạ lùng, như thể một linh cảm không giải thích nổi: “Nếu những dòng chữ đen tối mà anh ghi lại sau đây, / Lại trở thành phận hẩm mà em phải chịu: / Anh sẽ cất bút, không viết, dù nếu như vậy / Mỗi nét chữ của anh, có giá là một quốc gia.”

Định mệnh thật khắc nghiệt: chỉ 12 ngày sau, Etelke đột ngột qua đời sau một cơn cảm lạnh (có lẽ cô còn bị quá sức vì những chuẩn bị cho ngày vui lớn và linh đinh, dự tính sẽ được tổ chức nhân sinh nhật cô sau đó ít ngày). Thi thể Etelke được người anh rể Vachott Sándor và Petőfi đặt vào quan tài. Nhiều năm sau, bà Vachott Sándorné cho in một số hồi tưởng, ghi lại những tư liệu rất quý cho hậu thế về câu chuyện tình 12 ngày giữa Petőfi và Etelke, cũng như về tình bạn của nhà thơ với gia đình Vachott. Qua đó, chúng ta được biết rằng, hai tuần sau cái chết của Etelke, Petőfi dọn đến ở phòng của cô trong căn nhà gia đình Vachott; tại đây, và tại nghĩa trang ở đường Váci - nơi nhà thơ thường đến trầm tư bên mộ phần của Etelke, bất kể ngày hay đêm -, xúc cảm trước sự ra đi quá sớm của cô gái bạc mệnh, Petőfi đã cho ra đời chùm thơ khóc thương với tựa đề “Những chiếc lá bách từ mộ phần Etelke” (Cipruslombok Etelke sírjáról), gồm 34 bài.

Giới nghiên cứu về cuộc đời và thi nghiệp của Petőfi, cho đến nay, vẫn đặt câu hỏi: có thể có một cuộc tình thực sự trong vòng chưa đầy 2 tuần, giữa nhà thơ và một thiếu nữ 15 tuổi, mà Petőfi có lúc gọi bằng “đứa trẻ dễ thương với những lọn tóc quăn vàng ánh”? Hay đây là một “mộng ước yêu đương bị dồn nén”, theo thi hào Illyés Gyula, người từng tìm tòi và viết sách về Petőfi? Sự nghi ngờ ấy là có cơ sở vì khi làm quen với Etelke, Petőfi đã là một người đàn ông “trưởng thành” 22 tuổi (theo cách đánh giá đương thời), đã trải qua nhiều mối tình “chợt đến, chợt đi” với những Klári, Amália, Emilia, Róza, Matild, Annikó, Zsuzsika (thậm chí, cả tình cảm vô vọng với nữ bá tước Dessewffy), mà mối tình nào cũng để lại những thi phẩm bất hủ.

Ở ngưỡng 20, chàng thi sĩ trẻ giàu cảm xúc Petőfi, ngay sau khi bị “hút hồn” bởi một cô gái dễ mến, đã có thể cho ra đời những vần thơ tình đầu tiên vào buổi tối, như ở trường hợp các thi phẩm “Gửi Zsuzsika” (Zsuzsikához), “Gửi Matild” (Matildhoz), “Biển tình anh thét gầm” (Szerelmem zúgó tenger), v.v... Xuất phát từ nhu cầu nội tại ấy của nhà thơ, GS Horváth János - tác giả cuốn chuyên khảo “Petőfi Sándor” (Budapest, 1926) - đã diễn đạt như sau về mối tình với Etelke: Petőfi phải lòng một cô gái đã qua đời! Nhà nghiên cứu Gyulai Pál (em đồng hao của Petőfi), trong một công trình về Petőfi (năm 1854), thì “nhẹ tay” hơn: „Anh tôi phải lòng Etelke đúng vào lúc cô ấy vừa mất”. GS Horváth János cho rằng nhà thơ chưa đủ thời gian để có một mối tình thực sự, nên tập thơ “Những chiếc lá bách…” thật ra là sự tự kỷ ám thị, là sự mộng tưởng của người thi sĩ, tóm lại, là một tình cảm mang thi vị văn chương thì đúng hơn.

Điều đáng nói ở đây là, nhiều thi phẩm trong số 34 bài thơ đượm màu tang tóc và bi thương của Petőfi, mặc dù bị văn giới đánh giá và nhìn nhận nghiêm ngặt như thế, vẫn chứng tỏ thiên tài của một thi sĩ ngay từ khi ông còn trẻ. GS Horváth János đã chọn ra 4 câu thơ sau trong tập “Những chiếc lá bách…” - được coi là những viên ngọc - để chứng tỏ điều đó:

Có gì đẹp, có gì hay trên chiếc giường tử thần ấy?
Như rạng sáng ban mai, khi cánh thiên nga chói lọi bay lên
Như màn tuyết phủ tinh khôi trên cánh hồng đông giá
Lay động phía bên trên là tử thần trắng.

(“Nếu trong đời em...”, Pest, tháng 1/2-1845)

Ghi chú:

(*) Khi đó Buda và Pest còn là hai thành phố riêng rẽ hai bên bờ sông Duna (Danube), và chỉ được hợp nhất thành Budapest (cùng Óbuda) vào năm 1873.

(**) Các nhà phê bình văn học cho rằng trong trường phái Lãng mạn thế kỷ XIX, Petőfi thuộc hàng những tên tuổi sán lạn nhất, cùng Byron, Shelley, Heine, Puskin, Miekiewicz và Victor Hugo. Grimm còn đi xa hơn nữa, khi khẳng định nền văn học thế giới có 5 thiên tài, là Homer, Shakespeare, Goethe, Mistral và Petőfi.

Tác giả: Hoàng Linh, Nhịp cầu thế giới - Hungary.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Petőfi Sándor, thi sĩ của tự do và ái tình

Tác giả: Trần Lê


“Nếu ai đó nói bằng tiếng Hung từ “thi sĩ”, người đó trước hết đã nghĩ đến Petőfi. Kể từ khi bước chân vào văn đàn, ông hiện diện không ngừng ở đó. Ông là tấm gương và là thước đo. Đã và vẫn có thể bắt chước ông, cũng như đã và vẫn có thể tránh mọi thứ khiến ta nghĩ đến phong cách của ông, nhưng bất cứ một nhà thơ nào viết bằng tiếng Hung, không thể tránh được mối tương giao tinh thần với ông. Những bài phê bình, nghiên cứu, sách vở viết về ông chứa đầy cả một thư viện, từ những góc nhìn mới, thời nào người ta cũng nói thêm được nhũng điều mới về ông. Một phần thi nghiệp của ông chẳng những được biết đến rộng rãi, mà còn trở thành những bản dân ca mà ai cũng thuộc, chỉ có điều nhiều người không biết đó là của ông. Không thể biết tiếng Hung, nếu không thuộc ít nhất dăm bảy khổ thơ Petőfi. Và cuối cùng, ông là thi sĩ vĩ đại nhất của Hungary trên trường quốc tế: nếu một người ngoại quốc có chút hiểu biết văn hóa nghe đến từ “văn học Hung”, trước tiên, họ phải nghĩ đến Petőfi!“



Đó là những từ trân trọng mà nước Hung đã dành cho Petőfi Sándor, nhà thơ, vị anh hùng dân tộc, một trong những người con ưu tú nhất của xứ sở này, mà độc giả Việt Nam đã có dịp biết tới qua những vần thơ hào sảng của thi phẩm “Tự do, Ái tình” (Szabadság, szerelem).

*
 
Cuộc đời Petőfi đã trở thành huyền thoại và hầu như, mọi người dân Hung đều biết tất cả về ông với sự sùng kính chân thành. Đời ông rộng mở và sáng tỏ như chính những vần thơ ông. Ai cũng biết Petőfi sinh vào đúng đêm Giao thừa năm 1823. Ai cũng biết sinh thời, trong 26 năm ngắn ngủi, Petőfi đã sáng tác hàng ngàn bài thơ với nhũng chủ đề như tình yêu, lòng yêu nước, yêu tự do, dân chủ, ý chí dân tộc quật cường…, và ông đã chứng tỏ sự xác tín trong tâm tình của mình bằng chính cuộc đời: tên tuổi ông gắn liền và rạng ngời với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc 1848, với mục tiêu đưa nước Hung trở thành một quốc gia độc lập, theo thể chế Cộng hòa. Ai cũng biết Petőfi hy sinh năm 1849 tại trận chiến chống quân Áo ở vùng Segesvár, trên tư cách một nhà cách mạng Hung mang tư tưởng cương quyết và cấp tiến nhất của thời đại ông sống, một thi sĩ của dân tộc, của châu Âu. Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi Petőfi đã được đưa vào hàng những văn sĩ lớn của châu Âu thời bấy giờ, những người mang trong mình ngọn lửa dân chủ, cách mạng, như Byron (Anh), Pushkin (Nga), Heiné (Đức), Mickiewicz (Ba Lan) và Viktor Hugo (Pháp). Và, nếu chỉ hạn chế trong khuôn khổ văn học, tất cả những gì diễn ra sau đó trong nền thi ca Hung đều có khởi nguồn và xuất xứ từ ông!

Lần lại những trang lịch sử, Petőfi Sándor (tên thật là Petrovics Sándor) chào đời tại vùng Kiskőrös trong một gia đình lao động nghèo. Thuở nhỏ, ông học hành thất thường và đến năm 16 tuổi, bị cha từ, ông bắt đầu cuộc đời lang bạt của một lãng tử. Làm giúp việc tại Nhà hát Quốc gia, ông đã có những năm tháng lăn lộn với nghề kịch nghệ. 19 tuổi, ông đạt được thành công đầu tiên trong văn chương với bài thơ “Quán rượu” (A borozó). Cũng trong năm đó, lần đầu tiên, ông ký bút danh Petőfi dưới thi phẩm “Trên đất nước tôi” (Hazámban).



Sống bần hàn, đói khát thường xuyên, nhiều bận, chỉ nhờ bạn bè giúp đỡ mà Petőfi Sándor mới thoát khỏi cảnh khốn cùng. Tuy nhiên, cũng nhờ cuộc đời phiêu bạt nay đây mai đó, ông có dịp đi bộ qua rất nhiều vùng - từ làng mạc đến thị thành - nước Hung, chứng kiến những cảnh đời bất hạnh và có những trải nhiệm mà ít người ở độ tuổi 20 như ông có được. Để rồi, trong những giờ khắc đầu của năm 1848 lịch sử, khi cả châu Âu rung chuyển vì những cuộc cách mạng dân chủ, Petőfi đã có trong mình những cảm xúc tràn đầy về tự do và tình yêu, như trong thi phẩm ngắn mà ông viết cho mình nhân ngày sinh nhật thứ 25 trước đó một năm: “Tự do và Ái tình - Vì các ngươi ta sống…” Vào khoảnh khắc ấy, ông thổ lộ: “Tôi cảm nhận cách mạng như chú cẩu cẩm nhận cơn địa chấn…” Và, trong những vần thơ rực lửa, Petőfi Sándor đón chờ cuộc cách mạng toàn cầu vì một xã hội dân chủ, công bằng, vì nền độc lập của những xứ sở.

Petőfi Sándor đã đốt cháy mình trong cuộc cách mạng gắn liền với tên tuổi ông. Ngày 15-3-1848, “Ngày Petőfi” trong lịch sử Hung, trước Bảo tàng Quốc gia tại trung tâm thủ đô Budapest, thi sĩ đã đọc “Bài ca Dân tộc” (Nemzet dal), thi phẩm được coi là bài ca tượng trưng cho cuộc cách mạng dân chủ Hung. Đó là một khúc hát bi tráng và hào hùng, với ngôn từ ngắn gọn và mang âm hưởng hồi kèn chiến đấu, có sức mạnh như một đạo quân, trong trận chiến đòi các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, đòi quyền độc lập dân tộc.

Vùng lên dân Hung
Tổ quốc vẫy gọi
Thời cơ đã đến
Giờ, hay không bao giờ
Sẽ là nô lệ
Hay người tự do
Câu hỏi là đây
Bạn hỡi, lựa chọn!

Hỡi thánh thần của người Hung
Chúng con xin thề
Sẽ không bao giờ chịu kiếp nô lệ!…

Từ những trường học, những tiệm cà phê, cùng thi hào Petőfi và bản “Yêu sách 12 điểm”, giới trẻ học đường đã lao vào một cuộc cách mạng lãng mạn nhưng không cân sức. Giới quý tộc, đuợc sự trợ giúp của các thế lực quân sự nước ngoài, đã phản công dữ dội. Một cuộc chiến bảo vệ độc lập và tự do dân tộc diễn ra và Petőfi Sándor, nhà thơ với những thi phẩm thấm đẫm tình yêu nước và tự do, đã không muốn đứng ngoài cuộc, cho dù bạn hữu ông ngăn cản, không muốn ông phải liều mình. Và, điều xấu nhất đã xảy ra đối với Petőfi và dân tộc Hung: 6 giờ chiều ngày 31-6-1849, thi sĩ của tình yêu và lòng ái quốc đã ngã xuống trong một trận chiến ở vùng Segesvár, để lại đứa con thơ duy nhất vừa tròn nửa năm tuổi!



Đất nước Hung, trong một thời gian dài, không thể tin và không muốn tin vào sự ra đi vĩnh viễn của người con ưu tú của mình. Nhiều huyền thoại đã được truyền tụng, rằng Petőfi không hy sinh, ông chỉ bị bắt và đi đày ở Siberia, rằng ông đã trở về… Illyés Gyula, nhà thơ nổi tiếng của Hung thế kỷ XX, một hậu duệ xuất sắc của Petőfi, đã viết như sau trong cuốn sách về Petőfi: “Các bạn có thể nói với một bà mẹ rằng con trai bà đã qua đời ở một miền xa xôi nào đó. Bà sẽ không tin. Và nếu bằng lý trí, với thời gian, bà đành bằng lòng với thực tế ấy, thì trong lòng bà, trái tim bà vẫn dội nên niềm hy vọng trước một nguồn tin ngược lại, cho dù nó vô lý đến đâu đi nữa, rằng con bà vẫn còn trên cõi đời này…“

*

Thi ca và cuộc đời của Petőfi Sándor, vĩ nhân từ một xứ sở rất xa và lạ đối với Việt Nam, lại được biết đến rất sớm ở nước ta qua những bản dịch (với ngôn ngữ trung gian là tiếng Pháp) của nhiều nhà thơ Việt Nam như Xuân Diệu, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Tú Nam… Đặc biệt, mảng thơ của Petőfi về đề tài tình yêu và bổn phận ái quốc của người trượng phu thời ly lạc đã có ảnh hưởng rất lớn đến Phùng Quán, một gương mặt nổi bật của phong trào Nhân văn Giai phẩm thuở nào. Thi phẩm “Hôn” (1956) nổi tiếng của Phùng Quán, với những vần thơ rực lửa “Nhưng dù chết em ơi - Yêu em anh không thể - Hôn em bằng đôi môi - Của một người nô lệ“, là một ví dụ điển hình về sự đồng điệu giữa tình cảm và tâm thế của hai nhà thơ, hai dân tộc cách nhau một khoảng rất xa về địa lý.

Tên tuổi và sự nghiệp Petőfi Sándor được đất nước và dân tộc Hung gìn giữ và trân trọng, tên ông được đặt cho một trong bảy cây cầu bắc qua sông Danube, và vô số đường phố trên lãnh thổ Hung. Bức tượng ông ở trung tâm thủ đô Budapest, nhìn ra sông Danube, vẫn thường có những bó hoa tươi của khách thập phương…

Để kết thúc, mời bạn đọc theo dõi một thi phẩm xinh xắn - đã được dịch ra Việt ngữ - của Petőfi Sándor về tình yêu đôi lứa, để thấy rằng sự thể hiện tâm hồn và tình yêu của mọi dân tộc trên thế giới này cũng hàm chứa rất nhiều điểm tương đồng, giản đơn và nồng thắm. Đó là bài “Em yêu nhất mùa xuân” (Te a tavaszt szereted…), được sáng tác năm tác giả 23 tuổi, ba năm trước khi ông ra đi:

Em yêu nhất mùa xuân
Anh yêu nhất mùa thu
Vì mùa xuân giống em
Vì mùa thu giống anh

Mặt em đỏ hồng hồng
Là dáng hồng xuân đấy
Ánh mắt em long lanh
Như ánh trời thu vậy

Nếu anh bước chân lên
Một bước, rồi bước nữa
Anh sẽ đến bên thềm
Của mùa đông giá lạnh

Nhưng nếu anh lùi về
Còn em thì bước tới
Ta sẽ gặp gỡ nhau
Giữa mùa hè chói lọi.

Trần Lê

Nguồn: Nhịp Cầu Thế Giới online
http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=227
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Petőfi Sándor, nhà thơ ái quốc

Tác giả: Thuỵ Anh


Petőfi Sándor (tên thật là Petrovics) sống trên đời chỉ vẻn vẹn 26 năm, nhưng trong nền văn học Hungary, ông để lại dấu ấn thật lớn, có thể nói là khổng lồ nếu so sánh với tuổi tác của nhà thơ, với số lượng hơn 850 bài thơ và trường ca, một cuốn tiểu thuyết, ba truyện ngắn, hai vở kịch và nhiều bản dịch các tác phẩm lớn trên thế giới ra tiếng Hung. Đó là chưa kể đến kho tàng hàng trăm bức thư, những trang nhật ký, ghi chép trong các chuyến đi, những bài báo về đề tài chính trị và phê bình văn học khác…



Tên tuổi của Petőfi được biết đến bắt đầu từ năm 1843, trong một trường hợp giống như huyền thoại. Năm đó, sau nhiều bôn ba trong cuộc đời, một ngày, chàng thanh niên Petőfi hoàn toàn tay trắng đã run lên vì lạnh trong một căn phòng không lò sưởi. Tràn trề thất vọng, trong một phút liều lĩnh, “như một con bạc đặt hết số tiền cược cuối cùng lên chiếu bạc” như chính lời nhà thơ kể lại), anh quyết định đến gặp Vörösmarty Mihály, một trong những nhà thơ danh giá nhất của Hungary lúc bấy giờ, để nhờ ông đọc những thi phẩm của mình. Chẳng ngờ, nhà thơ đã rất khích lệ anh và theo đề nghị của ông, một nhóm trí thức tiến bộ có tư tưởng đối lập ở Pest mang tên “Bút nhóm dân tộc” (Nemzeti Kör) đã đăng tải những thi phẩm này.

Sự kiện ấy khiến Petőfi như được “lột xác”, trong khoảnh khắc, anh trở thành một người nổi tiếng. Không còn cảnh cóng lạnh bần hàn nơi căn phòng độc thân cũ kỹ nữa, và cũng từ đó, bắt đầu cuộc đời văn chương vinh quang và đau khổ, sướng vui và khó nhọc của một nhà thơ.

Petőfi không chỉ là một nhà thơ. Ông là một nhà cách mạng, một chiến sĩ theo đúng nghĩa đen của từ này. Ông lao vào cuộc chiến 1848-1849, mưu cầu một xã hội dân chủ và công bằng cho dân tộc, bằng những vần thơ và bằng cả sức trẻ của mình, chiến đấu hết mình trong quân ngũ, và được phong đến hàm thiếu tá.

Trước khi trở thành nhà cách mạng, trước khi ngòi bút của chàng trai biết thốt ra tiếng lòng sôi nổi như trong bài thơ “Tự do và ái tình” (1847) để có thể “vì tự do muôn đời – tôi hy sinh tình ái”, thì Petőfi Sandor từng có quãng thời gian đắm chìm trong những vần thơ ưu tư, đen tối và nhuốm màu triết lý. Thời điểm này, nếu chúng ta nhớ lại hai mối tình đã đi qua đời Petőfi và kết thúc đau buồn (kể cả mối tình trong ảo mộng của nhà thơ với cô thiếu nữ mệnh yểu Csapó Etelke), nếu đọc những trang nhật ký đầy trăn trở của nhà thơ về một số nhận thức mới và không mấy sáng sủa về cuộc đời, về sự phân hóa giàu nghèo giữa các giai tầng trong xã hội v.v…, chúng ta có thể hiểu được vì sao sáng tác của Petőfi giai đoạn 1845-1846 lại mang nét bi thảm, tuyệt vọng, mặc dù ở đó, vẫn thấy lấp lánh sáng một tình yêu với con người, với Tổ Quốc, với nhân dân - những giá trị bất diệt trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ.

Ở đây, tôi xin chọn dịch một bài thơ được sáng tác vào thời kỳ ấy. Bài thơ viết về Tổ Quốc. Lo lắng sâu sắc trước vận mệnh của Tổ Quốc mình, cảm nhận tình yêu đối với mảnh đất ông cha bằng cả trái tim đau đớn, Petőfi Sándor đã viết:

VIẾT VỀ TỔ QUỐC (*)

Mặt trời vắng, những vì sao trì hoãn mãi
Chẳng hiện lên. Đêm tối mịt mùng
Chỉ có tình yêu Tổ Quốc kỳ diệu vô cùng
Như chiếc đèn thờ kia, cháy sáng  
                              
Tình của ta với đất đai tổ phụ
Sáng hơn sao. Sáng hơn cả những đèn đêm sáng nhất
Xứ sở bất hạnh của ta, thân yêu tha thiết
Có được mấy ai yêu mến Người đâu!

Vì cớ gì ngọn lửa bùng lên giữa đêm thâu
Trên ngọn đèn thờ? Nửa đêm đã điểm
Bóng người xưa tổ tiên ta hiển hiện
Về cả đây, hôm nay, nơi này…

Mỗi bóng ma như một mặt trời
Cháy chói lọi sáng ngời trong đêm muộn
Bởi một ánh hào quang lồng lộng
Bất diệt vinh quang trên vầng trán của Người

Hỡi người dân Hung kia, người day dứt trong đời
Trong tăm tối kéo lê thê chuỗi ngày bất hạnh
Chớ nhìn lên ánh bừng kiêu hãnh
Của tổ tiên. Hãy thương lấy mắt mờ!

Các bậc tiền bối ta như cơn lốc gió lùa
Như bão tuyết trên đỉnh cao núi thẳm
Nổi trận cuồng phong uất hận
Giữa trời Âu tro bụi điêu tàn

Biển dâng sóng lên cao tới tận non ngàn
Biển thân yêu của lòng ta ruột thịt
Nơi phương Bắc, phương Nam, phương Đông biền biệt
Những vì sao sa xuống biển xa vời

Nhưng vòng nguyệt quế hạnh phúc ngàn đời
Vinh danh chiến thắng dân tộc ta đã từ xa xưa lắm
Khiến cho cánh đại bàng trí hùng phóng khoáng
Bay đến đây đã chân mỏi gối chùng

Lá nguyệt quế từng vinh danh người Hung
Đã tàn héo cũng từ lâu, lâu lắm
Để đến giờ đây tin về vinh quang chiến thắng
Có lẽ chỉ còn là cổ tích, là giấc mơ…

Chẳng mấy khi tôi khóc, nhưng giờ
Lệ lấp lánh trong mắt tôi thầm thĩ
Những giọt sương này báo điềm gì đây nhỉ?
Bình minh? Hay ảm đạm hoàng hôn?

Hỡi vinh quang của dân Hung, người ở chốn nào?
Chỉ thấy vì sao băng rực sáng
Từ bầu trời rơi vào lòng đất
Để rồi tắt lịm muôn đời

Hay rồi đây sao chổi có chiếc đuôi dài
Lượn một vòng tiền định
Qua vạn năm lại trở về như số mệnh
Bỗng một hôm làm chói lóa bầu trời?
(Pest, tháng 10/11-1845)

Cho dù mang sắc màu tuyệt vọng và buồn đau thì bài thơ trên vẫn để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. Thậm chí, đối với độc giả Việt Nam vào thời kỳ hiện đại này, bài thơ, theo thiển ý của tôi, vẫn có thể được tiếp thu với sự đồng cảm sâu sắc nhất.

Có thể nói, cuộc đời ngắn ngủi của Petőfi Sándor đầy thăng trầm, sóng gió. Cuộc đời ấy mang dấu ấn những thời khắc đặc biệt của cả thời đại ông sống, vì thế, nó rất đẹp trong tâm trí của những kẻ hậu thế, kể cả nếu đó chỉ là cuộc đời của một con người bình thường vô danh chứ chưa nói đó là những nét khắc trong tiểu sử của một nhà thơ vĩ đại của cả một dân tộc.

Xin được dùng một đoạn trích trong “Nhật ký” (Napló) của nhà thơ để khép lại bài viết nhỏ này, với lời khẳng định: Petőfi xứng đáng là đại diện cho thời đại ông đã sống!

“Người ta bảo tôi không điềm đạm. Điều đó, đáng tiếc, lại là sự thật, nhưng cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Đấng bề trên không cho tôi một số phận êm đềm để tôi được tung tăng dạo chơi trong những cánh rừng kỳ diệu, để tôi được bện những bài ca về hạnh phúc dịu dàng và những nỗi buồn thầm thĩ của mình vào tiếng ngân nga của chim họa mi, vào tiếng xạc xào cành lá và tiếng rầm rì suối chảy. Đời tôi trôi qua trên chiến trường, trong những cuộc chiến giằng xé giữa buồn đau và mê đắm. Nàng thơ nửa tỉnh nửa mê của tôi, tưởng chừng như nàng công chúa bị phù phép bị lũ quái vật và thú dữ giam trên một hòn đảo hoang giữa biển khơi, cất tiếng hát vang giữa xác tàn của những ngày tươi sáng đã qua, giữa tiếng nấc nghẹn trước lúc lâm chung của những niềm hy vọng đang bị đưa ra hành quyết, giữa tiếng cười giễu cợt của những ảo mộng không thành, giữa tiếng rít từ những yêu ma độc địa của niềm tuyệt vọng… Vâng, ngoài ra, trong sự này không chỉ mình tôi có lỗi, lỗi còn ở… cả thế kỷ của chúng ta! Mọi dân tộc, mọi gia đình, hơn thế - người người đều tràn đầy tuyệt vọng. […] Thời đại của chúng ta là vậy. Tôi lẽ nào có thể khác đi, bởi tôi là đứa con của thời đại mình!” (Trích nhật ký ngày 1-1-1847 - sinh nhật lần thứ 24 của nhà thơ).

(*) Nguyên tác: “A hazáról”. Dịch từ bản tiếng Nga của N. Chukovsky (rút từ tuyển tập “Petőfi Sándor - Thơ và trường ca”, NXB Văn học, Moscow, 1971)

Nguồn: Nhịp cầu thế giới online, http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1053
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Bài liên quan

Kazimierz Burnat

Kazimierz Burnat (1943-) là một trong số tác giả hàng đầu của nền thơ Ba Lan. Ông sinh năm 1943, hiện đang sống ở thành phố Vơ-rô-slav. Thơ ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở châu Âu. Ngoài những tập đã xuất bản của mình, thơ ông còn có mặt trong rất nhiều tuyển tập và tạp chí văn học nghệ thuật ...

Edward Stachura

Edward Stachura (1937-1979) sinh ngày 18-8-1937 ở Pont-de-Chéruy, vùng Isère, Pháp, bố mẹ đều là người Ba Lan di cư qua Pháp vì những lý do kinh tế. Năm lên 11 tuổi, ông theo gia đình trở về sống ở Ba Lan, và học xong trung học ở Gdynia năm 1956. Trước khi vào Đại học Công giáo Lublin năm 1959, rồi ...

Ryszard Kapuściński

Ryszard Kapuściński, nhà báo kiệt xuất nhất của Ba Lan, sinh ngày 4-3-1932 ở Pińsk (nay thuộc Bạch Nga). Ông theo học khoa Lịch sử Đại Học Tổng Hợp Vacsava vào những năm 1952-1956. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại tòa báo "Ngọn cờ Thanh niên". Tài năng viết phóng sự của ông bắt đầu được bộc lộ, ...

Norodom Sihanouk

Norodom Sihanouk (1922-) là quốc vương của nước Campuchia. Thời nhỏ, học trung học tại truờng Chasseloup Laubat (Sài Gòn). Học đại học tại trường kỵ binh và quân đội thiết giáp Saumur (Pháp). Đã từng dự hội nghị thượng đỉnh Á-Phi Bandung: ký hiến chương các nước không liên kết Về văn học nghệ thuật, ...

Sarith Peou

Sarith Peou sinh năm 1962 tại Campuchia, vượt biên qua Thái Lan năm 1982, sang Mỹ năm 1987, sống tại California, rồi Minnesota. Peou đang nằm tù chung thân vì một vụ án mạng xảy ra năm 1996. Thất nghiệp, mất nhà, mất vợ, thua tiền cờ bạc, Peou cầm một chiếc nhẫn hột xoàn tại một tiệm vàng. Trong một ...

Sławomir Mrożek

Sławomir Mrożek (1930-2013) là nhà văn, nhà soạn kịch người Ba Lan. Năm 1963, ông nhập cư tới Ý, Pháp rồi Mexico. Năm 1996 ông trở lại Ba Lan và định cư ở Krakow. Năm 2008 ông lại chuyển sang Pháp cho tới khi qua đời ở Nice ở tuổi 83.

Nur ad-Din Abd ar-Rahman Jami نورالدین عبدالرحمن جامی

Jami (1414-1492) tên đầy đủ là Nur ad-Din Abd ar-Rahman Jami (tiếng Ba Tư: نورالدین عبدالرحمن جامی), một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Ba Tư trong thế kỷ XV.

Pia Tafdrup

Pia Tafdrup (29/5/1952-) sinh tại Copenhagen, là nhà văn, nhà thơ hàng đầu của Đan Mạch. Bà cũng viết tiểu thuyết và hai vở kịch đồng thời làm việc cho đài phát thanh. Tác phẩm của Pia Tafdrup đã được dịch sang hơn hai mươi lăm thứ tiếng. Hai tuyển tập thơ của bà là Thuỷ triều xuân (Spring Tide) và ...

John Paul II

Giáo hoàng John Paul II sinh ngày 18-5-1920 tại Wadowice (Ba Lan), mất ngày 2-4-2005 tại thành phố Vatican, tên thật là Karol Józef Wojtyła, là giáo hoàng thứ 264 của Thiên chúa giáo. Ông nhận giải Nobel hoà bình tháng 2-2004. Tên tiếng Latin: Ioannes Paulus II Tên tiếng Italia: Giovanni Paolo II ...

Hristo Botev Христо Ботев

Hristo Botev (Христо Ботев, 1847-1848) là nhà thơ, nhà báo, anh hùng dân tộc Bungari. Từ 1863, sang Nga học, chịu ảnh hưởng của các nhà dân chủ cách mạng Nga. Năm 1867, lưu vong sang Rumani, cộng tác với các nhà cách mạng Bungari ở Rumani trong các tờ báo "Chiếc trống", "Bình minh trên sông Đanuyp", ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...