Pénicilline
Khám phá pénicilline của bác sĩ Alexander Fleming giúp cho nền y học mới Ngày 3 tháng 9 năm 1928, bác sĩ Alexander Fleming, 47 tuổi, sau khi nghỉ hè, ông trở về phòng thí nghiệm ở Saint-Mary's Hospital tại Londres Ông ngạc nhiên vì những hộp pétri mà ông cấy ...
Khám phá pénicilline của bác sĩ Alexander Fleming giúp cho nền y học mới
Ngày 3 tháng 9 năm 1928, bác sĩ Alexander Fleming, 47 tuổi, sau khi nghỉ hè, ông trở về phòng thí nghiệm ở Saint-Mary's Hospital tại Londres Ông ngạc nhiên vì những hộp pétri mà ông cấy staphylocoque trên lớp su sa agar có những đám vi khuẩn (colonies) màu trắng xanh mọc lên, giống như mốc của fromage Roquefort. Các hộp pétri của ông đã bị đám nấm nhỏ li ti ô nhiễm: nấm penicillium notatum. Ông la lên " That's funny". Trước khi vứt bỏ các hộp này, ông quan sát thấy xung quanh các đám nấm, staphylocoque không mọc lên được. Mốc này là do một người đồng nghiệp chuyên khoa nấm (mycologie), Charles J. Latouche. Ông này làm việc trên những nấm gây dị ứng trên những bệnh nhân bị suyễn. Mốc này đã diệt những vi khuẩn Staphylocoque của Fleming đã cấy. Fleming nghĩ rằng nấm penicillium notatum tiết ra một chất có thể diệt staphylocoque, nên ông đặt tên chất đó là pénicilline (tiếng latin, "penicilline" là "nấm")
Năm sau, 13 tháng Hai 1929, ông đăng bản tường trình về sự khám phá của mình nhưng Medical Research Club vẫn còn hoài nghi.
Trong suốt hàng chục năm, pénicilline ông tìm ra chỉ dùng để cô lập hóa vi khuẩn B. Influenzae trong phòng thí nghiệm.
Ông thử dùng chất này để xức vết thương, viêm màng kết mạc, viêm xoang. Nhưng khi tiêm vô máu thì không thành công vì khi tiêm xong, pénicilline không bền và không hoạt động.
Năm 1935, Fleming đưa một hộp Pétri cấy peniciccium cho một đồng nghiệp ở St Mary's Hospital. Người này hỏi vì sao hộp pétri này lại quan trọng đến như vậy. Dù sao nó cũng là chương thứ nhất trong câu chuyện về một sự quan sát hay ho dẫn đến sự phát triển những thuốc kháng sinh tân tiến. (Ta có thể xem hộp pétri Penicillium này ở viện Bảo tàng Khoa Học tại London)
Năm 1936, Howard Walter Florey, 48 tuổi, giáo sư bệnh lý tại Oxford nhận Ernest Boris Chain làm nhà hóa sinh học. Ernest Boris Chain là người Ðức, trốn chế độ Nazie và lo về lợi ích của pénicilline cho sứ khoẻ con người. Cùng với Florey và hai nhà vi khuẩn học khác, Edward P. Abraham và Norman Heatley, ông thực hiện việc làm tinh khiết chất pénicilline để dùng cho thật tốt.
Tháng ba, 1940 ê kíp sản xuất thành công được 100 milligram
25 tháng Năm 1940 Florey tiêm một liều streptocoque cho 8 con chuột. Ông chữa trị bằng cách chích một lượng pénicilline cho 2 con và hai con chuột khác thì nhiểu lượng pénicilline liên tiếp. Sau 10 giờ, những con chuột được chích trụ sinh liên tiếp sống được cùng với một trong hai con đã được chích một liều trụ sinh.
Lúc 3 giờ 45 sáng, ông viết vô vở phòng thí nghiệm khám phá nóng hổi: «It looks like a miracle!» (Giống như một phép lạ)
Ê kíp ông vội vàng đăng vô tờ báo Lancet ngày 24/08/1940. Nhưng không ai thèm chú ý đến bài báo, bởi vì lúc đó Anh quốc bị không quân Ðức ném bom và bị hăm dọa sẽ xâm chiếm nên dân chúng có nhiều chuyện lo lắng hơn là chuyện pénicilline.
Họ đã chữa trị được vết thương sưng mủ ở đùi một đứa bé 15 tuổi, nhưng cái khó khăn của họ là không làm sao để chế ra số luợng lớn pénicilline, nhất là vì lúc bấy giờ đang thời chiến tranh nên họ không được dân chúng và chính quyền giúp đỡ.
Phải đợi đến ngày 16/08/1941 mọi người mới được biết kết quả chữa trị của pénicilline, ngày in bài "Further observations on penicillin." trên tờ báo y học The Lancet.