31/05/2017, 12:48

Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình

Nêu cảm nhận và suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau: Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: "Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình". Cuối năm, em viết: "Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm". Mùa đông sau, em viết: "Em ...

Nêu cảm nhận và suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau: Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: "Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình". Cuối năm, em viết: "Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm". Mùa đông sau, em viết: "Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá ồn ào, bụi bặm, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội. Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi coi có phải người Việt không...

HS cần xác định rõ câu chuyện được kể lại là một sự việc có thật và không phải ít gặp trong đời sống. Nội dung căn bản của nó nói về nhận thức của mỗi con người về quê hương, đấtnước, xứ sở và rộng hơn là những gì thân thuộc, gần gũi, thiêng liêng. Hướng về cội nguồn, hướng về các giá trị truyền thống là một cách phát huy tinh thần dân tộc, trau dồi lòng yêu nước, yêu giống nòi,...

Có thể tham khảo một số ý chính sau để triển khai bài viết:

-     Câu chuyện là một quá trình trải nghiệm thấm thìa của một người con xa xứ về quê hương, Tổ quốc: từ chỗ háo hức với sự giàu có, văn minh của nước bạn và có phần coi nhẹ giá trị của quê hương mình (lá thư đầu tiên) đến chỗ cân bằng hơn, đúng đắn hơn trong nhận xét, đánh giá: vẫn khẳng định vẻ đẹp của đất nước bạn nhưng không còn so sánh để tựti về đất nước, dân tộc mình (lá thư thứ hai) và cuối cùng là nỗi nhớ trào dâng, cảm nhận thấm thìa về giá trị, vẻ đẹp của quê hương, đất nước (lá thư thứ ba). Từ đó, lớp nghĩa bề nổi dễ nhận thấy nhất của câu chuyện chính là lời nhắc nhở về tình cảm của con người đối với quê hương xứ sở: phải biết yêu thương, trân trọng, tự hào.

-     Câu chuyện trên còn là một bài học sâu sắc về cách ứng xử với những giá trị truyền thống, thiêng liêng đối với mỗi con người. Thông thường, tâm lí của con người khi tiếp nhận cái mới là háo hức, choáng ngợp bởi vậy dễ dẫn đến lãng quên, phản bội cái cũ. Câu chuyện cho thấy những cái mới, hiện đại, sự giàu có rất quan trọng nhưng nó không thểthay thế được những giá trị truyền thống, thiêng liêng, bởi vậy con người phải biết trân trọng, gìn giữ những giá trị tốt đẹp đó.

-     Từ nhận thức của người con xa xứ, câu chuyện cũng ngầm phê phán những con người ngộ nhận và mải mê chạy theo những thứ hào nhoáng xa xôi mà quên đi những giá trị bền vững, vĩnh cửu ở trong những cái thân thuộc ngay bên cạnh mình.

-     Câu chuyện cũng là bài học về việc tích luỹ vốn sống và sự trải nghiệm. Từ việc thay đổi, trưởng thành trong nhận thức của nhân vật trong câu chuyện (từ lá thư đầu tiên đến lá thư thứ ba), câu chuyện đã cho thấy càng có nhiều trải nghiệm, con người càng sống sâu sắc hơn. Bởi vậy, đôi lúc giữa cái ồn ào, vội vã của cuộc sống hiện đại, con người cần biết sống chậm lại để cảm nhận được giá trị của những thứ xung quanh mình. Vì vậy, nỗ lực phấn đấu được đi xa là để cho những cuộc về gần;mở rộng tầm nhìn là để khắc sâu thêm tình cảm; biết xứ người cũng là để hiểu hơn xứ sở, quê hương mình.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net

huynh hao

0 chủ đề

23969 bài viết

0