Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba
Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật chị con dâu nói: "Nhà ta như sắp tan hoang ra cả... [...] mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc nhoà mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa [...] làm sao, làm sao giữ được ...
Trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật chị con dâu nói: "Nhà ta như sắp tan hoang ra cả... [...] mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc nhoà mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa [...] làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?". Anh (chị) hãy phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích để làm sáng tỏ câu nói trên.
Dựa trên những cảm nhân, hiểu biết về đoạntrích vở kich Hồn Trương Ba, da hàng thịt, HS có thểgiải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý cho phần thân bài của bài viết:
- Giải thích câu nói của chị con dâu: nói về sự đổi thay, tha hoá của Hồn Trương Ba khi ở trong thân xác hàng thịt. Đó chính là bi kịch của nhân vật.
- :
+ Hồn Trương Ba tự ý thức được sự tha hoá của mình (qua cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt).
+ Hồn Trương Ba đau khổ, tuyệt vọng khi bị người thân xa lánh, trách móc (trong cuộc đối thoại với những người thân).
+ Hồn Trương Ba nhận thấy cái giá phải trả là quá đắt nếu sống cuộc sống không phải của mình (trong cuộc đối thoại với Đế Thích).
- Nhận xét về ý nghĩa câu nói của chị con dâu:
+ Những nỗi niềm hoặc buồn bã, đau khổ hoặc thương xót, bất lực hoặc căm ghét, chối bỏ,... của người thân, nhất là lời nói của chị con dâu, đã khẳng định sự tha hoá đáng buồn, đáng thương và cũng đáng sợ, đáng ghét của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào thân xác hàng thịt; đồng thời làm đậm thêm nỗi đau khổ, tuyệt vọng của một con người ý thức sâu sắc về bi kịch đárih mất mình. Những yếu tố này góp phần đẩy mâu thuẫn kịch lên đến cao trào.
+ Qua câu nói của chị con dâu, nhà văn thể hiện tư tưởng phê phán đối với những người chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến mức trở nên phàm phu, thô thiển; những người lấy cớ tâm hồn là cao quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà không chăm lo thích đáng đến đời sống vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn (thực chất, đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng); tình trạng con người phải sống giả (từ thiên đình cho đến mặt đất), không dám và cũng không được là chính bản thân mình... Đó là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hoá.