Vẻ đẹp của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Chị là người con gái sinh ra để gánh vác, để đương đầu với khó khăn, thử thách. Chiến cũng gan góc, đảm đang, tháo vát như người mẹ "từng vượt sông vượt bể" của mình. Tần tảo làm lụng, thay cha mẹ lo chuyện ăn, mặc cho hai em nhưng Chiến không quên mối thù của ba má. Chị lên đường đánh giặc với lời ...
Chị là người con gái sinh ra để gánh vác, để đương đầu với khó khăn, thử thách. Chiến cũng gan góc, đảm đang, tháo vát như người mẹ "từng vượt sông vượt bể" của mình. Tần tảo làm lụng, thay cha mẹ lo chuyện ăn, mặc cho hai em nhưng Chiến không quên mối thù của ba má. Chị lên đường đánh giặc với lời thề sắt đá: "Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!".
1. Khái quát những nét tương đồng của hai nhân vật
Là hai chị em ruột, sinh ra và lớn lên trong một gia đình; lại chỉhơn kém nhau một tuổi nên tính cách của Việt và Chiến có khá nhiều điểm giống nhau. Khi khắc hoạ hai nhân vật này, tác giả nhấn mạnh những nét tính cách tiêu biểu như:
- Hồn nhiên, trẻ trung, nhiều lúc còn giành nhau từ chuyện đi soi ếch đến chuyện bắn tàu giặc trên sông Định Thuỷ, chuyện tòng quân giết giặc,...
- Yêu thương, gắn bó sâu nặng với những người thân, với gia đình, đặc biệt là người mẹ đã hi sinh. Hình ảnh má luôn trở về trong tâm trí hai chị em như nguồn sức mạnh nâng đỡ tinh thần họ. Đêm trước ngày lên đường tòng quân, cả hai chị em đều nhớ đến má: "Hình như má cũng đã về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắng mặt, má cũng phải vềdòm ngó coi chị em Việt tính toán việc nhà làm sao chớ?”. Hành động xung phong vào bộ đội của họ là sự tiếp nối con đường của ba má.
- Họ là "những đứa con" trong một gia đình có nền nếp trọng đạo nghĩa, bất khuất, kiên cường trong chiến đấu. Họ tự hào và có ý thức trách nhiệm với truyền thống cách mạng của gia đình. Mang nặng thù nhà, nợ nước, hai chị em nóng lòng mong mỏi đượccầm súng giết giặc để trả thù cho ba má, xứng đáng với truyền thống của gia đình. Chú Năm dạy các cháu: "kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thìráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu". Chiến và Việt cũng lên đường với quyết tâm sắt đá và đã chiến đấu dũng cảm, lập được nhiều chiến công.
2. Phân tích, so sánh, chỉ ra sự khác biệt trong tính cách của từng nhân vật
a) Nhân vật Việt
- Chàng trai mới lớn hồn nhiên, vô tư, thậm chí có lúc vô tâm:
+ Việt giành nhau với chị và bao giờ cũng đòi phần thắng, đi bộ đội còn giấu chiếc ná thun trong túi quần để thỉnh thoảng bắn chim.
+ Trước ngày lên đường, Chiến lo toan chu đáo bao nhiêu thì Việt vô tâm bấy nhiêu. Cậu chỉ nghĩ đến niềm vui được đi bộ đội cầm súng giết giặc mà không hề nghĩ tới chuyện nhà cửa, ruộng vườn và cả cuộc sống của thằng em út. Trong lúc chị Chiến nhắc lại lời dặn dò của chú Năm một cách trang nghiêm thì Việt "lăn kềnh ra ván, cười khì khì". Chị nói chuyện gì cậu cũng chỉ biết "ừ" và phó mặc hết cho chị... Thấy chị thu xếp mọi việc gọn gàng, Việt lại tưởng má dặn dò chị từ hồi trước.
+ Nét hồn nhiên, thơ trẻ ấy vẫn cứ tồn tại cả khi Việt đã là một chiến sĩ. Bị thương nặng, nằm một mình giữa chiến trường, Việt không sợ giặc, không sợ chết nhưng lại sợ con ma cụt đầu đang ngồi đâu đó trên ngọn cây. Việt cũng hình dung về cái chết một cách rất ngây thơ: chết là một người thì nằm đó, còn một người thì biến lên nóc nhà. Việt thèm được làm nũng chị, "má áp vào báng súng như gối đầu trên tay chị"; thèm được níu chân anh Tánh mà vòi vĩnh như đứa em nhỏ. Gặp lại đồng đội, Việt khóc đó, cười đó chẳng khác gì thằng em út ở nhà.
+ Sự trưởng thành của Việt cũng in đậm tính cách con trai: ý thức rõ ràng về trách nhiệm với truyền thống gia đình; bướng bỉnh, quả quyết khi giành nhau với chị chuyện đi bộ đội; mạnh mẽ, gan góc trong chiến đấu.
+ Cậu không có được sự kiên nhẫn như chị Chiến để ngồi đọc từng chữ trong cuốn sổ ghi chép của chú Năm nhưng luôn có ý thức ro ràng về trách nhiệm với mối thù của ba má, với truyền thống của gia đình.
+ Việt nhận ra lời nhắn gửi của chú Năm qua những câu hò tha thiết. Việt hiểu những gian nan, đau khổ và mong ước của má. Việt ghi khắc trong tâm khảm hình ảnh người mẹ quả cảm, giàu tình thương con và nghị lực phi thường.
+ Với chị Chiến, hằng ngày Việt vẫn ham giành nhau với chị nhưng khi cùng chị khiêng bàn thờ ba má đi gửi, Việt bỗng thấy "thương chị lạ"... Lúc bị thương, Việt luôn nhớ về người chị gái với tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng.
- Tính cách anh hùng của Việt được thể hiện qua cuộc chiến đấu gay go, ác liệt: Việt bị thươns nặng, lạc đơn vị; một mình giữa chiến trường, mắt không nhìn thấy, chân khônẹ đi được, tay cũng không còn cử động nổi,... Vậy mà cậu tân binh này vẫn luôn giữ vững ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất; sẵn sàng trong tư thế chiến đấu.
b) Nhân vật Chiến
- Người con gái trẻ trung, duyên dáng: cũng thích giành nhau với em; ra trận vẫn mang theo mảnh gương trong túi áo... vẻ đẹp nữ tính toát lên ngay từ cử chỉ quen thuộc "kẹp một nhúm tóc mai vào miệng" và nụ cười tươi tắn... Những chi tiết tưởng chừng rất nhỏ đó ,đã mang lại cho nhân vật vẻ sống động, độc đáo.
- Người chị đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, tháo vát trong công việc gia đình:
+ Vóc dáng chị khoẻ khoắn, xốc vác rthư má với "hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng", "thân người to và chắc nịch". Chỉ hơn Việt một tuổi nhưng là chị lớn nên Chiến luôn nhường nhịn em, đảm đang, chịu thương chịu khó. Chuyện duy nhất Chiến không chịu nhường Việt là việc lên đường cầm súng. Hành động đó cũng thể hiện tấm lòng của người chị thương em, muốn thay em gánh vác mối thù nhà, muốn giữ cho em thêm một khoảng thời gian yên bình...
+
+ Trước ngày hai chị em đi chiến đấu, Chiến thu xếp việc nhà rất gọn gàng, chu đáo. Từ chuyện nhà cửa, ruộng vườn,... đến chuyện gửi bàn thờ ba má, Chiến đều xếp đặt đâu ra đấy. Nghe Chiến bàn bạc, Việt ngỡ má đã dặn dò chị từ trước và không phải một lần, cậu thấy chị nói năng, bàn việc "in như má vậy", vẻ chắc chắn, già dặn của chị khiến cậu em trai tưởng đâu người đang nằm trong buồng với thằng em út chính là má; chỉ khác chút xíu là "chị không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi". Sự thu xếp chu đáo của Chiến khiến chú Năm cũng phải ngạc nhiên, thán phục: "Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non".
3. Nguyễn Thi đã xây dựng được hai nhân vật với cá tính sắc nét, sinh động, rõ ràng đâu là chị, đâu là em; đâu là cô gái vừa đảm đang vừa trẻ trung, duyên dáng, đâu là cậu con trai lộc ngộc, vô tư. Ngôn ngữ kể, tả và lời ăn tiếng nói của các nhân vật giản dị, tự nhiên, toát lên vẻ đẹp của cuộc sống đời thường...