Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài viết Vợ chồng A Phủ’, sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu viết Chiếc thuyền ngoài xa.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài viết Vợ chồng A Phủ’, sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu viết Chiếc thuyền ngoài xa. Đều viết về nỗi khốn khổ của người phụ nữ nhưng cách nhìn nhận, cách giải quyết vấn đề và thông điệp mà hai nhà văn muốn gửi đến bạn đọc có khác nhau. Anh (chị) hãy làm ...
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài viết Vợ chồng A Phủ’, sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu viết Chiếc thuyền ngoài xa. Đều viết về nỗi khốn khổ của người phụ nữ nhưng cách nhìn nhận, cách giải quyết vấn đề và thông điệp mà hai nhà văn muốn gửi đến bạn đọc có khác nhau. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó.
Câu hỏi này nhằm đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật của HS về hai hình tượng văn học. Tuy nhiên, yêu cầu chính của câu hỏi không phải là chỉ ra đặc điểm của hai nhân vật (MỊ và người đàn bà hàng chài) mà là thông qua hai nhân vậtthấy được những điểm khác biệt trong cách nhìn nhận, cách giải quyết vấn đề và thông điệp của hai nhà văn.
Để đáp ứng tốt yêu cầu của câu hỏi, trước hết HS cần hiểu chính xác các khái niệm cách nhìn nhận, cách giải quyết vấn đề và thông điệp của nhà văn; từ đó mới đối chiếu vào hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chiếc thuyền ngoài xa để chỉ ra sự khác biệt trên ba phương diện ấy.
Tham khảo gợi ý sau:
- Cách nhìn nhận một hiện tượng đời sống cho thấy nhân sinh quan của nhà văn. Cụ thể ở đây là trước nỗi khốn khổ của người phụ nữ, Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu nhìn nhận thế nào? Nỗi khổ ấy có gì giống và khác nhau? Đâu là nguyên nhân của nỗi khổ ấy?
- Cách giải quyết vấn đề là hướng giải thoát cho nhân vật, thể hiện rõ nhất ở cách kết thúc tác phẩm.
+ Trong Vợ chồng A Phủ, Mị thoát khỏi nỗi khổ bằng ý chí, nghị lực và sức sống tiềm tàng; bằng cách chạy theo A Phủ đến khu du kích Phiềng Sa. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh cuộc đời tự do, hạnh phúc của đôi trai gái.
+ Trong Chiếc thuyền ngoài xa, người đàn bà hàng chài xin không li dị người chồng vũ phu, nghĩa là vẫn cam chịu cảnh khốn khổ với những trận đòn để đổi lại một điều khác. Kết thúc tác phẩm, những nhân chứng của sự việc - nhân vật "tôi" và chánh án Đẩu đã hiểu ra, "vỡ ra" nhiều điều trong nhận thức về cuộc sống trước hành động của người phụ nữ này.
- Thông điệp của nhà văn là ý nghĩa của hình tượng mà người viết muốn gửi gắm trong đó; đó cũng là tư tưởng của nhà văn trước hiện thực mà ông chứng kiến, miêu tả.
+ Qua câu chuyện của Mị, thông điệp Tô Hoài muốn gửi gắm chỉ có thể hiểu là: Cuộc sống của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám là vô cùng cực khổ; người phụ nữ chỉ có thể thoát khỏi nỗi khổ đó khi dám vùng lên và đi theo cách mạng (đơn nghĩa).
+ Ý nghĩa của câu chuyện về người đàn bà hàng chài trong truyện của Nguyễn Minh Châu thì rất đa dạng, phong phú (đa thanh):
• Tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: nghệ thuật cần gắn liền với cuộc sống; người nghệ sĩ không thể nhìn cuộc sống bằng con mắt đơn giản, chỉ thấy được hình thức bề ngoài;...
• Cuộc sống vốn đầy những nghịch lí và bi kịch mà nhiều khi chỉ người trong cuộc mới hiểu hết và có quyết định phù hợp.
• Tâm hồn, tình cảm và ý chí của người phụ nữ, dù chỉ là người phụ nữ bình thường, cũng là một bí ẩn, một thế giới kì lạ, sâu thẳm, không dễ gì hiểu hết...
Có thể nêu lên, bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhiều ý nghĩa khác nữa, miễn là không gượng ép, áp đật. .