Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Cảnh ngày xuân
Đề bài: Em hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích thành công của Nguyễn Du khi đi miêu tả cảnh sắc của tự nhiên. Bức tranh mùa xuân cùng khung cảnh lễ hội mùa xuân được tác giả tái hiện đầy chân thực, ...
Đề bài: Em hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích thành công của Nguyễn Du khi đi miêu tả cảnh sắc của tự nhiên. Bức tranh mùa xuân cùng khung cảnh lễ hội mùa xuân được tác giả tái hiện đầy chân thực, sống động. Đoạn trích cảnh ngày xuân được đánh giá là đoạn trích có nội dung độc đáo cùng nghệ thuật miêu tả đầy tinh tế, sâu sắc. Bức tranh mùa xuân được Nguyễn Du phác ...
Đề bài: Em hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du
Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích thành công của Nguyễn Du khi đi miêu tả cảnh sắc của tự nhiên. Bức tranh mùa xuân cùng khung cảnh lễ hội mùa xuân được tác giả tái hiện đầy chân thực, sống động. Đoạn trích cảnh ngày xuân được đánh giá là đoạn trích có nội dung độc đáo cùng nghệ thuật miêu tả đầy tinh tế, sâu sắc.
Bức tranh mùa xuân được Nguyễn Du phác họa trước hết thông qua những cảm nhận về thời gian, đó chính là khoảng thời gian ngắn ngủi, chảy trôi vô tình như những coi thoi trên khung cửi:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Ấn tượng về thời gian của Nguyễn Du thể hiện qua cảm nhận về thời gian, thời gian của ngày xuân ngắn ngủi, chảy trôi vô tình, thấm thoắt đã bước đến tháng cuối cùng của mùa xuân “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.
Sau những ấn tượng về thời gian, Nguyễn Du đã tái hiện lại bức tranh mùa xuân đầy rực rỡ, tươi đẹp. Đó là sắc xanh của những đám cỏ mơn mởn trải dài đến phía cuối chân trời, trong bức tranh mùa xuân ấy còn có những cánh hoa lê điểm xuyết tạo nên vẻ tinh khôi, tươi mới.
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”
Vẻ đẹp của ngày xuân còn được thể hiện thông qua những lễ hội quen thuộc, đó là lễ hội Thanh minh- lễ tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của gia đình. Đây cũng là thời gian để mọi người cùng nhau đi du xuân, thưởng thức những cảnh sắc độc đáo nhất của một năm. Trong không khí của lễ hội mùa xuân ấy, mọi người bốn phương đều cùng nhau tập trung lại để cùng đi trẩy hội, đây cũng là cơ hội để kết bạn, kết duyên cho những đôi nam thanh nữ tú đi dự hội. Cũng hòa mình vào trong không khí mùa xuân, chị em Thúy Kiều náo nức, rộn rã chuẩn bị quần áo chơi xuân.
“Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”
Ở mỗi lễ hội thường diễn ra hai phần đó chính là phần lễ và phần hội. Ở phần hội những thanh niên nam nữ dập dìu cùng nhau đi du xuân tạo nên không khí rộn rã, tấp nập cho không khí ngày xuân. Bên đường lại là cảnh tượng những đồng tiền vàng, đồ mã được đốt nghi ngút tạo nên cảnh “Ngổn ngang gò đống kéo lên”. Những lễ hội mang tính phong tục được Nguyễn Du khéo léo lồng ghép, đưa vào khiến cho bài thơ trở nên gần gũi với cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người Việt Nam.
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Đối lập với khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập của những lễ hội buổi sáng, khi chiều về là lúc lễ hội tan, chị em Thúy Kiều ra về trong sự tiếc nuối, lưu luyến, khung cảnh chiều tà tĩnh lặng với dòng suối nhỏ uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ, phong cảnh cũng trở nên tĩnh lặng nhưng lại mang vẻ đẹp đầy chất trữ tình.
Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên sống động, tái hiện được những phong tục văn hóa đầy độc đáo của dân tộc. Qua đó thể hiện được đời sống tinh thần đầy phong phú cùng với khát khao tuổi trẻ đầy mãnh liệt của chị em Thúy Kiều.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CẢNH NGÀY XUÂN
CANH NGAY XUAN
CHỊ EM THÚY KIỀU
THÚY KIỀU