28/05/2017, 19:43

Dòng sông truyền thống trong “Những đứa con trong gia đình”

Đề bài: Em hãy phân tích dòng sông truyền thống được thể hiện trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút từ tập Truyện và Kí xuất bản năm 1978.Đúng như tên gọi của truyện, tác ...

Đề bài: Em hãy phân tích dòng sông truyền thống được thể hiện trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút từ tập Truyện và Kí xuất bản năm 1978.Đúng như tên gọi của truyện, tác giả đã dựng nên được hình tượng những người con trong một gia đình lớn gia đình cách mạng. Họ gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, trong tình yêu quê hương đất nước, họ ...

Đề bài: Em hãy phân tích dòng sông truyền thống được thể hiện trong  tác phẩm "Những đứa con trong gia đình"  của Nguyễn Thi 

Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút từ tập Truyện và Kí xuất bản năm 1978.Đúng như tên gọi của truyện, tác giả đã dựng nên được hình tượng những người con trong một gia đình lớn gia đình cách mạng. Họ gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, trong tình yêu quê hương đất nước, họ cùng mang những nét thống nhất về bản chất ở con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng, nhưng mỗi nhân vật lại có một đặc sắc riêng làm ta hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Câu chuyện được kể lại qua dòng hồi ức chập chờn đứt nối của nhân vật chính-Việt trong cuộc chiến ác liệt tại một cánh rừng cao su, anh bị thương nặng và lạc cả đồng đội, rất chân thật xúc động, anh ngất lịm đi rồi lại tỉnh được sống với gia những kỷ niệm đáng nhớ khoảng thời gian còn bên gia đình(ông nội, ba má, chú Năm, chị Chiến…) cùng những niềm vui thời thơ ấu khiến anh quên đi cái đau, dường như tiếp thêm sức mạnh cho anh vượt qua cái chết. 

2

Câu chuyện gia đình của Việt cũng dài như một dòng sông, là một gia đình cách mạng điển hình hiếm gặp nơi miền Nam trong những ngày kháng chiến oanh liệt của dân tộc nói chung và chống Mĩ-Ngụy nói riêng.Mỗi thế hệ trong gia đình ấy như là một khúc sông nhỏ góp vào dòng sông truyền thống ấy làm nó như dài vô tận. Ở họ không chỉ là sự tiếp nối huyết thống đơn thuần mà như được ngấm máu cách mạng để tiếp nối truyền thống và“dường như họ sinh ra để đánh giặc”.Chiến tranh dữ dội và tàn khốc quá, bao nhiêu những con người ưu tú đã hy sinh, ngã xuống để bảo vệ cho nền hòa bình của dân tộc, gia đình Việt cũng không ngoại lệ.

Ông nội của Việt bị chánh tổng bắn chết, bà nội Việt bị lính huyện đánh đập, ba Việt đi bộ đội tầm vông thì bị chúng chặt đầu, còn má Việt vì tìm thông tin cho du kích mà chúng pháo của địch mà chết. Chính những đau thương mất mát ấy lại thể hiện tấm lòng yêu nước của gia đình Việt to lớn đến nhường nào. Ở họ,  luôn sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc quên mình cho độc lập dân tộc.

Chú Năm của Việt là một nhân vật còn sống, là người mà Việt cà chị Chiến nương tựa vào, là người nông dân Nam Bộ hiền lành, từng làm cày thuê cuốc mướn gặp không ít đắng cay dồi dào kinh nghiệm sống. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống. Là người “Văn hay chữ tốt” được giao trọng trách gìn giữ cuốn sổ gia đình. Cuốn sổ ấy ghi lại chi tiết đầy đủ những thời khắc linh thiêng lập công của mỗi người trong gia đình, và nơi ghi những chứng cớ tội ác của kẻ thù đã gây ra vô vàn đau khổ cho đại gia đình, cùng quê hương. Thế hệ Việt và Chiến vẫn rất may mắn khi được sự dìu dắt chỉ bảo đặt kì vọng, luôn được sự khích lệ từ người chú đầy tinh thần trách nhiệm, tấm lòng trung kiên, ở tính cách tự nhiên đầy chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm.Ta ấn  tượng với  người mẹ của Chiến được phác họa cũng là hiện thân của truyền thống:

Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi",người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng. Bà là  một  người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả trước quân thù không sợ những đe dọa của giặc, bà dò đường đi để liên lạc giúp những người chiến sĩ cọng sản.Hết mình giúp chồng giết giặc, đau đớn trước sự hy sinh của người chồng nhưng nó cũng giúp bà kiên cường hơn bao giờ hết, ghìm nén đau thương để mà sống và để che chở cho đàn con trong lần “đi đòi đầu chồng”,dạy bảo con lớn lên tự lập, và tháo vát như Chiến là điển hình là hình ảnh của Mẹ.

Đến thế hệ anh hùng trẻ Chiến và Việt, mỗi người có một tính cách riêng,bởi sự khác nhau về tính cách con gái và con trai, một người là chị, một người là em. Nhưng ở họ vẫn tựu chung là những người con(cháu) vô cùng hiếu thảo, sống rất tình cảm, vì gia đình, nước nhà chịu nhiều đau thương quá lớn, sớm nuôi lòng căm thù giặc sâu sắc, mong muốn được cầm súng vùng lên trả thù.Nhân vật Chiến, mang tính cách đậm chất người con gái Nam Bộ, giống má từ vóc dáng đến cả tính tình,chị rất giàu nữ tính,đảm đang, tháo vát, tính toán mọi việc cẩn thân. Và Chiến hơn Việt chừng hơn một tuổi nhưng Chiến lớn hơn hẳn so với Việt, luôn biết nhường nhịn em. Riêng chi tiết Việt đòi đi bộ đội trước là Chiến không nhường, bộc lộ sự giành lấy phần gian khổ, không muốn em chịu đựng sự hy sinh quá sớm. Và vì trong gia đình bây giờ Chiến là người lớn nhất cho nên cô gái mười chín tuổi trưởng thành hơn và biết lo lắng sắp xếp việc nhà.Trước khi lên đường nhập ngũ , Chiến  lo toan mọi việc để lại ruộng cho cô Bác đến việc cho anh em trong xã mượn nhà để mở lớp học, từ việc lo giỗ má đến việc gửi  bàn thờ má sang nhà chú Năm hứa hẹn với tinh thần luôn lạc quan “ngày thắng lợi sẽ đưa má về….” Sự sắp xếp hợp lý đến nỗi  Việt tưởng rằng đó là những điều má dặn chị trước khi má mất, còn chú Năm thì phải khen ngợi vì sự sắp xếp đó “ gọn bề gia thất đặng bề nước non”. Ở cô gái này, có nét hồn nhiên, vui tươi, cô cũng từng lập chiến công lớn ngay từ khi còn trẻ. Chiến cũng có ý nghĩ choán lấy tâm trí cô vô cùng mạnh mẽ:”Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu:”Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”

Còn Việt một chàng trai mười tám tuổi, chỉ kém chỉ có một tuổi nhưng Việt trẻ con hơn chị rất nhiều.Việt trẻ con hơn so với chị, hay tranh giành, đòi phần hơn với chị Chiến, thế nhưng việc Việt nhất định đòi đi lính để trả thù cho ba má làm nổi bật được vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ nhưng nó được tôn trọng thể hiện trong những hành động cao cả lớn lao.Việt còn là chàng trai được chiều chuộng nhất nhà nên vô lo vô nghĩ, nhưng vẫn biết nghe lời chị, giúp đỡ chị.Phẩm chất anh hùng của Việt được toát lên rõ nét, ngay từ nhỏ Việt đã tỏ ra là một người rất căm thù giặc, dám xông vào đá cái thằng đã giết chết ba của mình. Sau này vào chiến trường Việt còn lập được nhiều “chiến công hiển hách. ”- một mình diệt xe bọc thép của giạc trong một trận đánh, không chỉ dừng lại vậy anh còn được ca ngợi đến là luôn trong tinh thần chủ động tiến công, luôn nêu cao ý chí bất khuất, dù chỉ còn một thân một mình, bị thương nặng vẫn trong tư thế tìm giặc “dù chỉ có thể cử động được một ngón tay, nó vẫn được đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng sẵn sàng…”. Dường như anh chiến sĩ Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành động dũng cảm gan góc và lòng  khao khát được đánh giặc trả thù cho những đau thương quân xâm lược đã gây ra với gia đình và đất nước.
Từ đây ta dễ hiểu được một thế hệ đầy sức trẻ, đầy hy vọng, kiên cường, dũng cảm đang chiến đấu quên mình với lạc quan tin vào ngày chiến thắng nước nhà. 

Ta thấy được nguồn gốc sức mạnh tạo thành phẩm chất tốt đẹp nơi người anh hùng Việt, Chiến chính là truyền thống gia đình. Sự chuyển giao thế hệ trẻ(Việt, Chiến) đầy sức sống, hoài bão nhưng ý thức được trách nhiệm của mình phải là sự tiếp nối với thế hệ cha chú đi trước(chú Năm, ba má Viêt..) đã nằm lại để quyết đem hòa bình về cho Tổ quốc thật cao cả tạo nên một sức mạnh bất diệt ngàn đời của dân tộc Việt. Mỗi người con trong gia đình nên có trách nhiệm góp phần làm nên truyền thống gia đình( như những khúc sông nhỏ gộp mình thành dòng sông…, rồi những con sông gia đình ấy lại đổ vào biển cả dân tộc, đến đại dương nhân loại mãi chẳng bao giờ cạn, và rộng lớn vô cùng) .

Truyện ngắn đã thể hiện được vẻ đẹp đậm Nam Bộ của con người trong gia đình cách mạng, hình ảnh dòng sông truyền thống đầy ý nghĩa sâu sắc,Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người  trong thời đại lịch sử oanh liệt của dân tộc đã trở thành dấu ấn trong tác phẩm xuất sắc  của nhà văn Nam Bộ này khiến độc giả khó quên. Ta cảm thấy tự hào, và quyết tâm tu dưỡng phát huy nâng cao tầm nhìn, kêu gọi sự ủng hộ hòa bình không chiến tranh trong thời đại ngày nay để giữ vững và phát huy truyền thống đậm chất Việt Nam với bạn bè nhân loại.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CHIẾN

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VIỆT

CẢM NHẬN VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG BÀI NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH 


 

0