24/05/2018, 21:24

Nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân

Quản lý thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá nhân để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu ...

Quản lý thuế thu nhập cá nhân là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu thuế thu nhập cá nhân để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra.

Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

- Tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Thuế thu nhập cá nhân chiếm tỉ trọng chủ yếu trong số thu ngân sách nhà nước ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế thu nhập nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời số thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp đến thu nhập của các cá nhân, có thể làm giảm nỗ lực làm việc và gây nên các phản ứng ngay lập tức từ phía chịu thuế như hành vi trốn thuế... Để tăng cường và ổn định số thu ngân sách nhà nước trong tương lai, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng cần được chú ý để duy trì và phát triển cơ sở tạo nguồn thu thuế thu nhập của các cá nhân.

- Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư

Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua công cụ luật pháp để tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác động này. Qua công tác tổ chức thực hiện và thanh tra việc chấp hành các luật thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng, cùng với việc tăng cường tính pháp chế của chính sách thuế này, ý thức chấp hành chính sách thuế sẽ được nâng cao, từ đó tạo thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”

ở các nước phát triển, thu nhập trung bình của người dân cao nên thuế thu nhập cá nhân đã trở nên vô cùng quen thuộc. Do là thuế trực thu nên tác động của thuế thu nhập cá nhân mang tính trực tiếp, đối tượng chịu thuế có thể cảm nhận được ngay. Họ biết mình phải nộp thuế và dần trở nên quen thuộc với việc này. Từ đó, người dân sẽ nhận thức được rõ hơn về nghĩa vụ nộp thuế của mình. Chính vì vậy, họ sẽ có ý thức rõ ràng hơn về tính pháp chế của chính sách thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành chính sách này. Còn ở các nước đang phát triển, do thu nhập dân cư còn thấp nên thuế thu nhập cá nhân là vấn đề còn mới mẻ với khá nhiều người. Người dân vẫn phải nộp thuế nhưng có cảm nhận ít hơn về tác động của thuế, thậm chí không biết gì đến thuế vì chủ yếu là thuế gián thu. Người dân mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả đã có thuế trong đó. Do đó, ý thức về nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước nhìn chung là thấp hơn.

- Phát huy tốt nhất vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nền kinh tế. Các vai trò của thuế thu nhập cá nhân như đã nêu ở phần 1.1.3. Tuy nhiên việc phát huy những vai trò đó không thể tự nó đạt được mà để có kết quả thì việc thực hiện đó phải thông qua những nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân là một phần quan trọng của quản lý tài chính Nhà nước, Công tác này cần được nhìn nhận ở tầm vĩ mô và phải bao gồm toàn bộ các công việc thuộc các lĩnh vực lập pháp và hành pháp, tư pháp về thu. Nội dung của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân bao gồm :

Ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân

Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập pháp. Việc ban hành chính sách thuế thu nhập cá nhân sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, ban hành chính sách cũng đưa ra những căn cứ để kiểm tra, thanh tra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu này.

Để mỗi công dân đều sống và làm việc theo pháp luật thì chính sách thuế thu nhập cá nhân cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:

Trước hết, việc xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách thuế cần đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và chặt chẽ.Vì loại thuế thu nhập cá nhân khá phức tạp nên nguyên tắc này cần được đảm bảo để hạn chêa hành vi trốn thuế của các đối tượng nộp thuế.

Thứ hai, quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo được yêu cầu đặt ra trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo tính công bằng đối với cả người nộp thuế và xã hội.

Thứ ba, quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân cũng cần đảm bảo tính công bằng đối với người nộp thuế và xã hội. Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự cách biệt quá lớn về mức sống giữa các cá nhân trong xã hội nhưng cũng cần động viên sự phấn đấu làm việc của người lao động. Các quy định phải đảm bảo cho thu nhập thực tế sau khi nộp thuế của các đối tượng nộp thuế tương xứng với công sức lao động và sự đóng góp của họ.

Ngoài yêu cầu cơ bản trên, để đảm bảo chính sách thuế thu nhập cá nhân phát huy hiệu quả cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện, bao gồm: Phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt bằng các phương pháp bắt buộc và khuyến khích tự nguyện; cải tiến và hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt đối với cá nhân, hộ gia đình tự doanh; Phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, tư vấn, kê khai thuế chuyên nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cá nhân có liên quan. Nâng cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế; Tăng cường tuyên truyền, vận động sâu rộng về chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN), xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến thông tin phản hồi từ người nộp thuế; Tăng cường hợp tác, tranh thủ trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế để xây dựng chính sách thuế TNCN theo các tiêu chuẩn hiện đại và đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc xây dựng một sắc thuế thu nhập cá nhân hoàn chỉnh, có thể thỏa mãn đầy đủ các nguyên tắc trên là một điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy, mỗi quốc gia khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân cho nước mình cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, hiệu quả và chi phí kinh tế để quyết định xem cần chú trọng vào vấn đề nào hơn.

Đối tượng nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân thuộc loại thuế trực thu nên đối tượng chịu thuế cũng đồng thời là đối tượng nộp thuế. Xác định đối tượng nộp thuế là một trong những nội dung quan trọng của thuế thu nhập cá nhân, từ đó mới có thể vận dụng cách tính thuế cho phù hợp. Khi tiến hành xác định đối tượng nộp thuế, người ta thường dựa vào hai tiêu thức là “nơi cư trú” và “nguồn phát sinh thu nhập”.

Theo tiêu thức “nơi cư trú", một cá nhân được xác định là cư trú ở một nước phải nộp thuế tại đó đối với mọi khoản thu nhập phát sinh từ khắp nơi trên thế giới , còn một cá nhân được xác định là không cư trú ở một nước chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập phát sinh tại nước đó.

Theo tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập” lại quy định: một cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở một nước đối với mọi khoản thu nhập của cá nhân phát sinh tại nước đó.

Hiện nay, đa số các nước tính thuế thu nhập cá nhân theo tiêu thức “nơi cư trú”. Tuy nhiên, khái niệm thế nào là một cá nhân cư trú tại một nước lại được định nghĩa khác nhau trong luật thuế thu nhập cá nhân của các nước. Rất có nhiều nước quy định cá nhân cư trú là người định cư tại nước đó hoặc những người đến nước đó không thường xuyên nhưng tổng số ngày ở tại nước đó vượt quá 183 ngày trong một năm (năm dương lịch hay năm tài chính). Tuy nhiên, một số nước lại đưa ra những định nghĩa về cá nhân cư trú cụ thể hơn và có điểm khác với định nghĩa nêu trên.

Ví dụ như Nhât Bản đưa ra một định nghĩa tương đối phức tạp, trong đó có 3 khái niệm khác nhau là cá nhân cư trú thường xuyên, cá nhân cư trú không thường xuyên và cá nhân không cư trú. Cụ thể là :

+ Cá nhân cư trú thường xuyên là cá nhân định cư thường xuyên ở Nhật Bản liên tục trong vòng 5 năm .

+ Cá nhân cư trú không thường xuyên là cá nhân không có ý định cư trú thường xuyên tại Nhật nhưng có nơI thường trú ở Nhật từ 1 năm trở lên và không được quá 5 năm .

+ Cá nhân không cư trú là cá nhân không có nơi định cư tại Nhật Bản và sống tại Nhật Bản ít hơn 1 năm .

Các cá nhân nước ngoài đến Nhật Bản sẽ được coi là có nơi cư trú tại Nhật Bản trừ khi các hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ khác chỉ rõ rằng họ sẽ ở lại Nhật Bản ít hơn một năm.

Các cá nhân cư trú thường xuyên bị tính thuế trên thu nhập từ mọi nguồn ; các cá nhân cư trú không thường xuyên bị tính thuế trên thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng được trả tại Nhât Bản hoặc chuyển đến Nhật Bản.

Các cá nhân không cư trú chỉ phải nộp thuế đối với thu nhập có nguồn gốc từ Nhật Bản.

ở Pháp, một người được coi là cư trú tại Pháp nếu coi Pháp là nơi ở chính, hành nghề chính hay có các trung tâm quyền lợi đặt Pháp hoặc thường xuyên có mặt ở Pháp trên 6 tháng trong 1 năm hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập.

Luật thuế thu nhập cá nhân của Mỹ lại quy định: cá nhân cư trú là công dân Mỹ và những người cư trú ở Mỹ tối thiểu 330 ngày đêm.

Đối với Hàn Quốc, cá nhân cư trú là người có nhà ở hoặc nơi cư trú tại Hàn Quốc trong thời hạn một năm trở lên.

Thụy Điện quy định mọi công dân Thụy Điển và người nước ngoài đang cư trú tại Thụy Điển có thu nhập từ bất kỳ đâu, đều là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân, trừ trường hợp người Thụy Điển ở nước ngoài trên 6 tháng.

Luật thuế thu nhập cá nhân Việt Nam quy định, công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi lao động, công tác ở nước ngoài; cá nhân khác định cư không thời hạn ở Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam từ 183 ngày trong 12 tháng liên tục được coi là cư trú ở Việt Nam là đối tượng nộp thuế thu đối với mọi khoản thu nhập chịu thuế.

Sự phân biệt cư trú hay không cư trú của một đối tượng nộp thuế là rất quan trọng để xác định đối tượng nộp thuế đó phải nộp thuế ở mức độ nào.

Như vậy, có thể thấy tùy vào chính sách và trình độ quản lý của từng nước mà mỗi nước sẽ đưa ra các định nghĩa sao cho phù hợp với tình hình của mình.

Việc xác định đối tượng nộp thuế căn cứ vào tiêu thức “nguồn phát sinh thu nhập” được hầu hết các nước áp dụng để tính thuế các khoản thu nhập phát sinh tại nước đó của những cá nhân không cư trú. Có rất ít nước áp dụng duy nhất tiêu thức này khi xác định đối tượng nộp thuế. Cách tính thuế theo nguồn phát sinh thu nhập chỉ thích hớp với những nước có nhiều người nước ngoài đến làm việc và đầu tư, còn công dân nước đó ít đi làm hay đầu tư ở nước ngoài.

Luật Pháp quy định, công dân Pháp và những người tạm trú từ sáu tháng trở lên tại nước này (bất luận quốc tịch nào) có chức nghiệp và lợi ích kinh tế tại Pháp đều phải kê khai và đóng thuế.

Theo luật Đức, cư dân thường trú và dân nước ngoài không thường trú có nguồn thu nhập tại Đức đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân .

Hàn Quốc quy định đối tượng nộp thuế là toàn bộ các cá nhân là người cư trú hoặc không ở Hàn Quốc. Trong đó, người không cư trú ở Hàn Quốc là người có thời hạn ở Hàn Quốc dưới 1 năm và chỉ phải nộp thuế thu nhập với thu nhập phát sinh ở Hàn Quốc.

ở Hồng Kông, mọi cá nhân không phân biệt “ cư trú” hay “không cư trú” chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân tại Hông Kông đối với các khoản thu nhập phát sinh tại nước này.

Trung Quốc thi đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là những người có thu nhập trên 1500 nhân dân tệ (ba triệu đồng Việt Nam) mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Việt Nam quy định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm :

1. Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập;

2. Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập (sau đây gọi là cá nhân khác định cư tại Việt Nam)

3. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam kể cả người nước ngoài không sinh sống tại Việt Nam nhưng có thu nhập tại Việt Nam .

Đối tượng tính thuế

Việc xác định đối tượng tính thuế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu được đề cập đến trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của các nước. Căn cứ vào đó, người ta có thể thấy rằng loại thuế thu nhập cá nhân mà từng nước cụ thể áp dụng có công bằng không, thuế này tạo được nguồn thu như thế nào cho ngân sách nước đó. Đối tượng tính thuế ở đây là một số khoản thu nhập nằm trong diện tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của từng quốc gia. Để tính được thuế thu nhập cá nhân phải nộp trước tiên phải xác định được những khoản thu nhập nào là đối tượng tính thuế và tính toán thu nhập đó như thế nào. Sau đó, căn cứ vào một số quy định khác trong chính sách thuế như các khoản miễn giảm, khấu trừ… cơ quan thuế xác định được thu nhập tính thuế, từ thu nhập tính thuế và thuế suất sẽ xác định được thuế phải nộp.

Trước hết, chúng ta cần xác định một khái niệm cho thuật ngữ “thu nhập”. Cho đến nay, hầu hết các đạo luật về thuế thu nhập cá nhân ở các nước thường chỉ quy định những khoản thu nhập nào phải tính thuế. Tuy nhiên, trên thực tế cũng tồn tại một số quan niệm về thu nhập như sau:

+ Thu nhập là giá trị nhận được của một pháp nhân hay thể nhân nào đó trong một khoảng thời gian nhất định không phân biệt nguồn gốc phát sinh.

+ Giá trị đó có thể được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay các giá trị vật chất, phi vật chất nhưng có thước đo chung là tiền tệ.

+ Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân.

Từ những quan niệm trên, có thể nói rằng thu nhập cá nhân là giá trị một cá nhân kiếm được trong một khoảng thời gian (thường là một năm) sau khi đã khấu trừ đi các chi phí để tạo ra thu nhập đó.

Điều thực sự cần làm đối với ngành thuế mỗi nước là phải xác định đối tượng tính thuế từ thu nhập sao cho người nộp thuế chấp nhận và để luật thuế có tính khả thi cao. Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu kinh tế, xã hội trong việc thu thuế thu nhập cá nhân.

* Thu nhập được phân loại theo những tiêu thức nhất định để xác định đối tượng tính thuế:

- Theo thời gian, người ta chia thu nhập thành thu nhập thường xuyên và không thường xuyên.

- Theo nguồn tạo ra thu nhập, người ta chia thành thu nhập từ lao động, thu nhập từ đầu tư, thu nhập khác.

+ Thu nhập từ lao động: là khoản thu nhập thường xuyên nhận được dưới dạng thu nhập từ kinh doanh, hành nghề tự do như tiền lương, tiền công hoặc các khoản thù lao khác mà cá nhân nhận được trong quá trình lao động.

+ Thu nhập từ đầu tư: lãi cổ phần, lãi cho vay, tiền bản quyền…

+ Thu nhập

0