24/05/2018, 21:24

Hành vi tập thể

Về bản chất thì giống nhau nhưng có nhiều cách để định nghĩa hành vi tập thể: * là hành vi tương đối tức thời và phi cấu trúc của một nhóm người đang phản ứng lại một ảnh hưởng chung trong một tình huống có hơi mơ hồ (Neil Smelser) ...

Về bản chất thì giống nhau nhưng có nhiều cách để định nghĩa hành vi tập thể:

* là hành vi tương đối tức thời và phi cấu trúc của một nhóm người đang phản ứng lại một ảnh hưởng chung trong một tình huống có hơi mơ hồ (Neil Smelser)

* là hành động, suy nghĩ và cảm xúc ở nhiều người và không tuân thủ tiêu chuẩn xã hội đã xác lập.

diễn ra trong khuôn khổ xã hội là tập thể và quần chúng.

Tập thể: là số đông người có sự tương tác hạn chế với nhau và không có cùng tiêu chuẩn được xác định rõ và theo quy ước. Khác với tập thể xã hội, tập thể có tính chất nhất thời này có tương tác với nhau rất hạn chế (như trong một đám đông hỗn tạp) hay thậm chí không có tương tác trực tiếp với nhau (ví dụ trong một mốt thời trang nhất thời nào đó). Trong tập thể này, ranh giới xã hội không rõ ràng và các cá nhân không hoặc gần như không có ý thức tư cách thành viên (như đám đông đang xúm vào xem một tai nạn giao thông). Nếu như trong một tập thể xã hội (ví dụ sinh viên của một lớp đại học), các tiêu chuẩn và quy ước khá rõ ràng thì trong tập thể nhất thời (ví dụ đám đông tụ tập ở hồ Gươm sau một trận đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia) các tiêu chuẩn, quy ước không được xác lập.

Quần chúng: là tập thể đã được địa phương hóa, là sự tập hợp nhất thời những người có cùng quan điểm chung và thường ảnh hưởng lẫn nhau. Nhà xã hội học Mỹ Herbert Blumer (1900 - 1987) đã chia quần chúng thành 4 loại:

* Quần chúng ngẫu nhiên: đám đông chỉ nhận biết về nhau một cách thoáng qua được tập hợp một cách ngẫu nhiên do có mối quan tâm chung nhất thời. Ví dụ: đám đông đang xem một vụ đánh nhau ngoài phố hay xem rùa hồ Gươm đang nổi lên...

* Quần chúng quy ước: đám đông tham gia một sự kiện có lập chương trình cẩn thận và mặc dù không thể tương tác với nhau nhiều, họ hành động thích hợp với tình hình. Ví dụ: những người tham gia một cuộc bán đấu giá, đám tang...

* Quần chúng biểu cảm: đám đông hình thành do sự kiện gây cảm xúc mạnh đối với họ. Ví dụ: những người tụ tập ở quảng trường trong đêm giao thừa, những người tham gia tưởng niệm nạn nhân của một thảm họa...

* Quần chúng hành động: đám đông tham gia vào những hành động có tính chất bạo lực và phá hoại khi cảm xúc kết hợp đã không kiềm chế được. Ví dụ: đám đông gây ra thảm họa trên sân vận động Heysel năm 1985 trong trận chung kết cúp C1 giữa Juventus F.C. và Liverpool F.C....

Ngoài 4 dạng quần chúng do Herbert Blumer phân loại, các nhà xã hội học còn bổ sung thêm quần chúng phản đối. Đó là những người tham gia vào những hành động để thúc đẩy một số mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội... nào đó như đình công, tẩy chay,... Quần chúng loại này có thể giống như quần chúng quy ước nhưng cũng có thể chuyển sang quần chúng hành động khi cảm xúc bột phát, thậm chí dẫn đến bạo lực hay phá hoại. Quần chúng hành động có một số hành vi đáng quan tâm trong xã hội học là:

* Cuồng nhiệt hoặc hoảng loạn: Cuồng nhiệt là sự tham gia đầy thích thú của quần chúng trong một khoảng thời gian tương đối dài vào một hành động nào đó. Nó khác với sự cuồng nhiệt của đám đông biểu cảm khi xem một chương trình nhạc rock and roll chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn. Một ví dụ của sự cuồng nhiệt là làn sóng người đổ xô đến Lục Yên tìm đá đỏ trong thập niên 1990. Trái với sự cuồng nhiệt là khi người ta hành động để hướng tới một cái gì đó, sự hoảng loạn là lúc quần chúng tìm cách tránh một cái gì đó. Sự hoảng loạn có thể xảy ra khi rạp hát, nhà cao tầng... bị cháy hay bị tấn công, khi thị trường chứng khoán sụp đổ... Tuy vậy, sự hoảng loạn có khi còn xảy ra do những nguyên nhân hoàn toàn không có thực. Một ví dụ nổi tiếng là năm 1938, đài CBS, Mỹ phát thanh vở kịch được chuyển thể từ tiểu thuyết khoa học giả tưởng Chiến tranh giữa các thế giới của nhà văn Anh Herbert George Wells. Chương trình này tường thuật y như thật một cuộc tấn công của người sao Hỏa xuống trái đất và chiếm lĩnh thành phố New York. Mặc dù chương trình đã giải thích rằng đó là những chi tiết tưởng tượng nhưng những nghiên cứu sau đó cho thấy khoảng 1/4 số thính giả nghe chương trình đều nghĩ đó là chuyện có thực. Vào thời điểm đó, hàng ngàn người Mỹ hốt hoảng tụ tập với nhau ngoài đường để loan tin "sự tấn công" trong khi tổng đài điện thoại bị quá tải với những lời cảnh báo nhắn gửi cho bạn bè và người thân.

* Nổi loạn hay bạo động: là loại hình bạo lực nhất của quần chúng hành động. Nhiều trường hợp là tự phát nhưng cũng có khi do sự kích động, chủ ý của những lãnh tụ chính trị. Hành hình kiểu Lynch là một dạng điển hình của sự nổi loạn.

Ngoài các hành vi của tập thể được địa phương hóa, những tập thể phân tán lại có những hành vi dưới dạng

0