18/06/2018, 16:06

Nội chiến Yemen : lại là Sunni vs Shia

Chiến dịch “Siêu bão” của liên quân do Arập Xêút dẫn đầu nghiencuulichsu tổng hợp Tình hình nội chiến ở Yemen hiện nay là sự xung đột giữa phe Houthi, theo hệ phái Shiite với lực lượng của Tổng thống Abd Rabbo Mansour Hadi, dòng Sunni. Kể từ năm 2009, cuộc xung đột giữa ...

operation-decisive-storm-yemen-allies

Chiến dịch “Siêu bão” của liên quân do Arập Xêút dẫn đầu

nghiencuulichsu tổng hợp

Tình hình nội chiến ở Yemen hiện nay là sự xung đột giữa phe Houthi, theo hệ phái Shiite với lực lượng của Tổng thống Abd Rabbo Mansour Hadi, dòng Sunni. Kể từ năm 2009, cuộc xung đột giữa phiến quân Houthi ở miền Bắc và Chính phủ trung ương bắt đầu nổ ra. Từ năm 2014, những tay súng Houthi bắt đầu trở thành lực lượng mạnh mẽ nhất tại Yemen sau khi chiếm giữ được thủ đô Sanaa. Và từ tháng 2/2015, tình hình xung đột đã buộc Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi phải chạy xuống thành phố Aden ở miền Nam lánh nạn. Nhưng những ngày cuối tháng 3 này, phe Houthi lại tiếp tục tấn công xuống Aden khiến ông Hadi phải bay sang Riyadh cầu cứu Arập Xêút. Ngày 25/3, Liên minh hỗ trợ Tổng thống Hadi, gồm 10 nước Arập do Arập Xêút dẫn đầu, đã bắt đầu tiến hành chiến dịch không kích “Siêu bão” để hỗ trợ và ngăn chặn quân Houthi tiến về phía nam, chiếm nốt thành phố Aden, nơi mà ông Hadi sau khi về đây lánh nạn đã tuyên bố là thủ đô tạm thời của Yemen. Ngày 30/3, Arập Xêút thông báo đã kiểm soát hoàn toàn các cảng biển của Yemen .

Nhìn rộng ra, ở cả khu vực Trung Đông, cuộc đối đầu giữa hệ phái Shiite và Sunni, đều theo đạo Hồi, đã kéo dài suốt chiều dài lịch sử của tôn giáo này, chứ không chỉ riêng gì ở Yemen. Chỉ có điều ngọn lửa chiến tranh ở Yemen đã bùng lên cách đây vài tháng làm nhiều thường dân thiệt mạng khiến cộng đồng quốc tế quan tâm hơn. Từ đó, những rắc rối mới được nảy sinh.

Tranh hùng trong thế giới Hồi giáo

Từ trước đến nay, Iran và Saudi Arabia vốn ganh đua không khoan nhượng để giành vị thế, tầm ảnh hưởng khu vực cũng như quyền lãnh đạo thế giới Hồi giáo. Ở Trung Đông, cuộc đối đầu giữa hệ phái Hồi giáo Shiite và Sunni luôn tồn tại suốt chiều dài lịch sử của tôn giáo này, chứ không riêng gì ở Yemen. Tuy nhiên, ngọn lửa chiến tranh ở Yemen bùng lên từ cuối năm 2014 đã khiến rắc rối mới nảy sinh.

Saudi Arabia đã chỉ đích danh Iran đứng sau toàn bộ quá trình lực lượng Houthi dấy loạn, từ việc chiếm quyền kiểm soát Thủ đô cho đến lúc hoàn tất “cuộc lật đổ” trên thực tế đối với chính quyền được quốc tế công nhận do Tổng thống Hadi đứng đầu.

Yemen vốn là quốc gia nghèo khó, lạc hậu và bất ổn, nhưng lại có vị trí địa chiến lược với tất cả các nước trong khu vực và sự an toàn của thông thương hàng hải quốc tế. Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đã nhiều lần tuyên bố rằng an ninh của Yemen là “một bộ phận không thể tách rời” của khối Ả rập, vậy mà nay người Ả rập đã thấy “Iran đứng bên bờ Đông cửa biển Mandab” rồi. Trong bối cảnh đó, Saudi Arabia cho rằng giữ chân được Iran là một trong những bước đi quan trọng đối với an ninh của họ, và Yemen như “một mũi giáo sắc nhọn của Iran cần phải bẻ gãy”.

Gần đây, những cuộc mật đàm giữa Mỹ và Iran càng làm Saudi Arabia hoài nghi quyết tâm của chính quyền Mỹ giữ lời hứa bảo vệ đồng minh Ả rập. Đặc biệt, nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm đạt thỏa thuận hạt nhân với chính quyền Tehran làm Riyadh cảm thấy tương lai bất trắc trong bối cảnh Iran không che giấu tham vọng phát huy ảnh hưởng ra khắp khu vực.

Phiến quân ở Yemen là ai?

Khởi thủy từ năm 1992, Houthi là một tổ chức “tín đồ trẻ” theo Hồi giáo Shia do anh em gia đình Houthi thành lập. Tổ chức lớn mạnh nhanh chóng để trở thành một phong trào tôn giáo-chính trị, có ảnh hưởng đáng kể tại Yemen, được Iran yểm trợ tích cực và thành một lực lượng vũ trang có gần 10.000 tay súng vào năm 2009. Nay Houthi được ước lượng có thể có tới hơn 100 nghìn thành viên, tính cả các thành phần vũ trang và không vũ trang.

Lực lượng Houthi từ đầu chỉ là một phong trào Hồi giáo Shia chủ trương khoan dung và hòa bình, có nhãn quan rộng rãi về giáo dục và văn hóa. Nhưng chẳng bao lâu, Iran đã gây được ảnh hưởng mạnh mẽ lên phong trào này ngay cả trước thời gian người Yemen đấu tranh thắng lợi chống chế độ độc tài của Tổng thống Saleh. Dần dà đến năm 2011, các lãnh đạo của phong trào, trong đó có gia đình Houthi, đã tuyên bố hướng theo Iran về tư tưởng tôn giáo và chính trị.

Giới nghiên cứu nhận xét rằng Houthi đã phát triển và hoạt động giống hệt như lực lượng Hezbollah ở Liban và Syria. Cả Hezbollah với Houthi đều được Iran vũ trang và cố vấn về tổ chức, lãnh đạo về tinh thần. Mới đây Iran đưa cố vấn quân sự sang Iraq, và được cho là đã vũ trang cho lực lượng dân quân Shia của Iraq để chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS. Ảnh hưởng đáng kể của Tehran ở Iraq cả về chính trị lẫn quân sự đã gây khó xử cho người Mỹ. Bây giờ ở Yemen lại hiện ra một lực lượng đang muốn chiếm chính quyền để trở thành một nước Hồi giáo Shia thân Iran, thì ảnh hưởng của Iran rõ ràng đã phát triển vượt bực quanh bán đảo Arập.

Iran luôn phủ nhận việc chuyển vận vũ khí tới Yemen. Ngày 31/3, hãng thông tấn IRNA của nhà nước Iran dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marziyeh Afkham nói rằng những cáo buộc cho rằng Iran chuyển vũ khí cho phiến quân Houthi là ” hoàn toàn bịa đặt”.

Mặt trận mới trong cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” giữa Arập Xêút và Iran

Nguyên nhân cốt lõi thúc đẩy Riyadh trực tiếp sử dụng vũ lực bắt nguồn từ phong trào Mùa xuân Arập và thái độ do dự của chính quyền Obama. Năm 2011, Tổng thống Mỹ đã không có một cử chỉ ủng hộ Tổng thống Ai Cập Hosni Moubarak, để cách mạng đường phố lật đổ nhà lãnh đạo đồng minh khu vực này sau mấy ngày biểu tình. Năm 2013, thái độ tiền hậu bất nhất của Tổng thống Mỹ không chịu oanh kích Syria làm Riyadh thất vọng. Tiếp sau đó là những cuộc mật đàm giữa Mỹ và Iran, đồng minh của Syria và kẻ thù của Arập Xêút, bị tiết lộ càng làm Riyadh hoài nghi quyết tâm của chính quyền Mỹ giữ lời hứa bảo vệ đồng minh Arập.

Quyết tâm của Tổng thống Obama đạt thỏa thuận hạt nhân với chính quyền Hồi giáo Iran, dù phải trả giá cao làm cho Riyadh cảm thấy tương lai bất trắc trong bối cảnh Iran không che giấu tham vọng phát huy ảnh hưởng ra khắp khu vực từ Iraq, Syria, Lybia, Liban cho đến…Yemen.

Các chuyên gia nhận định: “Nếu chiến dịch Yemen thành công, chúng ta sẽ chứng kiến một bước đột phá trong chính sách đối ngoại của Arập Xêút”. Riyadh sẽ quyết liệt hơn và dứt khoát hơn để đương đầu với Iran mà không tùy thuộc vào Mỹ.

Washington tuyên bố không tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến Yemen, nhưng sẽ trợ giúp đồng minh Riyadh về tình báo ở mức độ tối thiểu.

Ngày 30/3, Đại sứ Arập Xêút tại Mỹ gọi chiến dịch không kích do Arập Xêút lãnh đạo nhắm vào phiến quân Houthi ở Yemen là một “cuộc chiến tranh cần thiết” chứ không phải là một cuộc chiến tranh đánh mướn chống lại Iran.

Arập Xêút và các đồng minh vẫn lo ngại về tầm ảnh hưởng của Iran ở Liban, Iraq và Syria. Nếu bây giờ để mất thêm cả Yemen thì Arập Xêút không chỉ bị mất thể diện và suy giảm ảnh hưởng ở khu vực mà còn phải đối phó với nguy cơ thực sự về an ninh.

Chỉ là nội chiến không thôi đã khó chấm dứt vì Yemen đã trở thành tâm điểm mới của khủng bố quốc tế. Yemen là căn cứ của Al-Qaeda trên bán đảo Arập (AQPA), bị Washington cho là nhánh nguy hiểm nhất của mạng lưới thánh chiến, đã lên tiếng nhận là đã tổ chức vụ khủng bố tòa soạn Charlie Hebdo ở Paris hôm 7/1. Nếu thêm cả ngoại chiến vào nữa thì đất nước này sẽ còn đắm chìm lâu dài trong chiến sự và bạo lực, mất an ninh và ổn định. Nếu như thế thì hai phe ở trong và hai phía bên ngoài Yemen đều đang hủy hoại tương lai nước này.

 

Nguồn tham khảo và trích dẫn :

– Yemen: Lắm thầy nhiều ma

–Phiến quân ở Yemen là ai?

– Yemen: Không chỉ là nội chiến

0