18/06/2018, 16:35

Nỗi ám ảnh Bài-Việt tại Cambodia

Nhà sư đốt cờ Việt Nam bằng giấy trong cuộc biểu tình trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh (8/10/ 2014) Tác giả Tim Frewer* Đàm Hà Khánh dịch Tại sao Campuchia nhỏ? Bọn Yuon! Tại sao Campuchia nghèo? Bọn Yuon! Tại sao rừng và tài nguyên thiên nhiên bị quản lý ...

thediplomat_2016-09-06_14-52-54-386x257 Nhà sư đốt cờ Việt Nam bằng giấy trong cuộc biểu tình trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh (8/10/ 2014)

Tác giả Tim Frewer*

Đàm Hà Khánh dịch

Tại sao Campuchia nhỏ? Bọn Yuon!

Tại sao Campuchia nghèo? Bọn Yuon!

Tại sao rừng và tài nguyên thiên nhiên bị quản lý yếu kém? Là bọn Yuon!

… Tại sao tôi phải đau dạ dày? Cũng tại bọn Yuon!

Xu hướng bài Việt đang thống trị đất nước Cambodia, ngay cả giữa những nhóm NGO (Tổ chức phi chính phủvà các tổ chức chính trị khác nhau

Vào ngày 21/6/2015 một lực lượng quân đội và cảnh sát ập vào làng Areyksat tại tỉnh lị Kandal cưỡng chế tháo dỡ 55 nhà thuyền và 10 nhà dân khỏi bờ sông. Không giống như những đợt cưỡng chế khác vốn không hiếm gặp ở Cambodia, lý do đưa ra không phải để phát triển hạ tầng mà vì “lý do môi trường”. Những người bị cưỡng chế là cư dân gốc Việt được xem là “làm ô nhiễm khu vực” theo giới chức địa phương và ảnh hưởng đến “vẻ đẹp địa phương” và “du lịch trong nước và quốc tế”. Trên một trong số những kênh tin tức của Đảng Nhân Dân Cambodia đưa tin  , người dẫn chương trình hân hoan công bố”dân nhập cư phải tuân thủ luật pháp” và giới chức địa phương nên “bảo vệ môi trường”. Những người dẫn chương trình thâm chí còn thêm vào (một cách thiếu nghiêm túc) rằng “dân nhập cư đã bị trục xuất về Việt Nam” và kết thúc với nụ cười hân hoan.

Hai tuần sau đó nhóm cư dân gốc Việt này hoang man không biết sẽ đi về đâu khi một nhóm đông đảo sinh viên được hộ tống bởi cảnh sát tiến vào khu vực tiến hành dọn dẹp. Họ hô hào việc cần thiết phải bảo vệ và làm sạch môi trường. Bối cảnh kì quái diễn ra với đám đông sinh viên kết hợp cùng binh lính hô hào việc phải ” dọn sạch” môi trường địa phương trước con mắt ngỡ ngàng của những cư dân bị trục xuất.

Đây không phải lần đầu cư dân gốc Việt bị quét khỏi vùng đất mà họ xem như quê nhà- kể từ thập niên 90 họ đã bị cưỡng chế di dời mấy lần. Cho dù cộng đồng này sinh trưởng ngay tại Cambodia, việc không được hòa nhập làm họ ít có cơ hội chống lại việc bị trục xuất.

Tại Chong Kneas tỉnh Siem Reap, những làng nổi của cư dân gốc Việt đã bị giải tỏa khỏi đất liền để làm cảng Sou Ching, dự kiến phục vụ từ 3000-4000 lượt du khách hàng tháng đến viếng thăm hồ Tonle Sap nổi tiếng. Kể từ khi tiến hành xây dựng càng này vào 2008, các làng nổi của dân gốc việc bị loại trừ một cách có hệ thống khỏi việc tiếp cận nguồn phúc lợi do du khách mang đến. Khu cảng mới được dự kiến sẽ làm sạch và phát triển khu vực. Khu làng nổi vốn bị ngành công nghiệp du lịch tô vẽ như một trải nghiệm đời sống cộng sinh sông nước lạ lùng và ngoại lai có thể gây tổn hại, thật ra là một nhóm cư dân không tổ quốc lênh đênh vì bị trục xuất khỏi đất liền.

Tại Kompong Chnang, giới chức đặt mục tiêu “làm sạch” thành phố, tiến hành trục xuất 1000 cư dân gốc Việt vì cho rằng họ làm “tổn hại và ô nhiễm” khu vực bờ sông. Kể từ năm 2000 những làng nổi của dân gốc Việt dọc dòng sông Tonle Sap đã bị trục xuất và tháo dỡ dưới chiêu bài “bảo vệ môi trường”.

Vào tháng tám, đài Tự Do Á Châu tường thuật giới chức tại Kratie đã hoàn tất kế hoạch làm sạch khu bờ sông Mekong tập trung vào việc cưỡng chế gia cư của dân gốc Việt dọc theo bờ sông. (Thật ra những làng này bao gồm cả cư dân người Khmer và người di cư  gốc Chăm.  Một sốlàng, chẳng hạn như tại Kompong Luong ở Pursat là nhóm cư dân  hỗn hợp, trong khi những người ở Kampong Chhnang và Siem Reap có xu hướng tách biệt hơn.)

Rõ ràng có sự tương đồng giữa những câu chuyện này. Người gốc Việt đang phải sinh sống trên mặt nước ở một vị trí mong manh nhất bởi tình trạng vô thừa nhận, sự phụ thuộc sinh kế vào đánh bắt cá, sự thiếu hụt tính chất hợp pháp tại những nơi họ cư trú, sự tăng cường quản lý nhà nước tại những nơi vốn trước đây không có sự kiểm kiểm soát, và cuối cùng là sự lan tỏa của làn sóng trỉ trích vào khu vực sinh sống của riêng cư dân gốc Việt đang sinh sống trên lãnh thổ Cambodia

Không giống những vụ cưỡng chếtrong môi trường đô thị, hoặc của người nghèo ở nông thôn, những vụ cưỡng chế phần lớn không được chú ý và không có sự cảm thông nào. Các nhóm NGO không đổ xô đến truy tìm nguyên nhân cư dân gốc Việt bị trục xuất. Không có cuộc biểu tình đầy màu sắc nào được thực hiện, không có truyền thông quốc tế đến ghi chép hoàn cảnh của họ. Những người trên đài phát thanh tiếng Khmer không giận dữ đòi công lý. Giới học giả làm việc về giải tỏa phớt lờ những vụ việc như vậy . Người Việt nếu phát ngôn sẽ không được công nhận là tên chủ hộ gia đình. Trong hầu hết các trường hợp, họ lặng lẽ đồng ý theo yêu cầu và buộc phải di dời.

Mục tiêu của tôi khi đưa ra những ý trên – tất nhiên chưa phản ánh hết sự phức tạp của những vụ việc- không phải để thử khắc họa ra rằng nhóm  dân Cambodia gốc Việt là nhóm dễ bị tổn thương nhất như là nạn nhân giành cho các nhóm NGO và các nhà nghiên cứu (bổ sung vào danh sách các nhóm “dễ bị tổn thương” dường như không bao giờ kết thúc của đất nước Cambodia). Thay vào đó, tôi muốn thu hút sự chú ý đến biểu hiện của trục trung tâm của nền chính trị Campuchia mà phần lớn vẫn chưa được nghiên cứu và thảo luận – luận điệu về người Việt như là mối đe dọa lãnh thổ đối với tương lai của cộng đồng người Khmer. Mục tiêu của tôi trong việc đưa ra vấn đề này tại thời điểm Campuchia đang trầm mình trong những  vấn đề lớn hơn nhiều là để nêu bật đến cách thức mà các sự việc tiếp nối cho thấy đất nước Cambodia vẫn duy trì mối nghi ngờ sâu sắc và lòng căm thù đối với người Việt. Campuchia hiện đang ở một thời điểm tối quan trọng khi chuẩn bị đến cuộc bầu cử 2018 và trong khi dân chủ, nhân quyền, quốc sách, và tính hợp pháp sẽ là những khía cạnh trung tâm của việc phân tích và vận động, ít người sẵn sàng chấp nhận cái nhìn sâu sắc về tâm lý bài Việt đã và đang chi phối nền chính trị Campodia .

Nếu so sánh một quốc gia thuộc địa và một quốc gia hậu thuộc địa, một trong những yếu tốchủ chốt là quyền đối xử tàn bạo của chính quyền hay vương quyền đối với cư dân không mong muốn vốn  nằm ngoài cộng đồng chính trị tùy thuộc hoàn toàn vào nhà nước hậu thuộc địa. Các quốc gia nhỏ như Campuchia có thể phải chịu áp lực rất lớn để tham gia vào giao dịch thương mại song phương và đa phương, vốn phải từ bỏ nghiêm trọng khái niệm về chủ quyền; họ có thể bị buộc phải tham gia vào các chương trình lâu dài và mơ hồ để xây dựng nền dân chủ và nền quản trị tốt; họ phải xây dựng  bộ máy công chức đan chéo với các nhóm NGO nước ngoài, các chuyên gia phát triển và chuyên gia tư vấn; họ có thể phải chịu áp lực phải cấp những khu vực đất đai rộng lớn cho nhà đầu tư nước ngoài; để tái xây dựng các khu vực của đất nước thành những công viên giải trí lớn phục vụ du khách; phải chào mừng làn sóng các nhóm NGO và các nhóm nhân đạo đổ vào tham gia thực hiện các dự án phát triển; thậm chí phải chấp nhận người tị nạn không mong muốn từ các nước lớn. Nhưng có một điều không bao giờ mất đi là chủ nghĩa dân tộc và giấc mơ về chủ quyền. Campuchia có thể là một quốc gia  nghèo, phụ thuộc về kinh tế và chính trị và đã từng là thuộc địa của người Thái, người Việt, và người Pháp (và cả các phe cánh quốc tế thông qua các nhóm NGO và các nhà tài trợ), nhưng vẫn nằm trong hệ thống mà các quốc gia nhỏ vẫn điều hành một cách chuyên chế cư dân và lãnh thổ của nó thông qua việc đề cao chủ quyền.

Mọi người đều dính líu ít nhiều đến chủ nghĩa phát xít

Giấc mơ thuộc địa hồi sinh một nền văn hóa cổ đại suy tàn , khôi phục lại biên giới lãnh thổ cũ, quyền kiểm soát tuyệt đối rằng ai (và ai không được phép) di chuyển qua biên giới, khôi phục lại quyền lực chính trị cho giai cấp cầm quyền người Khmer  vẫn còn tồn tại trong lòng đất nước Cambodia ngày nay. Mặc dù người Cambodia thường được xem trên truyền thông quốc tế và trong giới nghiên cứu khoa học như là những nạn nhân – của Khmer Đỏ, của một chế độ suy đồi, lạm dụng đất đai, bất bình đẳng giới, và biến đổi khí hậu- Cambodia, giống như bất kỳ quốc gia thực sự nào, cũng là nơi tồn tại xu hướng chống di dân, phân biệt chủng tộc, và sự cuồng tín. Một trong những nét nổi bật nhất của chủ nghĩa dân tộc cực đoan là- những người có thể không biết chữ và bị loại khỏi một nền giáo dục đàng hoàng, không chăm sóc y tế, không công việc đàng hoàng, không phúc lợi xã hội, nhưng có một thứ mà bất cứ ai cũng có thể tham gia vào là chủ nghĩa dân tộc. Bạn không cần phải có giáo dục hoặc thuộc thành phần thượng lưu để tham gia vào phong trào bài Việt.

Những khu rừng có thể mất đi, số dân không có đất có thể tăng lên từng ngày, người dân bị bỏ rơi bởi nhà nước có thể phải lao vào những công việc lao động bấp bênh và nguy hiểm, nhưng  vấn đề về di dân và loại bỏ ảnh hưởng của người Việt trong cấu trúc chính phủ luôn tồn tại và gắn kết sự quan tâm của mọi người. Vì vậy, một ý tưởng lan truyền và phổ biến  rằng Việt Nam – đặc biệt là người Việt – là nguyên nhân gốc rễ mang đến tai ương cho Campodia và quan niệm đó có thể được tìm thấy trong ngay cả các tổ chức NGO cấp tiến, các nhà hoạt động rừng, các cấp chính quyền địa phương, các nhà hoạt động đất đai, những người giàu có, cũng như trong tầng lớp tinh hoa nắm quyền.

Khi nhà phân tích chính trị nổi tiếng Kem Lay bị bắn chết thê thảm tại Phnom Penh vào tháng trước, đám đông dân chúng đề phòng cảnh sát can thiệp vào bằng chứng, đã cố gắng ngăn chặn nhà chức trách di chuyển thi thể. Thật quái lạ khi đám đông giận dữ hét lên “youn” (một thuật ngữ ám chỉ một cách xúc phạm người Việt Nam) vào cảnh sát, buộc tội họ là người Việt Nam. Làm thế nào họ có thể đồng thanh và nhất trí  – khi  không có bất kỳ cơ sở nào- xem viên sĩ quan là người Việt chỉ vì hành động của anh này được có thể phương hại đến một vị anh hùng Khmer vốn tuyên truyền rất nhiều những ý tưởng về Việt Nam. Những lời cáo buộc kiểu đó chẳng mấy xa lạ – trong  các cuộc biểu tình năm 2014 , những người biểu tình tại Freedom Park đã chế giễu nhân viên bảo vệ bằng cách gọi họ là “Yuon” vì một lý do tương tự (mặc dù họ thực sự là người Khmer) – do đó đã nảy sinh phản ứng bạo lực. Trong một số trường hợp lời lăng mạ như vậy có thể dẫn tới đám đông đánh chết nạn nhân rồi bu vào hôi của chỉ vì nạn nhân là người Việt. 

Điều đáng ngại nhất là,  không chỉ đám đông giận dữ hay các nhóm biểu tình giữ quan điểm như vậy. Sự nghi kị – và cả hận thù -đối với người Việt không phải hiếm gặp trong giới hoạt động và các tổ chức NGO cấp tiến. Nhiều lần tôi đã chứng kiến các nhân viên người Khmer trong các nhóm NGO vềđất đai, tài nguyên thiên nhiên, và các vấn đề quyền con người tham gia vào luận điệu bài Việt mà không bị chất vấn. Hoặc gần đây, trong một chuyến đi đến Prey Lang với các nhà hoạt động rừng, tôi đã buộc phải chịu đựng một bài diễn văn khoa trương lê thê vô cùng tẻ nhạt của một nhà hoạt động rừng trẻ tuổi có liên hệ với tổ chức Mother Nature  đồng thời là thành viên của cái gọi là “nhóm phân tích chính trị trẻ” của Kem Ley  về đề tài người Việt là nguyên nhân gây nên tình trạng quản lý rừng yếu kém của Campodia. Ngay cả tại Politikocoffee, một diễn đàn hàng tuần thành lập bởi các nhà hoạt động tự do Campuchia và các bloger,  gần như không thể có một cuộc trò chuyện về các vấn đề của người Việt ở Campuchia mà không gợi lên chủ nghĩa dân tộc và những cảm xúc mạnh mẽ về vấn đề người Việt “vượt biên trái phép.”

Vấn đề ở đây là chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã âm thầm thống trị trong các phe cảnh đối lập với  chế độ hiện hành. Vì vậy, tồn tại ý tưởng cố hữu rằng chế độ hiện hành là một con rối của người Việt (trái ngược với tinh thần Khmer) gây nên tình trạng đồng nhất giữa việc chống đối chế độ Hun Sen và tình cảm bài Việt. Việc xoay trục của Campuchia sang phía Trung Quốc – chẳng màn đến chế độ thực dân Pháp, chủ nghĩa thực dân mới của các nhóm NGO, vai trò của Trung Quốc trong thời kỳ Khmer Đỏ, cuộc xâm lược của người Thái trong lịch sử, và thực tế là Campuchia đã chiếm nhiều đất của vương quốc Champassak ở Nam Lào – tất cả đều được bỏ lơ. Thay vào đó, là một bài giảng chính trị dai dẳng khắc họa mối liên hệ không thể phủ nhận giữa việc mất đất Khmer cổ xưa  (vùng Kampuchea Krom ở đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, đảo Koh Tral ngoài khơi  thuộc tỉnh Kampot, và gần đây hơn là một khu vực tranh chấp nhỏ hơn nhiều dọc theo phía đông biên giới) với  chế độ hậu Khmer Đỏ được Việt Nam hậu thuẫn cùng  nhiều vấn đề đương đại do tham nhũng và quản lý yếu kém tài nguyên thiên nhiên. Luận điệu đơn giản này dường như luôn luôn được ẩn bên dưới tâm lý phổ biến – tại sao Cambodia nhỏ? Bọn Yuon! Tại sao Cambodia nghèo? Bọn Yuon! Tại sao rừng và tài nguyên thiên nhiên bị quản lý yếu kém? Là bọn Yuon!  … Tại sao tôi phải đau dạ dày? Cũng tại bọn Yuon!

Có phải người Việt là vấn đề?

Hiện đã có một số phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh thuộc Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đặc biệt được Sam Rainsy và Kem Sokh dùng để khai thác tâm lý chống Việt Nam. Nhưng điều quan trọng phải lưu ý rằng tình cảm chống Việt phổ biến hơn và vượt hẳn tầm CNRP. Lãnh đạo của Đảng Liên đoàn Dân chủ Khem Veasna (vốn chỉ giành được hơn 1% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2013, để thành đảng phái lớn thứ tư) nổi tiếng với luận điệu huênh hoang chống nhập cư kì quái (luôn nhằm duy nhất vào Yuon) có thể làm ngay cả Donald Trump phải cảm thấy  xấu hổ. Sự phát triển gần đây của đảng Sức mạnh Khmer của Soun Serey Ratha cũng dựa hoàn toàn vào luận điệu tương tự, rằng phải “tống cổ bọn Youn khỏi đất Campodia” – Một cựu lính RCAF lưu vong từ Canada, người đã kêu gọi một cuộc đảo chánh của quân đội  – luôn luôn nhấn mạnh tính cấp bách của việc “giải phóng Campodia khỏi chế độ bù nhìn của Việt Nam.”

Chẳng có gì mới trong những luận điệu này, chính sách khủng bố và ngược đãi người Việt đã là chủ thuyết chính trị chính kể từ thời chính phủ Lon Nol thập niên 70. Những vụ thảm sát bạo lực nhắm vào người Campuchia gốc Việt năm 1970 dưới bàn tay của Lon Nol – vốn bị số đông dân chúng Campuchia gần như hoàn toàn quên lãng – báo động một thực tế là tướng Lon Nol đã có thể khai thác tình cảm chống Việt để giảm bớt sự bất bình của quần chúng về thực tế là chế độ quân chủ được yêu quý đã bị xóa bỏ lần đầu tiên sau 1000 năm. Vì vậy, một nghiên cứu mới – cùng với bằng chứng đặc biệt mới xuất hiện tại tòa án Khmer Đỏ – cho thấy chế độ Khmer Đỏ không chỉ là một cỗ máy giết người hoang tưởng tự hủy diệt, một chế độ giết người hàng loạt dẫn đến sụp đổ là mà còn là kết quả của một mục tiêu địa chính trị sâu thẳm nhằm của loại trừ một cách có hệ thống ảnh hưởng của Việt Nam ra khỏi cộng đồng chính trị Campuchia . Không một người Việt Nam nào ở lại Campuchia trong chế độ Democratic Kampuchea được cho là đã sống sót và vì lý do này mà từ “diệt chủng” được sử dụng trong phương cách chính quyền này thanh tẩy người Việt. 

Rõ ràng rằng mặc dù dư luận quần chúng Cambodia – được hỗ trợ bởi các phương tiện truyền thông quốc tế – đang đấu tranh để thừa nhận sự đau khổ của các nhóm phi-Khmer trong thời gian này và vai trò của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong việc cổ vũ bạo lực. Cách thức dân chúng bị cuốn vào sự tuyên truyền rằng sự dã man của Khmer Đỏ là để chống lại  sự xâm nhập của Việt Nam rất  vô lý – không chỉ vì đây là luận điệu được KR sử dụng để loại bỏ “yếu tố nước ngoài”, mà bởi vì nó hoàn toàn chối bỏ bạo lực chống lại người Việt Nam.

Trái ngược với tâm lý phổ biến, có thể nói rằng rằng thập niên 1990 là một thời kỳ quan trọng có tính chất bản lề gây nên sự thù ghét người Việt trong nền chính trị Cambodia.  Một ngụ ý phổ biến của các chính trị gia đối lập và các nhà phân tích chính trị là chế độ hậu KR mở ra sự nhập cư hàng loạt của người Việt dưới sự giám sát ban đầu của quân đội Việt Nam và sau đó chế độ là dưới chế độ Hun Sen. Đây không phải là nơi để tranh luận những tuyên bố này – mà thường đi kèm với sự phóng đại, cảm xúc hung hăng, nhiệt tình dân tộc, nói thẳng ra là sự phân biệt chủng tộc (xem thêm ở đây, để thảo luận). Giống như hầu hết các vấn đề khác ở Campuchia, đảng CPP của Hun Sen có sự quan tâm chính trị yếu kém và không thúc đẩy bất kỳ cuộc thảo luận hoặc các chính sách hợp lý về người Cambodia gốc Việt, như vậy  mặc tình cho phép tất cả những người phản đối CPP độc chiếm các chủ đề. Rồi sau đó chính phủ lại ban hành một số luật ngày càng loại trừ người Campuchia gốc Việt, tước quốc tịch và tước quyền bầu cử của họ. Lại thêm một vài nhà lãnh đạo nỗ lực đến “trấn áp” người nhập cư Việt trong và xung quanh thủ đô Phnom Penh, dẫn đến thêm nhiều vụ trục xuất người Cambodia gốc Việt. 

Trong sự hỗn loạn và bạo lực của những năm 90, khi các lực lượng Liên hiệp quốc (UNTAC)  cố gắng vụng về nối lại thỏa thuận hòa bình và thiết lập nền dân chủ, ở Campuchia, vấn đề  bạo lực đối với người Việt và loại trừ ảnh hưởng chính trị của họ đã trở thành bình thường trong sốcác quan điểm chống Việt trở nên ngày càng cực đoan. Không chỉ Khmer Đỏ, mà còn bao gồm các lực lượng phi chính phủ khác, chẳng hạn như FUNCINPEC và KPLNF, những nhóm  chống Việt dữ tợn nhất. Vào năm 1993 , vụ thảm sát   33 người Việt ở Chong Kneas tỉnh Siem Reap do Khmer Đỏ thực hiện không chỉ đáng chú ý bởi sự tàn bạo (giết hại đàn ông không vũ trang, phụ nữ và cả trẻ em), mà bởi thực tế là không có ai trong số các phe phái chính trị thể hiện bất kỳ thông cảm cho các nạn nhân mà còn kêu gào chấm dứt việc người Việt Nam nhập cư trong những ngày sau đó (mặc dù tất cả các nạn nhân đều được sinh ra tại Campuchia). Tương tự,  cuộc tấn công dã man nhằm vào ngôi làng nổi của dân gốc Việt ở Kompong Chnang vào cuối năm 1998,  các nạn nhân của vụ thảm sát sẽ không bao giờ tìm thấy công lý (mặc dù thủ phạm công khai thừa nhận sự tham gia của họ – họ hiện tham gia vào nhóm RCAF) và sự kiện này cũng nhanh chóng bị công chúng lãng quên. So sánh với cuộc tấn công năm 1997 nhắm vào buổi mittin của Đảng Quốc Gia  Khmer của Sam Rainsy, kết quả dẫn đến cái chết của 16 đến 20 người, đã được công chúng xem như một sự kiện bất tử.

Nhà nghiên cứu độc lập và phân tích chính trị nổi tiếng Kem Lay, người đã bị bắn chết ở trung tâm Phnom Penh vào tháng trước, có lẽ là một thước đo tốt về quan điểm chính trị đương đại tại Campuchia về Việt Nam. Các phân tích của Kem Lay, vốn thường xuyên được phát sóng trên Đài phát thanh Á Châu Tự Do và đài Tiếng nói Hoa Kỳ, gây chú ý bỏi chúng quy kết hầu hết mọi  vấn đề với người Việt – và trong thực tế cho thấy hiếm có cuộc nói chuyện nào của Kem Lay không đề cập tới người Việt. Mặc dù dũng cảm, nói thẳng vào vấn đề, có cách tiếp cận mới mẻ so với cách  tiếp cận quan liêu truyền thông chính phủ vốn hay thống trị các cuộc thảo luận về các vấn đề chính ở Campuchia, các nghiên cứu của ông này hầu như chẳng tuân thủ cấu trúc nào hoặc nêu được vấn đề nào chủ chốt. Trong một số trường hợp, ông này đơn giản chỉ đi dạo quanh hồ Tonle Sap hay khu Chbar Apov ở Phnom Penh, ghi chép về những người nói tiếng Việt như thể hiển nhiên khám phá ra là họ đang cư trú bất hợp pháp ở Campuchia và cần thiết bị trục xuất. Ông thường nói về người nhập cư Việt Nam là “một căn bệnh” gây tác hại cho Campuchia. Luận chứng năm điểm của ông về cách mà người Việt đang phá hủy Campuchia là những luận điệu chán ngắt và hoàn toàn sai sư thật, vốn chỉ để kích động tâm lý phân biệt chủng tộc hoang đường. Tương tự, Chiến dịch Vận động 100 ngày của ông này cũng được cấu trúc  xung quanh việc khuyến khích người dân Campuchia quan sát và ghi nhớ những trường hợp Việt nam đã “thuộc địa hóa Campuchia”. Những bịa đặt trong những buổi nói chuyện với nông dân được che đậy khéo léo- rõ ràng nhắm vào số dân chúng nói tiếng Khmer – luôn ám chỉ đến vấn đề Việt Nam đang cố gắng nuốt trọn Campuchia và bằng cách như vậy ông này khắc sâu và khai thác sự thiếu hiểu biết rộng rãi về phía người Việt (và rộng hơn là những quan niệm sai lầm về mối quan hệ hiện đại giữa Việt Nam và Cambodia).

Thế mà di sản nghiên cứu của ông này  hiện được lưu giữ như một ví dụ cho giới trẻ Campuchia, điều này cho thấy vấn đề hết sức báo động và có lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian nữa  trước khi có thêm các cuộc trò chuyện hợp tình hợp lý  về vấn đề này có thể được tổ chức công khai. Cũng cần lưu ý rằng các phương tiện truyền thông tiếng Anh đã hoàn toàn thất bại trong việc ghi nhận các sắc thái của thứ di sản này, và cả nỗi ám ảnh chống Việt trắng trợn của ông ta . Trong khi đó, các đài phát thanh phổ biến như Đài Châu Á Tự do và Đài Tiếng nói Dân chủ ngang nhiên thúc đẩy quan điểm chống Việt Nam của ông ta, mặc dù,  sự xuất hiện của những nhà phân tích mới có phương pháp như Meas Ny là một dấu hiệu tích cực. 

Quay lại vấn đề trục xuất người gốc Việt ở trên, có thể đặt câu hỏi, ở mức độ nào mà các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ, và các chuyên gia tư vấn và chuyên gia nước ngoài – vốn hiện diện rất nhiều tại Campuchia –  đã bỏ qua  vấn đề người gốc Việt bị thanh tẩy. Trong suốt thời kỳ UNTAC, Liên Hiệp Quốc  ngoài vấn đề hậu cần, đã không thể cung cấp sự bảo vệ cho người gốc Việt mà còn không thật sự muốn giải quyết vấn đề bạo lực nhằm vào người gốc Việt. Ngày càng có một sự im lặng cố tình từ phía các tổ chức NGO lớn và các nhà tài trợ, những người sẵn sàng tham gia trực tiếp trong gần như mọi khía cạnh phát triển của Campuchia, từ cách người nông thôn đi phóng uế tới  những gì họ suy nghĩ về sự thay đổi khí hậu. 

Trở lại những vụ trục xuất người Việt  xung quanh hồ Tonle Sap và sông Mekong. Các tổ chức NGO nhân quyền hàng đầu của Campuchia như – CCHR, LICHADO, và AD HOC – đã giữ im lặng một cách kỳ lạ. Đối với hầu hết Các tổ chức NGO và cộng đồng phát triển quốc tế hoạt động tại Campuchia, vấn đề mà cư dân gốc Việt vô tổ quốc phải đối mặt-  khả năng xảy ra bạo lực thật sự nhắm vào họ  – chỉ đơn giản là vì họ đã không đăng ký với chính quyền. Song, như nhà phân tích chính trị Ou Virak, là một trong số ít người công khai chỉ trích thái độ chống Việt trong nền chính trị Campuchia, đã chỉ ra rằng “luận điệu chống Việt” là phổ biến “trong dân chúng, và tất cả mọi người biết điều đó.”

Rõ ràng xuất hiện những căng thẳng hướng đến  cuộc bầu cử năm 2018 tại Cambodia. Có nhiều khả năng chính quyền CPP sẽ không thể đảm bảo đủ sự ủng hộ cần thiết của cử tri để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Câu hỏi đặt ra là CPP sẽ phản ứng như thế nào? Thật khó để không nhìn thấy những vụ giết người chính trị chẳng hạn như vụ Kem Ley là một thông điệp rõ ràng giành cho dân chúng, ở nơi mà sợ hãi và bạo lực vẫn còn là cơ chế quan trọng để giành kiểm soát. Những vụ án Kiểu Kafka gần đây, sử dụng tòa án và luật pháp để đàn áp bất đồng chính kiến cũng cho thấy sự phụ thuộc liên tục của CPP trong việc sử dụng bộ máy nhà nước để dập tắt sự phản đối.  Ngoài ra còn có những chỉ báo đáng lo ngại về việc lực lượng RCAF có thể được sử dụng để “bảo vệ chống lại” những gì được xem như là mối đe dọa tới chính phủ và CPP – điều chắc chắn không phải là chưa từng xảy ra. 

Một nguy cơ khác mà chưa ai nhắc đến, rằng là,  việc gia tăng bất mãn và chống đối chế độ sẽ được thể hiện qua các lời lẽ bài Việt – như nó đã luôn diễn ra trong suốt các cuộc bầu cử kể từ năm 1993 đến nay. Việc không có ai sẵn sàng đứng lên bảo vệ cho những nạn nhân gốc Việt- cho thấy phong trào bài Việt hệt như  một khuynh hướng phát xít, lan tràn trên Facebook và các phương tiện truyền thông trực tuyến, được cổ võ bởi một thế hệ mới những nhà hoạt động Khmer – là dấu hiệu của bạo lực sẽ xảy đến trong tương lai. Việc các thành viên ủng hộ CNRP rà soát các khu vực bỏ phiếu phi Khmer, và các nhóm khác tự tổ chức những cách thức để đảm bảo rằng “dân gốc Việt” không đi bỏ phiếu bất hợp pháp (mà chắc chắn sẽ bầu cho đảng CPP), cho thấy khả năng khuynh hướng cực đoan sẽ bùng phát trong thời gian bầu cử và người gốc Việt sẽ phải gánh chịu hậu quả. 

Bi kịch ở chỗ, trong thực tế hàng trăm ngàn người gốc Việt đã bị tước quyền bầu cử và với rất ít không gian chính trị để đưa vấn đề ra công luận, bất kỳ giải pháp công bằng nào đều nằm xa trong tương lai. Một câu hỏi quan trọng đặt ra là đều gì sẽ xảy ra cho cư dân Cambodia gốc Việt nếu CNRP nắm được quyền lực. Chính quyền đó sẽ mang áp lực phải đưa các biện pháp hà khắc và cực đoan để loại trừ người Cambodia gốc Việt? Tình hình Myanmar gần đây nên được xem như một lời cảnh báo. Điều xảy ra với người Rohingya là một ví dụ rõ ràng về những gì sẽ xảy ra khi một nhà nước khai thác chủ nghĩa phát xít nhằm phục vụ lợi ích chính trị – mặc dù không phải lần đầu tiên điều này xảy ra tại Cambodia.

*Tim Frewer là một nhà nghiên cứu và nghiên cứu sinh tại Đại học Sydney ,đã làm việc và nghiên cứu tại Campuchia trong hơn thập kỷ qua.

Bản tiếng Anh: The Diplomat

0