Những thay đổi cơ bản về bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2015
Ngày 31/7/2015, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất ...
Ngày 31/7/2015, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/9/2015. Kế toán Centax xin chia sẻ với các bạn quy định mới nhất về bảo hiểm thất nghiệp ở bài viết này.
1. Quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Tại Điều 2 Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), có hiệu lực từ 1/1/2015 thì đối tượng tham gia BHTN đã mở rộng thêm đối tượng tham gia BHTN như sau: Ngoài những quy định về những người lao động có hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng làm việc có xác định thời hạn thì phải đóng BHTN còn có những quy định mới như sau:
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
+ Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
+ Bỏ quy định doanh nghiệp trên 10 lao động thì mới phải đóng BHTN. Do đó bất cứ người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc Làm 2013 đều phải đóng BHTN
Đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng mùa vụ thì để được hưởng BHTN, họ phải có đủ 12 tháng tham gia BHTN trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng ( đối với các loại hợp đồng khác thì điều kiện này là có đủ 12 tháng tham gia BHTN trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ)
2. Tiền lương làm căn cứ đóng BHTN
Tại Điều 4 Khoản 1 Thông tư 28/2015/TT – BLĐTBXH quy định về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“ Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mà mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2015 trở đi. .”
3. Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ năm 2015
Tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc Làm số 38/2013/QH13 quy định về thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng từ năm 2015.
Mời bạn theo dõi bảng so sánh dưới đây về những quy định cũ và mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Như vậy, Từ năm 2015 phải đóng đủ 72 tháng mới được lãnh 6 tháng lương thất nghiệp (trước đây quy định nếu đóng BHTN từ tháng thứ 36 đã được lãnh 6 tháng lương bảo hiểm thất nghiệp).
Chú ý:
Tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về cách xác định tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
” Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày”
Ví dụ:
Ông A được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D tính từ ngày 11/3/2015 đến ngày 10/6/2015. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 11/3/2015 đến hết ngày 10/4/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 11/4/2015 đến hết ngày 10/5/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 11/5/2015 đến hết ngày 10/6/2015.
4. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP kế thừa các quy định hiện hành tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 và có bổ sung một số trường hợp như: NLĐ thực hiện nghĩa vụ công an; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật BHTN; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam.
Trong một số trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như: do tìm được việc làm, thực hiện nghĩa vụ quân sự,… NLĐ được bảo lưu thời gian đóng BHTN làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện.
Trong khi theo quy định cũ, NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần bằng giá trị còn lại của trợ cấp thất nghiệp
Mời bạn tham khảo các bài viết có liên quan sau:
Điều kiện, hồ sơ và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Thời hạn nộp BHXH, BHYT, BHTN