Những phát hiện về vạn vật /P 12 - Chương 58
Đi tìm mắt xích còn thiếu Một ẩn dụ lớn đã thống trị, làm hư hỏng và ngăn cản những cố gắng của châu Âu để khám phá vị trí của con người trong thiên nhiên. Đó là khái niệm đơn giản về Chuỗi xích lớn của Hữu Thể. Các nhà khoa học và triết học châu Âu ...
Đi tìm mắt xích còn thiếu
Một ẩn dụ lớn đã thống trị, làm hư hỏng và ngăn cản những cố gắng của châu Âu để khám phá vị trí của con người trong thiên nhiên. Đó là khái niệm đơn giản về Chuỗi xích lớn của Hữu Thể. Các nhà khoa học và triết học châu Âu từng cắt nghĩa rằng toàn thể vũ trụ gồm một chuỗi có trật tự các hữu thể, từ vật thất nhất, đơn sơ nhất, nhỏ nhất ở dưới cùng lên tới vật cao nhất và phức tạp nhất ở trên cùng. Trả lời cho câu hỏi “Con người là gì? mà Chúa đã nhờ tới?” tác giả Thánh vịnh đã trả lời (và các nhà triết học tự nhiên cũng nhất trí), “Chúa đã làm con người chỉ thua kém các thiên thần một chút, đã dội triều thân vinh quang và danh dự cho con người”.
Ẩn dụ Chuỗi Xích Hữu Thể chứa đầy những điều mơ hồ và mâu thuẫn. Có bao nhiêu mắt xích trong chuỗi xích? Mắt xích này khác với mắt xích kế tiếp ở phía trên hay dưới như thế nào? Trả lời được những câu hỏi này giả thiết phải có một kiến thức toàn diện về thiên nhiên, mà chỉ tạo hóa mới có được.
Chuỗi Xích Hữu Thể là một ẩn dụ hấp dẫn đối với các thi sĩ và các nhà siêu hình học, nhưng nó không giúp ích bao nhiêu cho nhà khoa học. Tuy các nhà thiên nhiên học không ngớt nói về “mắt xích còn thiếu”, họ vẫn cảm thấy thất vọng trong những cố gắng để tìm hiểu con người từ những sự giống nhau với các động vật khác. Trong khi Chuỗi Xích Hữu Thể đặt con người trong một dây xích liên tục, nó cũng làm con người trở thành một mắt xích độc đáo cách ly khỏi những mãnh lực của thiên nhiên.
Chuỗi Xích Hữu Thể tỏ ra linh động tuyệt vời và cuối cùng đã có thể đem ứng dụng vào ý tưởng tiến hóa. Nhưng ít là cho tới thế kỷ 18, nó vẫn chỉ là mô tả sản phẩm chứ không phải qui trình của việc tạo dựng và chỉ là một cách thức khác để ca ngợi tài trí và sự sung mãn của Đáng Hóa Công. Nó mô tả thiên nhiên trong không gian chứ không trong thời gian. Để khám phá vị trí của mình trong thiên nhiên, con người cần có ý thức về lịch sử, hiểu biết các loài khác nhau đã xuất hiện thế nào và khi nào và con người cũng cần thấy được thân xác của mình giống với các loài vật khác như thế nào.
Edward Tyson (1651-1708), một bác sĩ người Anh thành công, đã có những điều kiện lý tưởng để mở đường cho việc khám phá từ khoa lịch sử thiên nhiên đến khoa giải phẫu so sánh. Ông không bao giờ tìm kiếm một chỗ đứng bên cạnh những Vesalius, Galileo, Newton, hay Darwin; ông tránh những cuộc tranh cãi và không bao giờ tìm kiếm sức mạnh nơi nghị trường mới của khoa học. Nhưng những gì Sir Willia, Harvey đã làm được cho khoa sinh lý học, Tyson đã làm được cho khoa giải phẫu so sánh. Sinh ra trong một gia đình giàu có và tiếng tăm lâu đời tại Bristol, Edward Tyson đã đi theo con đường truyền thống (ông đậu cử nhân y khoa ở oxford năm 1677, rồi hành nghề ở Luân Đôn với anh rể của mình). Khi bắt đầu các thí nghiệm giải phẫu học của mình, ông làm quen với Robert Hooke, người đã vẽ minh họa cho một số tiểu luận của ông và ông đã được chọn làm hội viên của Hội Hoàng gia năm 1679.
Trong ban điều hành của hội, ông phụ trách các kế hoạch chứng minh cho các cuộc họp thường kỳ của hội. Ông rao giảng cương lĩnh mới của hội là thăng tiến khoa học. Và ông sui sướng tiếp nhận những sự kiện hết sức phong phú từ Tân thế giới gởi đến cho hội. “Những lộ trình mới, những đất mới, những biển mới mỗi ngày được khám phá thêm và những bài mô tả về những quốc gia mới mà trước đây chưa được biết đến nay được gởi tới cho hội; vì thế chúng tôi buộc phải sửa lại các bản đồ và làm lại địa lý của cả hai thế giới cũ và mới. Và các khám phá về vùng Indies đã làm giàu thêm cho thế giới cũ cũng nhiều như những khám phá về giải phẫu học nay đang làm giàu cho Khoa học tự nhiên và y khoa”. Nhưng các nhà khoa học tự nhiên không được để mình bị cám dỗ bởi những sự tổng quát hóa dễ dãi - “thà ít mà chính xác còn hơn là cả đống sự kiện tập hợp lại một cách bừa bãi. Malpighi trong công trình của mình về con Tằm đã làm được nhiều hơn là Jonston trong cả cuốn sachs của ông về Côn trùng”.
Tyson đã nhấn mạnh, “Việc giải phẫu một con vật sẽ là chìa kháo để mở ra nhiều con vật khác, và cho tới lúc chúng ta có thể hoàn thành công việc này, chúng ta còn rất cần có thật nhiều những dữ kiện khác biệt và bất thường”. Ông rất thích thú với báo cáo đầy đủ của Swammerdam về con Phù du hay Thiêu thân, vì chỉ có thể hiểu được sự sống nhờ “một sự nghiên cứu so sánh”.
Thiên nhiên khi tỏ ra kín ẩn nơi một vật, lại có thể tỏ lộ tự nhiên và rõ ràng nơi một vật khác; và một con ruồi đôi khi tỏ lộ nhiều ánh sáng hơn để ta hiểu rõ cấu trúc và chức năng của các bộ phận của cơ thể con người, hơn là những cuộc mổ xẻ làm đi làm lại của cùng cơ thể ấy… Vì vậy chúng ta không được nghĩ rằng những con vật nhỏ bé nhất của tạo hóa là tầm thường hay vô dụng, vì nơi những con vật bé nhỏ ấy chúng ta có thể nhận ra một cách sống động những tính chất để bộc lộ cho chúng ta về một thiên tính hay về bản thân chúng ta… Trong mỗi con vật đều có một thế giới kỳ diệu; mỗi con vật là một tiểu thế giới hay một thế giới tự tại.
Một hôm Tyson đến thăm bến tàu Tower và nhà bếp của Ngài thị trưởng để tìm những con cá quí hiếm về giải phẫu, một người bán cá cho ông coi một con cá heo. Đây là con vật duy nhất thuộc loài động vật biển có vú tồn tại ở vùng biển Anh Quốc. Con vật đã lạc đường khi đi ngược dòng sông Thames và đây lại là điều rất đáng mừng cho tương lai của khoa học.
Hội Hoàng gia đã từng bày tỏ ước muốn đặc biệt quan tâm tới việc giải phẫu mọi loài vật quí hiếm và loài cá heo chưa bao giờ được giải phẫu. Anh bạn Robert Hook của Tyson đã trích bảy đồng tiền 6 penny của hội để mua “con cá” nặng 95 pound này và đem về đại học Gresham để giải phẫu. Tại đây Tyson vội vàng bắt tay vào việc và khi giải phẫu đến đâu thì nhờ Hooke giúp vẽ hình đến đó. Cuốn Giải phẫu một con cá heo (1680) của Tyson cho thấy việc phân loại động vật dựa theo hình dáng bề ngoài của chúng là một điều nguy hiểm. John Ray đã từng xếp cá heo vào loại cá. Tyson nhận định, “Nếu chỉ nhìn bề ngoài con cá heo, chúng ta thấy nó không khác gì con cá. Nhưng nếu nhìn vào bên trong, nó chẳng có gì giống một con cá”. Giải phẫu bên trong con cá heo đã giúp Tyson tin chắc rằng cá heo thực sự là một loài có vú, giống như những con vật bốn chân trên bộ, “chỉ có điều nó sống trên biển và chỉ có hai vây đằng trước”.
Cấu trúc nội tạng và những bộ phận bên trong rất giống những con vật bốn chân, khiến chúng tôi thấy ở đây chúng hầu như thuộc cùng một loài. Khác biệt lớn nhất nơi chúng có vẻ là ở hình dáng bên ngoài và không có chân. Nhưng cũng ở đây chúng tôi nhận thấy khi lóc da và thịt đi, các vây trước đúng là một cánh tay, trên đó có xương bả vai, xương cánh tay, xương khuỷu tay, xương quay, xương cổ tay, xương bàn tay và 5 xương ngón tay nối với nhau một cách kỳ lạ.
Cái nhìn tinh tường của Tyson về các mẫu động vật lạ đã khơi dậy sự quan tâm của các đồng nghiệp trong Hội Hoàng gia. Họ đã mua một con đà điểu để ông mổ xẻ. Sau cùng ông đã tặng hội những bản vẽ giải phẫu của một con rắn hổ mang châu Mỹ, một con hươu lợn Mêhicô, một con thú có túi, do William Byrd ở Virginia gửi cho hội.
Trong một thời kỳ khó khăn, Tyson đã thành công một cách kỳ diệu trong việc đối xử nhân đạo với những bệnh nhân tâm thần. Để thay đổi bầu khí của một nhà tù thành bệnh viện, ông đã thuê những nữ y tá vào phục vụ và thiết lập một quỹ quần áo để cung cấp cho bệnh nhân nghèo.
Một tai nạn khác đã cho Tyson cơ hội đi tiên phong trên con đường gian nan để tìm hiểu nguồn gốc con người . Một con tinh tinh do một thủy thủ đưa lên tàu của mình ở Angola đã bị thương trong cuộc hành trình, vết thương bị nhiễm trùng khiến nó bị chết sau khi đến Luân Đôn, Tyson đã thấy con vật này khi nó còn sống, nên giữ lại xác của nó và đưa về nhà để giải phẫu. Vì không có hệ thống ướp lạnh, Tyson phải mổ xẻ rất vội vàng. Dịp may đã khiến ông nhờ được một nhà giải phẫu cơ thể người nổi tiếng nhất thời đó là William Cowper để giúp ông vẽ hình. Kết quả của họ được xuất bản năm 1699 dưới nhan đề Orang Outang, sive Homo Sylvestris (Orang - Outang, hay Người Rừng): hay, Giải phẫu một con vật lùn (Pygmie). So sánh với giải phẫu một con khỉ, khỉ không đuôi, và người.
Từ “orang outang” theo tiếng Mã Lai có nghĩa là “người rừng” và ở châu Âu thời đó được dùng khái quát để chỉ mọi loài linh trưởng to lớn không phải người. Con vật mà Tyson đã giải phẫu không phải là con đười ươi orang - outang theo tên gọi của các nhà động vật học thời nay, mà là một con tinh tinh châu Phi. Con vật này là loài vượn người lần đầu tiên xuất hiện trên sách vở khoa học tại châu Âu, đã được bác sĩ Nicolaes Tulp nhắc đến năm 1641. Tyson thích gọi mẫu động vật này là một “con vật lùn” (pygmie).
Ông gọi nó là gì không quan trọng bằng ông đã làm gì với nó. Việc làm của ông là một sự kiện đánh dấu thời đại.. Việc Tyson giải phẫu con tinh tinh đã đặt con người vào cả một bầu trời mới. Giống như Copernic đã chuyển dời vị trí của trái đất ra khỏi trung tâm của vũ trụ, Tyson cũng đã tước bỏ vị trí độc nhất của con người là đứng bên trên và cách ly các tạo vật khác. Trước đó chưa từng có ai ngẫu nhiên hay công khai đưa ra luận chúng nào về sự giống nhau giữa thân thể con người và loài vật. Giống như Vesalius đã mô tả chi tiết và vẽ cấu trúc cơ thể con người , Tyson bây giờ cũng mô tả chi tiết giải phẫu về con vật mà ông chứng minh là gần với con người nhất trong số các loài vật. Ông cho thấy rõ đây chính là “mắt xích còn thiếu” giữa con người và toàn thể các loài động vật “thấp hơn” con người.
Tyson đã liệt kê một cách rõ ràng những điểm giống nhau và khác nhau về thể lý giữa tinh tinh và người. Ông không đả động tới Thượng đế hay những suy tư về linh hồn bất tử, nhưng ông liệt kê các kết luận của mình thành hai cột. Một cột nêu những điểm cho thấy “Con đười ươi (orang - outang) giống con người hơn khỉ cụt đuôi và những loài khỉ khác”, còn một cột kia nêu lên những điểm làm nó “khác con người và giống con khỉ cụt đuôi và các loài khỉ khác hơn”. Các điểm giống với người gồm 48 điểm, bắt đầu với “1. Có tóc ở Vai đi xuống, và tóc ở Cánh tay đi ngược lên”, rồi tiếp theo là những điểm giống nhau về ruột, ruột kết, gan, lá lách, tụy tạng và tim. “25. Bộ óc lớn hơn óc khỉ không đuôi rất nhiều; và mọi phần của nó được cấu tạo giống hệt như óc con người”. Rồi giống nhau về răng, xương sống, ngón tay và ngón chân, nhưng sau cùng “không thể xác định được bằng tất cả những cơ bắp của khỉ không đuôi và khỉ có giống với cơ bắp của người hay không, vì không có một vật thí nghiệm để so sánh, hay những quan sát của những người khác”. Ba mươi bốn sự khác biệt giải phẫu học với người và những điểm giống nhau của tinh tinh “với khỉ không đuôi và các loài khỉ khác” cũng được liệt kê một cách chính xác và tỉ mỉ. Khi khám phá ra rằng những cơ quan phát tiếng nói và não của con vật lùn của ông “giống hệt như của người”, ông khiến cho các độc giả thắc mắc “nếu đó là những cơ quan chuyên biệt cho những hành động của con người , vậy thì con vật lùn này có thể thực sự là một con người”. Tại sao con người có thể suy luận, còn con vật lùn thì không? Tyson đã đặt câu hỏi này vào một ma trận mới vào thế giới của thiên nhiên vật lý. Giống như ta không thể quên đi nhãn giới của hệ nhật tâm sau khi đã thấy nó, giờ đây khi đã đọc Tyson, ra cũng không thể còn tin rằng con người là một tạo vật tách biệt khỏi phần còn lại của thiên nhiên.
Tyson kết luận rằng con tinh tinh giống con người nhiều hơn là giống các loài tinh trưởng khác. Giờ đây những khác biệt của con người với những loài vật khác chỉ còn là về những sắc thái có thể liệt kê trên một bảng danh sách. Tài năng giải phẫu của Tyson đã cống hiến cho đề tài tranh luận thần học về bản chất “thú tính” của con người một ý nghĩa mới chính xác - và cũng nguy hiểm về mặt thần học. Tyson đã đạt tới ngưỡng cửa của khoa nhân chủng học tự nhiên.
Điều kỳ lạ nhất trong sự nghiệp nhân chủng học tự nhiên của Tyson là vai trò tiên phong của ông trong việc nghiên cứu những tính cách thất thường của trí khôn con người . Ông đã được chọn làm thành viên Đoàn bác sĩ Hoàng gia và năm 1684 được bổ nhiệm chức Giám đốc Bệnh viện Bethlehem. Tại đây ông đã chiếm được một vị trí trong hàng ngũ những nhà nhân đạo. Bệnh viện Bethlehem, gọi tắt là “Bedlam”, được thành lập vào thế kỷ 13 bởi Hội Dòng Ngôi sao Bethlhem, để chăm sóc những người mất trí, là viện tâm thần đầu tiên thuộc loại này ở Anh. Từ lâu bệnh viện này trở thành đồng nghĩa với một nơi ồn ào mất trật tự. Tại đây những bệnh nhân tâm thần bị đánh đập, xiềng xích và giam vào những xà lim. Và thỉnh thoảng nó cũng trở thành nơi để giam cầm những con người “quấy rối” và những thợ tập nghề biếng nhác.
Trong một thời kỳ khó khăn như thế, Tyson đã thành công một cách kỳ diệu trong việc đối xử nhân đạo với những bệnh nhân tâm thần. Để thay đổi bầu khí của một nhà tù thành một bầu khí bệnh viện, ông đã thuê những nữ y tá vào phục vụ và thiết lập một quĩ quần áo để cung cấp quần áo cho bệnh nhân nghèo. “Bedlam” bắt đầu trở thành một nơi để điều trị chứ không còn là một nơi để trừng phạt nữa. Cải cách lớn của ông là việc điều trị cho các bệnh nhân sau khi rời bệnh viện, với những cuộc thăm viếng định kỳ tại nhà. Trong 20 năm ông làm bác sĩ tại đây, trong số 1,294 bệnh nhân nhập viện, đã có 890 người xuất viện (nghĩa là khoảng 70%) được khỏi hẳn hay giảm bớt chứng điên. Những cải cách của Tyson còn tồn tại nhiều thế kỷ sau và đã để lại dấu ấn vững bền tại Bethlehem và những nơi khác.
Khi Linnaeus sau này đưa Con người vào trong Hệ Thống Thiên Nhiên của mình năm 1735, ông đã không tránh né vấn đề bằng cách gọi Tyson là một thiên thần sa ngã. Giống như Tyson, ông nhìn nhận mình “không thể tìm ra sự khác biệt giữa con người và con tinh tinh” và không bao giờ thực sự tìm ra được một “đặc tính riêng của giống” để phân biệt người với vượn. Linnaeus đã kết luận với một sự khôi hài hiếm thấy nơi ông, “Thật là lạ khi một con vượn ngu đần nhất lại khác biệt quá ít với một con người thông minh nhất, và thật là lạ khi vẫn chưa tìm ra nhà quan sát nào về thiên nhiên có khả năng vạch ra được đường phân cách giữa con người và con vượn”. Shakespeare trong Henry IV, phần I đã nói. “Homo (Người) là một tên chung cho mọi người”. Linnaeus đã đặt tên cho người trong hệ thống hai tên gọi của ông là Homo sapiens, Người trí tuệ. Ông đã cho người một ý nghĩa mới rộng hơn, bằng cách bạo dạn xếp con người thành một “loài” (species), nghĩa là coi con người cũng chỉ là một loài trong các loài động vật. Linnaeus đặt loài người vào Họ có vú thuộc Dòng Linh trưởng và phân biệt những giống người khác nhau:
Bốn chân, người biết nói, đầy lông. Người Rừng.
Da màu đồng, tính lạc quan, đứng thẳng. Người Mỹ.
Tóc đen, thẳng, dày, lỗ mũi cao, mặt gồ ghề; râu thưa, cố chấp, tự do. Xâm mình bằng những đường nét đẹp màu đỏ. Đời sống được qui định bởi tập tục.
Da trắng, tính nóng, người rắn chắc. Người Âu.
Tóc vàng, nâu, suôn, mắt xanh lơ, thanh lịch, sâu sắc, sáng tạo.
Mặc quần áo sát người. Điều hành đời sống bằng luật pháp.
Da sạm, tính trầm, cứng nhắc. Người Á.
Tóc đen, mắt đen, nghiêm nghị, kiêu ngạo, tham lam. Mặc quần áo mỏng, sống dựa trên dư luận.
Da đen, dễ tính, phóng khoáng. Người Phi.
Tóc đen, quăn, da bóng, mũi tẹt, môi dày, khéo tay chân, uể oải, lười biếng. Xoa mỡ trên người. Sống theo ngẫu hứng.