25/05/2018, 08:40

Các nguyấn tắc và phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 Hàng tồn kho: Là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên ...

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02

Hàng tồn kho: Là những tài sản:

Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

  1. Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
  2. Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
  3. Thành phần của hàng tồn kho.

Hàng tồn kho bao gồm:

  • Hàng hoá mua về để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến;
  • Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
  • Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
  • Nguên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;
  • Chi phí dịch vụ dở dang.

Ngoài ra chúng ta cũng cần hiểu thêm về một số khái niệm liên quan:

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

Từ khái niệm Hàng tồn kho đã được đưa ra ở trên, ta có thể thấy đặc điểm của Hàng tồn kho chính là những đặc điểm riêng của nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang, hàng hóa. Với mỗi loại, chúng có những đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất: Nguyên vật liệu (NVL) là những đối tượng lao động đã được thể hiện đưới dạng vật hóa như: Sợi trong doanh nghiệ dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc.

Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.

Thứ hai:Công cụ, dụng cụ (CC,DC) là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào tài sản cố định.

CC,DC thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất-kinh doanh, trong quá trình sủ dụng, chúng giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu.

Về mặt giá trị, CC,DC cũng bị hao màn dần trong quá trình sử dụng, bởi vậy khi phân bổ giá trị của CC,DC vào chi phí sản xuất-kinh doanh, kế toán phải sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp sao cho vừa đơn giản trong công tác kế toán vừa bảo đảm được tính chính xác của thông tin kế toán ở mức có thể tin cậy được.

Thứ ba: Thành phẩm là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất ra chủ yếu là thành phẩm, ngoài ra có thể có bán thành phẩm. Những sản phẩm hàng hóa xuất kho để tiêu thụ, đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán gọi là sản lượng hàng hóa thực hiện.

Thứ tư: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đến cuối kỳ kinh doanh vẫn chưa hoàn thành nhập kho, chúng vẫn còn tồn tại các phân xưởng sản xuất. Có những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho mà doanh nghiệp xuất bán trực tiếp hoặc gửi bán thì được ghi giảm giá trị sản phẩm dở dang.

Thứ năm: Hàng hóa (tại các doanh nghiệp thương mại) được phân theo từng ngành hàng, gồm có: Hàng vật tư thiết bị; hàng công nghệ phẩm tiêu dùng; hàng lương thực, thực phẩm chế biến. Kế toán phải ghi chép số lượng, chất lượng, và giá phí chi tiêu mua hàng theo chứng từ đã lập trên hệ thống sổ thích hợp. Phân bổ hợp lý chi phí mua hàng cho số hàng đã bán và tồn cuối kỳ.

Nguyên tắc giá gốc

Hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của hàng tồn kho không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Chi phí mua: bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí

vận

chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp tới việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.

  1. Chi phí chế biến: bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm

sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.

Chi phí liên quan trực tiếp

0