25/05/2018, 08:48

Những lợi ích của hệ thống WTO đối với giới kinh doanh

Mối liên hệ giữa hệ thống WTO và những quyết định mà các ngành sản xuất và doanh nghiệp đưa ra trong hoạt động thương mại quốc tế là gì? Khi xem xét vấn đề này cần phải lưu ý một điều là cách Chính phủ đã phải đàm phán cải thiện khả năng, tiếp cận thị ...

Mối liên hệ giữa hệ thống WTO và những quyết định mà các ngành sản xuất và doanh nghiệp đưa ra trong hoạt động thương mại quốc tế là gì? Khi xem xét vấn đề này cần phải lưu ý một điều là cách Chính phủ đã phải đàm phán cải thiện khả năng, tiếp cận thị trường sao cho các doanh nghiệp có thể biến các nhượng bộ thương mại thành các cơ hội kinh doanh mục tiêu của thương mại dựa trên nguyên tắc này là đảm bảo cho thị trường luôn được mở cửa và việc tiếp cận thị trường không bị cản trở bởi những biện pháp hạn chế nhập khẩu độc đoán và không được báo trước.

Tuy vậy, cộng đồng doanh nghiệp ở nhiều nước đang phát triển vẫn chưa hoàn toàn ý thức được lợi thế của hệ thống thương mại WTO. Lý do chính là do quá phức tạp của hệ thống, cho tới nay điều này đã cản trở các cộng đồng doanh nghiệp quan tâm và làm quan với những luật lệ và quy tắc của hệ thống thương mại thế giới. Ví dụ như họ không hiểu được rằng hệ thống luật pháp đó không chỉ đem lại lợi ích cho các ngành sản xuất và các doanh nghiệp mà còn tạo ra những quyền lợi cho họ.

Lợi ích đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

- Đảm bảo tiếp cận thị trường

Đối với thương mại hàng hóa trong khuôn khổ WTO, hầu hết các dòng thuế của các nước phát triển và đa số các dòng thuế của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bị ràng buộc không tăng thêm. Điều đó đảm bảo rằng việc tiếp cận thị trường được thuận lợi hơn do việc giảm thuế đã được cam kết và ràng buộc trong danh mục nhượng bộ của các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế khác. Đối với thương mại dịch vụ các nước thành viên đã cam kết không hạn chế việc xâm nhập các sản phẩm dịch vụ, và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hơn nữa những điều kiện và hạn chế đã ghi được trong danh mục cam kết của nước mình.

Việc tiếp cận thị trường được đảm bảo bằng các cam kết giúp các nhà xuất khẩu đưa ra chính sách đầu tư và sản xuất với sự chắc chắn hơn.

- Sự ổn định cho việc tiếp cận thị trường.

Hệ thống cũng đảm bảo sự ổn định cho việc tiếp cận thị trường xuất khẩu thông qua việc yêu cầu tất cả các nước thành viên áp dụng một hệ thống các quy định thống nhất được cụ thể hoá thông qua hàng loạt các Hiệp định. Do đó các nước có nghĩa vụ đảm bảo rằng các quy định về xác định trị giá tính thuế hải quan, về việc kiểm định hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn bắt buộc, hoặc về việc cấp giấy phép nhập khẩu, đều phải phù hợp với các điều kiện của các Hiệp định liên quan.

- Lợi ích đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm đầu vào khác.

Các doanh nghiệp thường phải nhập khẩu nguyên liệu thô các sản phẩm và dịch vụ trung gian cho mục đích sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên tắc cơ bản yêu cầu cho phép được nhập khẩu mà không được áp dụng thêm các hạn chế nào ngoài thuế, đồng thời yêu cầu các quy định quốc gia áp dụng tại biên giới phù hợp với các nguyên tắc thống nhất của các hiệp định giúp cho nhập khẩu được thuận lợi hơn. Điều này giúp các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sự đảm bảo rằng họ có thể có được loại hàng mình yêu cầu mà không bị chậm trễ và với mức giá cạnh tranh. Hơn nữa, các cam kết ràng buộc về thuế quan đảm bảo cho các nhà nhập khẩu rằng chi phí nhập khẩu sẽ không bị tăng do việc đánh thuế quan cao hơn mức đã cam kết ràng buộc.

Ngoài việc thu được những thuận lợi thì hệ thống luật pháp đã tạo ra một số quyền nhất định có lợi cho doanh nghiệp. Những quyền lợi có thể chia làm hai nhóm:

Quyền của các nhà sản xuất và nhập khẩu trong nước:

Nhiều hiệp định yêu cầu luật pháp của các quốc gia thành viên tạo ra những quyền nhất định cho các nhà sản xuất và nhập khẩu trong nước. Chính phủ buộc phải thi hành các quyền này trong khuôn khổ hệ thống luật pháp của mình. Đối với những quyền khác Chính phủ chỉ được yêu cầu nỗ lực cao nhất để đảm bảo các liên quan được hưởng lợi ích đầy đủ các quyền đó.

Các quyền có thể thực thi bao gồm các quyền theo quy định của Hiệp định xác định trị giá tính thuế hải quan, trong đó yêu cầu Chính phủ các quốc gia thành viên phải đảm bảo về mặt luật pháp cho các nhà nhập khẩu về những quyền sau:

Biện minh trị giá đã khai báo khi hải quan tỏ ra nghi ngờ về tính trung thực hoặc sự chính xác của trị giá khai báo đó.

- Yêu cầu cán bộ hải quan đưa ra dưới hình thức văn bản lý do không chấp nhận giá trị khai báo, để họ có thể khiếu nại với cơ quan chức trách về quyết định đó.

Những yêu cầu Chính phủ các nước thành viên nỗ lực cao nhất bao gồm cả những quyền trong Hiệp định về cấp phép nhập khẩu trong đó yêu cầu giấy phép nhập khẩu phải được cấp trong một khoảng thời gian nhất định từ khi nhận được đơn yêu cầu. Trong ví dụ này, trừ khi luật pháp quốc gia quy định khác thì nhà nhập khẩu có quyền được bảo đảm nhận giấy phép trong phạm vi thời gian đã được công bố.

Khiếu nại về quyền nói trên thường tùy thuộc vào những điều kiện mà các ngành sản xuất hoặc doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng. Ví dụ như đã nêu ở phần trên, một ngành sản xuất có thể yêu cầu chính phủ phải áp dụng các biện pháp tự vệ, hoặc đánh thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng nếu ngành sản xuất đó đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan điều tra rằng kiến nghị của họ được ủng hộ của các nhà sản xuất chiếm tỷ trọng lớn về sản lượng trong ngành công nghệ đó. Các cơ quan điều tra phải xác định chính xác xem đề nghị đưa ra có đáp ứng yêu cầu nói trên không trước khi tiến hành điều tra.

Quyền của các doanh nghiệp xuất khẩu

Một ví dụ về quyền của các doanh nghiệp xuất khẩu được quy định trong các Hiệp định là quyền được đưa ra các bằng chứng trong quá trình điều tra ở nước nhập khẩu về việc đánh giá thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng. Trường hợp cơ quan chức năng của nước nhập khẩu không tôn trọng quyền của họ, các doanh nghiệp xuất khẩu không thể tiếp xúc trực tiếp để đòi khắc phục vấn đề đó. Các doanh nghiệp đó cần phải nêu vấn đề với Chính phủ nước nhập khẩu và nếu cần thiết đưa vấn đề ra giải quyết theo thủ tục WTO về giải quyết tranh chấp.

0