Những đặc tính và ứng dụng của nghệ đen đối với y học
Nghệ đen không chỉ là loại củ được dân gian dùng nhiều trong các món ăn xưa. Mà nghệ đen còn có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Nhất là giới y học đã biết cách ứng dụng củ nghệ trong việc tìm ra những bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Tinh bột nghệ đen có màu gì và có ...
Nghệ đen không chỉ là loại củ được dân gian dùng nhiều trong các món ăn xưa. Mà nghệ đen còn có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Nhất là giới y học đã biết cách ứng dụng củ nghệ trong việc tìm ra những bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
- Tinh bột nghệ đen có màu gì và có tác dụng ra sao đối với sức khỏe?
- Củ nghệ đen có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp cho người lớn tuổi
Đặc tính của nghệ đen
Thân rễ nghệ được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau liên sườn dưới, khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục đau bụng, bị đòn, ngã tổn thương ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.
Nghệ đen chữa bệnh gì và được ứng dụng như thế nào trong y học?
Trong y học, nghệ đen được ví như là “thần dược” trong chữa bệnh thường gặp. Bởi vì loại củ này có thể dùng để điều trị bệnh đau dạ dày khi kết hợp với mật ong. Hoặc điều trị bị cao huyết áp cho người cao tuổi. Không những thế, những bệnh về tim mạch, các bác sĩ đông y cũng thường khuyên nên uống nghệ hằng ngày.
Rễ củ nghệ chữa khí huyết uất trệ. Bụng sườn đau. Thổ huyết. Ra máu cam. Tiểu ra máu. Bệnh hôn mê. Dùng ngoài, chữa vết thương làu lên da (giã giập bôi lên vết thương). Ngày dùng 2 – l0g dạng bột hoặc thuốc sắc.
Kiêng kỵ: Cơ thể suy nhược, không có ứ trệ không dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng.
Ở Ân Độ, nghệ được dùng làm chất nhuộm màu trong dược học. Bánh kẹo và công nghệ thực phẩm. Trong y học Ân Độ, nghệ được sử dụng làm chất dễ tiêu, bổ và lọc máu, chữa sốt rét, trộn với sữa nóng trị cảm lạnh. Nước ép nghệ tươi được dùng làm thuốc chống ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da. Dùng nghệ đắp ngoài, chữa những bệnh loét không đau. Dùng bột nhão làm từ bột thân rễ nghệ cùng với vôi để chữa đau khớp. Nước sắc thân rễ có tác dụng giảm đau trong viêm tấy có mủ. Cao nước thân rễ được dùng điều trị các bệnh về mật.
Trong y học Trung Quốc, nghệ được dùng làm thuốc kích thích, bổ, giảm đau, cầm máu và tăng cường chuyển hoá, được chỉ định trong loét dạ dày, chảy máu dạ dày do loét (phối hợp với các dược liệu khác), đái ra máu và các bệnh khác. Dùng ngoài dạng bột chữa vết thương, trĩ, viêm mủ da và bệnh nấm tóc. Mỗi lần uống 8 – 10 g dạng thuốc sắc và hãm. Dùng ngoài, dạng bột làm từ thân rễ phơi khô.
Ở Nepal, nghệ được dùng làm thuốc kích thích, bổ, làm trung tiện, lọc máu. Dùng ngoài, chữa bong gân và vết thương. Nước sắc thân rễ nghệ dùng trong viêm tấy có mủ. Nước ép tươi chữa giun sán và chống ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da. Nghệ cũng được dùng làm thuốc chống dị ứng.
Ở các nước Đông Nam Á, nghệ được coi là có tác dụng bổ dạ dày, gây trung tiện, cầm máu, chữa vàng da và bệnh gan khác. Dùng ngoài chữa ngứa, vết thương nhỏ, sâu bọ cắn, phát ban da, đậu mùa, và làm thuốc làm mưng mủ. Có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt, làm tăng tuần hoàn, làm tan cục máu đông, trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đau bụng, ngực và lưng, tiêu chảy, thấp khớp, ho, lao phổi. Là thuốc chống co thắt, trị viêm lợi, có tác dụng diệt côn trùng, diệt nấm, diệt giun tròn. Ở Papua Niu Guinê, nghệ trị đau ở da, vết thâm tím, viêm xuất tiết và cảm sốt và làm gia vị.
Nghệ đen được dùng ngoài da: nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.
Hơn thế nữa, curcumin trong củ nghệ đen còn dùng làm chất nhuộm màu để bao viên, có màu vàng chanh sáng đẹp, màu bền vững; nhuộm vàng thực phẩm, nhuộm len, tơ, nhuộm da, giấy.
Đó là những đặc tính cũng như các ứng dụng của nghệ đen đối với y học thế giới. Nếu như bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về lại củ này, hãy click xem bài viết tổng quan về tinh bot nghe den của mình nữa nhé!
- 4 Tác dụng đáng sợ nhất khi dùng nghệ vàng không đúng cách
- Tinh bột nghệ giúp giải độc gan, bạn có tin không?
Chúc bạn thành công!
Theo Kiến Thức Cây Nghệ (Nghệ Dược Liệu)