24/05/2018, 18:20

Những cơ sở lý thuyết về kinh tế học nông nghiệp

Một số lý thuyết phát triển về nông nghiệp. Một số lý thuyết chung về phát triển kinh tế. Trong buổi đầu phôi thai của khoa học kinh tế, chúng ta có thể coi việc xuất bản sách: "Của cải của các dân tộc" của Adam Smith (1723 - ...

Một số lý thuyết phát triển về nông nghiệp.

Một số lý thuyết chung về phát triển kinh tế.

Trong buổi đầu phôi thai của khoa học kinh tế, chúng ta có thể coi việc xuất bản sách: "Của cải của các dân tộc" của Adam Smith (1723 - 1790)3, xuất bản năm 1776 là cái mốc đánh dấu sự khai sinh của khoa học kinh tế. Các nhà kinh tế học trước A. Smith, do họ còn ít hiểu biết cách thức hoạt động của một nền kinh tế thị trường, nên đã hăng hái can thiệp vào thị trường. Cống hiến lớn nhất của A. Smith là ông đã nhìn thấy trong thế giới xã hội của kinh tế học cái mà I. Newton đã nhận ra trật tự tự nhiên có tính chất tự điều chỉnh trong thế giới vật chất và vũ trụ. A. Smith là người đầu tiên phân tích về chủ nghĩa tư bản thị trường, Ông cho rằng hiệu quả cao và cân đối trong hệ thống kinh tế có thể thực hiện được nếu để cho thị trường tự do cạnh tranh không có sự can thiệp của Chính phủ. Quan điểm cơ bản của A. Smith là nếu để các cá nhân được tự do theo đuổi các lợi ích cá nhân của mình, thì bàn tay vô hình của thị trường cạnh tranh có thể làm cho họ có trách nhiệm về mặt xã hội, sản phẩm mong muốn của người tiêu dùng sẽ được sản xuất phù hợp về chủng loại và khối lượng, cân bằng giữa người tiêu dùng và người sản xuất có thể được hình thành tự động trên thị trường cạnh tranh. Nếu có sự mất cân bằng giữa người sản xuất và tiêu dùng thì giá cả trên thị trường sẽ điều chỉnh để đưa ra hai nhóm tác nhân kinh tế này tới điểm cân bằng. Lý thuyết về bàn tay vô hình là cốt lõi chân lý trong học thuyết của A. Smith, là nền tảng lý thuyết của trường phái kinh tế tự do thế kỷ 19.

T. R. Malthus4 (1776 - 1834) trong cuốn sách: Tiểu phẩm về nguyên tắc dân số (1798)của mình, ông tán thành nhận xét B. Franklin rằng trong các thuộc địa của Mỹ giàu tài nguyên, dân số có xu hướng tăng gấp đôi trong khoảng 25 năm. Từ đó T. R. Malthus đã đưa ra định đề về xu hướng phổ biến của dân số là tăng theo cấp số nhân và đưa ra quy luật thu nhập giảm dần. Ông ta lập luận rằng vì đất đai là cố định, trong khi lực lao động cứ tăng mãi cho nên lương thực chỉ có thể tăng theo cấp số cộng chứ không theo cấp số nhân. Ông đưa ra lý thuyết nói rằng việc tăng dân số nhất định sẽ giảm bớt tiền công của lao động xuống chỉ đủ sống. May thay lời tiên tri của T.R. Malthus đã sai, bởi lẽ trong khi bàn về vấn đề thu nhập giảm dần, ông đã không lúc nào dự kiến được đầy đủ các hiện tượng thần kỳ về kỹ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật đã đẩy lùi giới hạn sản xuất ở nhiều nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Sự thay đổi của công nghệ nhanh chóng đã làm sản lượng vượt xa dân số, với kết quả là tiền lương thực tế tăng lên.

D. Ricardo5 (1772 - 1823) nhân vật chủ chốt của thời kỳ này và cuốn sách: Nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khóa (1817) đã làm cho Ông trở nên nổi tiếng. Ông đã đưa ra một sự phân tích kỹ lưỡng về lý thuyết giá trị lao động. Phân tích của D. Ricardo về gánh nặng nợ công cộng là lời cảnh báo tốt cho những năm cuối của thế kỷ XX. Thành tựu chính của Ông là đã phân tích các quy luật phân phối thu nhập trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích các vấn đề lý thuyết kinh tế. Nếu A. Smith đã có công lao trong việc đưa tất cả các quan điểm kinh tế có từ trước đó, cấu kết lại thành một hệ thống, thì D. Ricardo xây dựng hệ thống đó trên một nguyên tắc thống nhất, là thời gian lao động quyết định giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, cũng như T.R. Malthus, D. Ricardo đã theo thuyết sai lầm về thu nhập giảm dần đúng vào lúc các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp đang thắng quy luật thu nhập giảm dần.

Tiếp theo là trường phái tân cổ điển, trong đó nhánh tiêu biểu là trường phái của C. Mác với Bộ Tư bản được xuất bản vào các năm 1867 - 1885 và 1894 trình bày về giá trị sức lao động và bản chất của giá trị thặng dư. Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, C. Mác đã kết luận về tính tất yếu của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.

Vào năm 1936 tác phẩm "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ" của J. M. Keynes6 (1883 -1946) đã tạo cơ sở nền móng cho trường phái kinh tế học vĩ mô hiện đại. Theo J. M. Keynes để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập. Ông còn sử dụng công cụ tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của nhà kinh doanh. Để bù đắp những thiếu hụt của ngân sách, Nhà nước có thể in thêm tiền giấy. Ông còn chủ trương sử dụng công cụ thuế để điều tiết kinh tế v.v... J.M. Keynes tiêu biểu cho một nhánh khác chạy suốt từ kinh tế học tân cổ điển cho đến kỷ nguyên hiện nay của kinh tế học - trường phái chính hiện đại.

Những năm cuối của thế kỷ 19 người ta đã đưa kiến thức toán vào kinh tế học, tiêu biểu là Jevons, Valras, V. Pareto nhằm phát triển những kỹ thuật đặc biệt thích hợp với một lĩnh vực nghiên cứu không có thí nghiệm, như kinh tế học, để đo lường sản lượng và thu nhập quốc dân. Kinh tế học thuộc trường phái chính hiện đại đã đưa đến sự hoạt động tốt hơn của nền kinh tế hỗn hợp. Mặc dù có sự trả lời khác nhau của lịch sử về những lời tiên đoán trong các học thuyết kinh tế, sự thật là nền kinh tế các nước đã chuyển từ nền kinh tế thị trường tự do sang nền kinh tế hỗn hợp và gần đây một số nước đang chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế hỗn hợp.

Một số lý thuyết về kinh tế nông nghiệp.

Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành sản xuất gắn với sinh vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi quy luật sinh học, các điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết - khí hậu) và là ngành sản xuất ra sản phẩm tất yếu để xã hội tồn tại và phát triển, vì thế từ lâu rất được các nhà kinh tế quan tâm và được đề cập nhiều trong các lý thuyết kinh tế, nhất là trong các mô hình phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển hiện đang tiến hành công nghiệp hoá.

D. Ricardo, nhà kinh tế học cổ điển lỗi lạc cho rằng lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân. Xu hướng giảm sút tỷ suất lợi nhuận được ông giải thích bởi nguyên nhân nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập của ba giai cấp: địa chủ, công nhân và nhà tư bản. D. Ricardo cho rằng do quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm, giá cả nông sản tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng và địa tô tăng lên, còn lợi nhuận không tăng. Như vậy, địa chủ là người có lợi, công nhân không được lợi và cũng không bị hại còn nhà tư bản bị thiệt do tỷ suất lợi nhuận giảm. Kết luận này rõ ràng không còn phù hợp trong thời đại tiến bộ khoa học công nghệ ngày nay.

Công lao to lớn của D.Ricardo là phân tích địa tô. Điểm nổi bật của lý thuyết địa tô được Ông phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết về lao động. D.Ricardo lập luận rằng, do đất đai canh tác bị hạn chế, độ màu mỡ đất đai giảm đi, năng suất đầu tư đem lại không tương xứng, trong khi đó dân số tăng nhanh làm cho nông sản trở nên khan hiếm, trở nên hiện tượng phổ biến trong mọi xã hội. Điều này đã buộc con người phải canh tác cả trên đất xấu. Vì phải canh tác trên đất xấu nên giá trị nông sản do hao phí lao động trên đất xấu quyết định. Vì vậy khoản chênh lệch về lượng nông sản do cùng một lượng đầu tư như nhau trên một đơn vị diện tích ruộng đất tốt hoặc trung bình so với một đơn vị diện tích ruộng đất xấu được gọi là địa tô và khoản chênh lệch này được trả cho địa chủ. Tuy nhiên, hạn chế quan trọng nhất trong lý thuyết địa tô của D. Ricardo là ông không thừa nhận địa tô tuyệt đối.

C.Mác đã dành sự quan tâm đáng kể cho việc nghiên cứu về vấn đề địa tô. Sau khi nghiên cứu lý luận địa tô của các học giả trước C. Mác, như Andiexơn, A.Smith, D.Ricardo v.v. C.Mac đã bình luận, phê phán sâu sắc những quan điểm, nội dung về lý luận địa tô của các học giả này. Những nghiên cứu này được trình bày khá kỹ trong cuốn sách: "Các học thuyết về giá trị thặng dư" phần II (từ chương IX đến chương XIV - quyển IV của Bộ tư bản). Trên cơ sở đó C.Mác đã trình bày quan điểm của mình về địa tô trong quyển III của Bộ tư bản, phần II. ở phần này C.Mác đã trình bày khá cụ thể về các loại địa tô, trong đó Ông đã dành sự quan tâm thích đáng đến địa tô chênh lệch. Theo C.Mac khi hai lượng tư bản và lao động ngang nhau thì lợi nhuận siêu ngạch ấy chuyển thành địa tô. Địa tô chênh lệch bao gồm hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.

Địa tô chênh lệch I được tạo thành là do sự khác biệt về độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất và vị trí địa lý của các thửa đất đem lại. ảnh hưởng đến độ phì nhiêu tự nhiên của đất, theo C.Mác là do cấu thành lý học (cấu tượng đất, chất đất, v.v...) hóa học đất (các thành phần dinh dưỡng trong đất và khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng), điều kiện thời tiết - khí hậu (ôn độ, ánh sáng, lượng mưa v.v...).

Địa tô chênh lệch II được tạo thành do đầu tư tư bản khác nhau trên cùng một thửa đất. C.Mác nhấn mạnh địa tô chênh lệch I là tiền đề, là điểm xuất phát để tạo thành địa tô chênh lệch II. Ông đã phân tích khá sâu về địa tô chênh lệch II, xem xét địa tô chênh lệch II được tạo thành trong ba trường hợp giả định: giá cả sản xuất không thay đổi, giá cả sản xuất giảm xuống và giá cả sản xuất tăng lên.

Lý thuyết phát triển cân đối của R. Nurkse, là người đi tiên phong trong lý thuyết phát triển, cho rằng cần đầu tư vốn đồng bộ để phát triển rộng rãi các ngành khác nhau, bởi đây là cách duy nhất để tránh khỏi vòng tròn luẩn quẩn của nghèo đói. R. Nurkse quan tâm đến vấn đề tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người bằng cách tạo ra những chuyển biến để thoát khỏi nông nghiệp, là khu vực thu hút quá nhiều nhân công. Ông cho rằng lao động dư thừa cần phải được chuyển khỏi nông nghiệp, đáp ứng sự hình thành tư bản cho các công trình xây dựng, công xưởng, máy móc. Tình hình đó sẽ tăng năng lực sản xuất và nhu cầu chung cần thiết cho sản phẩm có thu nhập cao lâu dài, từ đó đạt được sự cân đối tốt hơn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với lý thuyết phát triển cân đối làm phân tán các nguồn lực rất có hạn của quốc gia. Chính vì vậy, chỉ sau một thời kỳ tăng trưởng, các nền kinh tế theo đuổi mô hình cơ cấu cân đối đã nhanh chóng rơi vào tình trạng thiểu năng.

Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối, tiêu biểu cho trường phái này là A. Hirschman, F.Perrons và G.Bernis. Lý thuyết không cân đối cho rằng các nước chậm phát triển không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trình cơ cấu cân đối liên ngành, mà cần tập trung tài nguyên, vốn, năng lực quản lý vào những ngành chủ yếu. Việc phát triển cơ cấu ngành không cân đối sẽ gây nên áp lực, tạo ra sự kích thích đầu tư. Trong mối tương quan giữa các ngành, một mặt nếu cung bằng cầu thì sẽ triệt tiêu động lực khuyến khích đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, mặt khác, trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì thế, cần tập trung các nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong những thời điểm nhất định với ý nghĩa là những ngành, lĩnh vực đầu tàu lôi kéo toàn bộ nền kinh tế phát triển. Việc vận dụng lý thuyết này để chọn ngành chủ đạo được bàn luận khá nhiều. A. Hirschman (1959) đã xác định những ngành chủ yếu là những ngành có mối liên kết to lớn nhất theo ý nghĩa đầu vào - đầu ra với các ngành công nghiệp khác và những ngành sản xuất không phải nông nghiệp hay công nghiệp nhẹ thuộc nhánh dưới mà là những ngành công nghiệp thuộc nhánh giữa và nhánh trên sử dụng nhiều vốn, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng. Thực tế phát triển kinh tế ở các nước Mỹ La Tinh, ấn Độ cho thấy các ngành công nghiệp này, với kết quả không những bản thân các ngành công nghiệp này hoạt động kém hiệu quả mà còn trút hậu quả xuống các ngành công nghiệp nhánh dưới.

Mô hình hai khu vực của A. Lewis 7, mô hình này ra đời vào những năm 1950, sau đó được John Fei và G. Ranis mở rộng. Mô hình hai khu vực của Lewis trở thành lý thuyết "khái quát" về quá trình phát triển trong các nước thuộc thế giới thứ ba thừa lao động. Mô hình này được thừa nhận trong gần suốt những năm 1960 và đầu những năm 1970. Trong mô hình Lewis, nền kinh tế kém phát triển có hai khu vực, đó là khu vực nông thôn mang tính truyền thống, dân số đông đúc, nền kinh tế kém phát triển, lao động dư thừa so với các yếu tố sản xuất khác, năng suất lao động bằng không, do đó có thể cung cấp vô hạn lao động sang khu vực công nghiệp mà không hề làm giảm sản lượng. Thứ hai là khu vực công nghiệp thành thị hiện đại, năng suất cao mà lao động từ khu vực truyền thống chuyển sang đó. Trọng tâm của mô hình này là quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực sinh tồn - nông nghiệp sang khu vực hiện đại - công nghiệp và sự tăng sản lượng, việc làm trong khu vực hiện đại. Sự chuyển dịch đó là kết quả của sự mở rộng quy mô sản xuất trong khu vực công nghiệp. Tốc độ chuyển dịch phụ thuộc vào tỷ lệ đầu tư công nghiệp và tích lũy tư bản trong khu vực hiện đại. Mức tiền công trong khu vực công nghiệp được giả định là không thay đổi và bị quy định như là một mức nhất định cao hơn mức tiền công trung bình trong khu vực sinh tồn (theo Lewis giả định cao hơn 30% để thúc đẩy nông dân di cư ra khỏi vùng quê của họ). Mô hình của Lewis - Fei - Ranis đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự biến đổi cơ cấu trong những nước chậm phát triển, có giá trị phân tích nhất định ở chỗ, nó nhấn mạnh hai yếu tố chủ yếu của vấn đề công ăn việc làm, đó là những sự khác biệt về kinh tế và cơ cấu giữa hai khu vực nông thôn, thành thị và cơ chế của quá trình chuyển giao lao động giữa hai khu vực.

Tuy nhiên thực tế phát triển ở Trung Quốc, Philippin, Indonexia v.v... với những cuộc di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị đã gây ra tình trạng giảm sút nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp, thiếu hụt lương thực trong các nước này. Vì vậy theo Oshima8 hình mẫu phát triển có lẽ phải bắt đầu từ hiệu suất nông nghiệp, nhất là trường hợp ở các nước Châu á gió mùa, nơi thu nhập hàng năm và năng suất lao động theo đầu người quá thấp. Những ý đồ nhằm duy trì năng suất do biến đổi cơ cấu sẽ không thành công, nếu trước tiên không tăng hiệu suất nông nghiệp, trừ phi việc tăng thu thập do xuất khẩu sản lượng công nghiệp và nhập khẩu lương thực. Tuy nhiên điều này rất khó thực hiện trong giai đoạn đầu của tăng trưởng khi quản lý công nghiệp, kỹ năng, vốn, quy mô và kinh tế đối ngoại chưa phát triển tốt. Đặc biệt với các nước đang phát triển, nhu cầu về nguồn lực có trình độ cao trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá là một đòi hỏi quá lớn.

Lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow, còn được gọi là mô hình suy diễn lịch sử, đã chia tiến trình kinh tế thành năm gian đoạn: Giai đoạn xã hội truyền thống (nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế), giai đoạn chuẩn bị cất cánh (đã xuất hiện các khu vực kinh tế có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển), giai đoạn cất cánh (tỷ lệ đầu tư tăng từ 5 đến 10% tổng sản phẩm quốc dân), giai đoạn hướng tới sự chín muồi kinh tế (tỷ lệ đầu tư cao, xuất hiện nhiều cực tăng trưởng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế), và giai đoạn kỷ nguyên tiêu dùng cao. Với cách phân chia này các nước đang phát triển hiện nay ở vào giai đoạn 1 đến 3. Xã hội có trình độ phát triển còn thấp thì khu vực nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn về cơ cấu giá trị sản phẩm và cơ cấu lao động.

Như vậy, có thể nói rằng hầu hết các lý thuyết của các nhà Kinh tế học trước đây đều không thuần túy tập trung nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, mà đều đặt nông nghiệp trong mối quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác, trước hết là với công nghiệp. Ngày nay, hơn bao giờ hết, phát triển nông nghiệp càng phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với các lĩnh vực, các ngành khác như: xuất khẩu, du lịch, công nghiệp, môi trường... Do vậy khi nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp cũng phải nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể.

Những quan hệ có tính vật chất

Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh tế nông nghiệp cũng quan tâm đến việc phân phối nguồn tài nguyên ít ỏi cho nhiều phương hướng sản xuất, trong đó tìm mọi cách để lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào? Vai trò quyết định thuộc về các chủ hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp được coi như là một tác nhân cụ thể làm nhiệm vụ chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các loại nông sản hàng hóa mong muốn, đó là các yếu tố đầu ra.

Để tạo ra nông sản phẩm, cần có sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào và hiệu quả của nó tùy thuộc vào trình độ phối hợp hợp lý giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ đó theo hàm sản xuất có dạng sau:

Q = f(x1, x2, x3.. xn)

Trong đó:

Q: Số lượng một loại sản phẩm được sản xuất ra.

x1, x2, x3... xơn: lượng một số yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất ra nông sản phẩm. Chẳng hạn: x1 là lượng phân bón, x2 là lượng hạt giống v.v...

Hàm sản lượng này cho chúng ta một khái niệm có tính chất thuần túy vật chất, nhằm mô tả lượng đầu ra tối đa về vật chất quan hệ với việc sử dụng một hoặc một số yếu tố đầu vào nhất định về vật chất. ở đây sẽ xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với lượng nông sản phẩm sản xuất ra và quan hệ giữa các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và lượng nông sản phẩm.

Để tạo ra một loại nông sản nhất định, cần thiết phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau, như phân bón, hạt giống, nước, thuốc trừ sâu bệnh v.v... ở đây, giả định yếu tố phân bón thay đổi theo hướng tăng lên, còn các yếu tố khác không đổi, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa sản phẩm đầu ra và yếu tố đầu vào (phân bón) biến đổi duy nhất đó, được biểu thị ở hình 3.1 về đường cong sản phẩm. ở đây (trong điều kiện sử dụng các yếu tố khác không đổi ở mức nhất định với trình độ công nghệ nhất định), nếu tăng lượng phân bón được sử dụng thì lượng nông sản phẩm tăng lên. Sự tăng lượng phân bón đến mức nhất định sẽ đạt sản lượng sản phẩm đầu ra cực đại và nếu tăng lượng phân bón tiếp tục, sản lượng nông sản sẽ giảm xuống. Hình 3.1 cho ta thấy mối quan hệ đó. Để tiếp tục làm rõ mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và lượng sản phẩm, cần coi trọng hai khía cạnh sau đây:

Sản lượng cận biên (ký hiệu MP)

Người nông dân luôn băn khoăn với câu hỏi: liệu chi phí đầu tư tăng thêm có đem lại sản lượng nông sản bổ sung tương ứng không? Cứ mỗi lần tăng thêm một lượng phân bón nhất định, có thể thu được một lượng nông sản tăng bổ sung, phần sản lượng tăng thêm đó gọi là sản lượng cận biên. Nếu x1 biến đổi một lượng x1 thì Q cũng biến đổi một lượng Q tương ứng. Sản lượng cận biên của yếu tố x1 biến đổi được biểu thị với dạng sau:

Nếu x1 biến đổi vô cùng nhỏ thì chính là đạo hàm bậc nhất của Q, đó chính là độ nghiêng đường cong của đạo hàm Q tại điểm quan sát. Theo tính chất của đạo hàm bậc nhất, sẽ đạt cực đại (độ dốc của TP lớn nhất) tại điểm uốn của đường cong tổng sản phẩm TP (đầu vào ở mức x ), và = 0 tại điểm cực đại của đường cong tổng sản phẩm (đầu vào ở mức x ), và <0 khi đầu vào lớn hơn x .

Sản lượng bình quân (ký hiệu AP).

Tại mỗi điểm x1 có sản lượng Q tương ứng. Sản lượng bình quân của yếu tố đầu vào biến đổi biểu thị bằng phương trình sau:

Trong đó: AP là sản lượng bình quân, x1 là trị số của yếu tố đầu vào, Q là sản lượng tương ứng với mỗi mức của x1. Trên hình 3.1, sản lượng bình quân ở mức sử dụng đầu vào nhất định được xác định bằng độ dốc của đường thẳng từ điểm gốc (0) lên đường cong tại điểm tương ứng.

Các phương trình trên giải thích tại sao APx1 = MPxơ1 tại điểm x ở hình 3.1 (độ dốc của đường cong sản phẩm TP bằng độ dốc của đường thẳng xuất phát từ điểm gốc (0) gặp đường cong TP tại điểm tương ứng với x1) và tại sao APx1 đạt cực đại ở điểm đó (đường thẳng xuất phát từ điểm gốc gặp đường cong tại đó có độ dốc lớn nhất).

Quy luật sản lượng giảm dần.

Khi một yếu tố đầu vào được sử dụng tăng dần mà các yếu tố đầu vào khác không thay đổi thì sản lượng nông sản tăng lên, nhưng mức tăng tổng sản lượng sẽ ngày càng giảm đi. Điều đó có nghĩa là sau khi tăng mức phân bón qua một số điểm, sản lượng cận biên của yếu tố đầu vào sẽ giảm đi. Đó là quy luật sản lượng giảm dần. ở hình 3.2 mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm là một trong những nhân tố làm tăng lợi nhuận cho tới khi tại mức sử dụng phân bón , nhưng lại làm giảm lợi nhuận cận biên khi sử dụng nhiều hơn .

Trên hình 3.1 và 3.2 các đường cong TP, và MP và AP được chia thành bốn mức độ khác nhau, ở mức độ I, sản phẩm bình quân của x1 là APx1 và sản phẩm biên đều tăng lên, ở mức độ II sản phẩm cận biên (MPx1) bắt đầu giảm nhưng sản phẩm bình quân vẫn còn tăng, ở mức độ III cả APx1 lẫn MPx1 đều giảm nhưng còn là một số dương, ở mức độ IV sản phẩm cận biên đã thành số âm (hình 3.2).

Một hàm số đơn giản về mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm có thể thấy rõ ở biểu 3.1 với 3 yếu tố đầu vào là phân bón, đất đai và lao động để trồng lúa. Nếu 3 loại đầu vào đều sử dụng một đơn vị, tổng sản lượng sẽ đạt 6 tạ lúa. Sau đó, các yếu tố đất đai và lao động không thay đổi, yếu tố phân bón tăng lên thì sản lượng lúa tăng lên.

Tại điểm x1 = 3 đơn vị, trị số sản phẩm cận biên MPx1 = 14,25 (đạt cao nhất). Sau đó nếu tiếp tục tăng x1, trị số sản phẩm cận biên sẽ có tốc độ tăng chậm dần. Tại điểm x1= 4 đơn vị, trị số sản phẩm cận biên bằng trị số sản phẩm bình quân. Nếu biểu diễn trên đồ thị, tại x1 = 4 đơn vị, đường cong biểu diễn MPx1 sẽ cắt đường cong biểu diễn APx1.

Biểu 3.1. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và sản lượng lúa

Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, để tạo ra sản phẩm cần phải phối hợp nhiều yếu tố đầu vào, thông thường có thể có nhiều yếu tố biến đổi. Giả định có hai yếu tố đầu vào biến đổi (x1 và x2), còn các yếu tố khác không thay đổi, hàm sản xuất được biểu diễn như sau:

Ta có thể minh họa mối quan hệ trên bằng hình 3.3

Chủ nông trại có thể sản xuất ra 10 đơn vị sản phẩm là kết quả kết hợp hai yếu tố đầu vào tại điểm A hoặc tại điểm B (hình 3.3). Khi di chuyển từ điểm A đến B, khối lượng yếu tố đầu vào x1 tăng từ lên và khối lượng x2 giảm từ xuống x , nghĩa là x1 thay thế cho x2. Như vậy, một đường đồng sản lượng là Quỹ tích của nhiều tổ hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào cùng tạo nên một mức sản phẩm đầu ra.

Tỷ số thay thế cận biên (MRS) là tỷ số mà một lượng yếu tố đầu vào thay thế cho một lượng yếu tố vào khác tại bất kỳ điểm nào trên đường đồng sản lượng và có thể tính bằng độ dốc của đường đồng sản lượng đó. Có thể tính tỷ lệ một yếu tố đầu vào này được thay thế bằng một yếu tố đầu vào khác trong điều kiện sản lượng đầu ra không thay đổi, biểu thị bằng phương trình:

MRS của x1 thay thế cho x2

Nếu x1 vô cùng nhỏ, thì MRS của x1 thay thế cho x2 chính là đạo hàm bậc nhất của đường cong đồng sản lượng. MRS thường là số âm, vì mức sử dụng tăng một yếu tố đầu vào này thường kéo theo mức sử dụng giảm yếu tố kia.

Tuy nhiên, sử dụng làm thước đo khả năng thay thế các yếu tố đầu vào thì MRS có nhược điểm rất lớn, vì nó phụ thuộc vào các đơn vị đo của yếu tố này. Vì vậy, độ co giãn của sự thay thế ( ) trở thành thước đo ưu việt hơn và được xác định như sau:

không phụ thuộc vào đơn vị đo lường, càng lớn thì việc thay thế các yếu tố càng dễ dàng, đó là ưu điểm của độ co giãn thay thế. Sự thay thế giữa các yếu tố sản xuất tùy thuộc vào thời gian và điều kiện trình độ kinh doanh. Thường trong thời gian ngắn, người ta chỉ thay đổi một số yếu tố và vẫn còn một số yếu tố không thay đổi, nhưng về lâu dài người ta thay đổi tất cả các yếu tố để đi đến sự phối hợp hợp lý giữa chúng. Các phương án thay thế, phối hợp gắn liền với việc tăng quy mô sản xuất.

Mối quan hệ giữa các sản phẩm

Nông nghiệp là ngành sản xuất có nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú, gắn rất mật thiết với điều kiện tự nhiên. Mỗi trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp có thể lựa chọn sản xuất từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm với quy mô và cơ cấu hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực hạn chế thông qua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Thông thường, trên mỗi thửa đất, có thể sản xuất một số loại sản phẩm khác nhau. Việc quyết định sản xuất sản phẩm gì với số lượng bao nhiêu là phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Sự cân nhắc để sản xuất sản phẩm này hay sản phẩm kia hoặc cơ cấu sản phẩm mỗi loại phải dựa vào những căn cứ khác nhau. Nghiên cứu sau đây về mối quan hệ giữa sản phẩm với sản phẩm là một trong những căn cứ đó.

Để tiện trình bày, giả định một hộ nông dân có thể trồng hai loại sản phẩm là rau và hoa. Đầu ra của mỗi loại do một số n yếu tố đầu vào tạo nên. Mối quan hệ giữa n yếu tố đầu vào và hai sản phẩm đầu ra rau và hoa được thể hiện qua các hàm sản xuất tương ứng của rau và hoa như sau:

Qr = f1 (x1,... xn)

Qh = f2 (x1,... xn)

Những mối quan hệ trên là nguồn lực sản xuất hiện có của hộ nông dân. Chúng sẽ quyết định khả năng lựa chọn của hộ nông dân mà ông ta phải đương đầu về các mặt giới hạn công nghệ, tỷ số chuyển đổi cận biên, chi phí cơ hội.

Giới hạn công nghệ.

Hộ nông dân chỉ có thể lựa chọn lượng sản phẩm sản xuất theo khả năng sản xuất (hay giới hạn công nghệ) của mình. Theo giả định trên, với cách kết hợp "đầu vào" khác nhau, hộ nông dân sản xuất ra một lượng Qr và Qh khác nhau (hình 3.4).

Hình 3.4. Đường cong năng lực sản xuất

Đường cong năng lực sản xuất của các tổ hợp rau và hoa mà hộ nông dân có thể sản xuất với một số yếu tố đầu vào nhất định và với những điều kiện kỹ thuật canh tác nào đó. Nếu đem toàn bộ vật tư, tiền vốn để trồng rau sẽ thu được một khoản thu nhập R0, nhưng nếu đem toàn bộ đầu tư đó cho sản xuất hoa thì có thể thu được khoản thu nhập là H0. Các tổ hợp khác của hai loại sản phẩm được vẽ thành từng điểm nằm trên đường cong R0H0.

Tỷ số chuyển đổi cận biên (ký hiệu MRT)

Hộ nông dân có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau để có một số lượng sản phẩm H và R khác nhau. Độ dốc của đường cong năng lực sản xuất cho ta tỷ số chuyển biến cận biên (MRT) của rau (R)sang hoa (H).

Phương trình này là thước đo chi phí cơ hội trong trồng hoa thay vì trồng rau, nghĩa là nếu muốn thêm một đơn vị hoa thì phải bớt đi bao nhiêu đơn vị sản lượng rau.

Chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội là một khái niệm cơ bản của kinh tế học, phản ánh sự tìm kiếm và lựa chọn phương hướng phân phối nguồn lực ít ỏi. Bản chất chi phí cơ hội của một quyết định là giá trị của việc lựa chọn phương hướng tốt nhất, là kết quả của việc quyết định đó được dự báo. Chẳng hạn quyết định của một hộ nông dân trồng nhiều hoa hơn có liên quan đến việc rút bớt vốn sản xuất rau và do đó sản lượng rau ít đi. Giá trị của phần sản lượng rau đáng lẽ được sản xuất bằng nguồn lực đã chuyển sang trồng hoa là chi phí cơ hội của sản xuất hoa. Chỉ khi giá trị thu nhập của hoa tăng thêm lớn hơn chi phí cơ hội tính bằng giá trị thu nhập của rau được trồng bớt đi thì sự chuyển hướng đó mới có ý nghĩa kinh tế.

Mối quan hệ kinh tế

Các doanh nghiệp có sự quan tâm khác nhau đến mục tiêu của sản xuất, nhưng họ đều hướng tới mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận. Khi có một yếu tố "đầu vào" biến đổi làm ảnh hưởng đến sản lượng, người ta tính đến sự tối ưu hóa trong mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất đó với sản phẩm sản xuất ra. Khi có nhiều yếu tố sản xuất thay đổi, người ta phải tính đến sự tối ưu trong mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm. Khi sản xuất ra nhiều sản phẩm, người ta phải tính đế sự tối ưu trong mối quan hệ giữa các sản phẩm. Đó là những yêu cầu đặt ra đối với những người sản xuất trong thị trường cạnh tranh và dưới đây sẽ xem xét lần lượt các mối quan hệ đó.

Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và sản phẩm.

Khi có một yếu tố đầu vào (x1) biến đổi, để đạt được hiệu quả tối ưu, người sản xuất cần có loại thông tin:

- Sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào (MPx1)

- Đơn giá của sản phẩm đầu ra

- Đơn giá của yếu tố đầu vào x1.

Giá trị của một đơn vị yếu tố đầu vào tăng thêm đối với người sản xuất là thu nhập bổ sung mà họ nhận được do kết quả của việc sử dụng nhiều vật tư, tiền vốn hơn. Khái niệm giá trị sản phẩm cận biên (VMP) dùng làm thước đo để chỉ rằng khi tăng một đơn vị chi phí, giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm một lượng x P tức là V . Nghĩa là khi chi phí tăng thêm một lượng Px1, giá trị sản phẩm tăng một lượng bổ sung VMPx1. Khi giá trị sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi bằng giá của nó thì ta đạt hiệu quả tối ưu, tạo ra lợi nhuận tối đa. Ta có phương trình:

VMPx1 =Px1. Lúc này người sản xuất ở vào trạng thái cân bằng.

Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố và yếu tố.

Xác định điểm tối ưu.

Khi có 2 yếu tố đầu vào (x1và xơ2) thay đổi, muốn sử dụng chúng một cách tối ưu, cần thiết phải biết các thông tin: đơn giá (hoặc tỷ giá) của hai yếu tố đầu vào trên thị trường và tỷ số thay thế cận biên giữa chúng. Với số tiền nhất định, chủ nông trại có thể mua các yếu tố đầu vào (x1 và x2) theo tỷ lệ khác nhau. Sự kết hợp chi phí của hai yếu tố đó nằm trên đường thẳng gọi là đường thẳng đồng chi phí (hình 3.5).

Hình 3.5: Đường thẳng đồng chi phí

Khối lượng đầu vào x1

Trong đó: C0: lượng tiền vốn của chủ nông trại

Px1: đơn giá của yếu tố x1

Px2: đơn giá của yếu tố x2

Tìm hiểu phối hợp tối ưu giữa hai yếu tố x1 và x2 sao cho đạt sản lượng cao nhất bằng cách đem chồng đường cong đồng sản lượng (Q) lên đường thẳng đồng chi phí C0. Điểm tiếp xúc giữa chúng là A - điểm tối ưu (hình 3.6), tại đó độ dốc của đường cong đồng sản lượng bằng độ dốc của đường thẳng đồng chi phí. Mà độ dốc của đường đồng sản lượng là tỷ số thay thế cận biên cho nên điều kiện tối ưu sẽ là:

MRS của x1 thay thế

Hình 3.6: Phối hợp đầu vào với chi phí ít hơn

Chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất là khoản chi phí được dùng để sản xuất ra một lượng nông sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Tổng chi phí sản xuất (ký hiệu TC) bao gồm:

- Chi phí cố định (FC): là những khoản chi phí không thay đổi và không phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành nhằm sản xuất ra nông sản phẩm. Bao gồm khoản thuê nhà kho, khấu hao tài sản cố định, tiền thuê đất, chi phí bảo hiểm tài sản, kinh doanh v.v...

- Chi phí biến đổi (VC): là những khoản chi phí sẽ thay đổi phụ thuộc vào quy mô, khối lượng công việc được hoàn thành trong quá trình sản xuất. Bao gồm các khoản chi phí về hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc v.v...

Việc phân ra chi phí cố định và chi phí biến đổi để có giải pháp sử dụng có hiệu quả, bởi vì các khoản chi phí cố định, nếu không sử dụng các nguồn lực này theo đúng thời gian thì sẽ bị lãng phí. Tài sản cố định mặc dù không được sử dụng vẫn phải chịu khấu hao, (Nhà kho bỏ không sẽ vẫn bị hư hỏng). Còn nguồn lực biến đổi có thể cất trữ cho vụ sau, nếu chưa sử dụng hết trong vụ này.

Chi phí cố định (FC) không thay đổi với mọi Q, được biểu diễn ở hình 3.7a. Khi Q tăng, cần nhiều chi phí biến đổi (VC) và ngược lại, biểu diễn ở hình 3.7b. Tổng chi phí (TC) được hợp thành bởi chi phí cố định và chi phí biến đổi, biểu diễn ở hình 3.7c.

Hình 3.7: Đường cong chi phí cố định, biến đổi và tổng chi phí

Chi phí cận biên và chi phí bình quân.

Chi phí cận biên (ký hiệu MC) là chi phí tăng thêm để tạo ra sản phẩm bổ sung, MC = mà FC = 0 cho nên MC = là độ dốc của đường cong VC. Như vậy sự biến đổi của tổng chi phí (TC) hoàn toàn do sự thay đổi chi phí biến đổi quyết định.

Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là chi phí biến đổi tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm, nghĩa là AVC = . Có thể tính trị số này bằng độ dốc của đường thẳng từ gốc tọa độ đến điểm tương ứng trên đường cong VC.

Tổng chi phí bình quân (AC) là tổng chi phí tính cho mỗi đơn vị sản phẩm, nghĩa là AC = là độ dốc của đường thẳng từ gốc tọa độ đến điểm tương ứng trên đường cong TC.

Hình 3.8 minh họa các đường cong MC. AC và AVC có liên quan đến các đường cong ở hình 3.7a, b và c. Các loại chi phí có thể tính ở biểu 3.2.

Hình 3.8: Các đường cong MC,AC và AVC

Biểu 3.2. Các loại chi phí sản xuất một loại nông sản

Tổng thu nhập của nông trại (ký hiệu TR)

Tổng thu nhập của nông trại tăng lên khi lượng hàng hóa bán ra tăng và TR = Q.P. Vậy đường biểu diễn TR sẽ là đường thẳng chạy qua các gốc tọa độ (hình 3.9a).

Thu nhập cận biên (ký hiệu MR) là phần thu thập tăng thêm với mỗi đơn vị sản lượng bán ra tăng thêm.

Như vậy khi MR không đổi và bằng P, Nông trại sẽ đạt đạt được trạng thái cân bằng khi hiệu TR - TC đạt ở mức tối đa. ở hình 3.9a, khi sản lượng thấp hơn Q1 và cao hơn Q2 thì nông trại thua lỗ, vì đường cong tổng chi phí (TC) nằm ở phía trên đường cong tổng thu (TR). Mức sản lượng tối ưu là ở Q* do TR - TC đạt giá trị lớn nhất.

Hình 3.9: Hiệu quả kinh tế tối ưu trong ngắn hạn

ở hình 3.9b đường thẳng nằm ngang biểu thị giá cả sản phẩm bán một giá cho nên MR = P = AR. Muốn sản xuất có lãi thì giá cả hoặc thu nhập bình quân phải lớn hơn chi phí bình quân. Nói cách khác, sản lượng phải nằm ở khu vực từ Q1đến Q2. Lợi nhuận vẫn tăng khi sản lượng tăng thêm một đơn vị mà thu nhập gia tăng lớn hơn chi phí gia tăng, nghĩa là MR > MC và ngược lại khi chi phí lớn hơn thu nhập gia tăng, tức là MC > MR.

Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa các sản phẩm.

Để đạt được lợi nhuận tối đa trong điều kiện sản xuất nhiều sản phẩm, các doanh nghiệp cần biết thông tin về tỷ số chuyển đổi cận biên giữa các sản phẩm và giá cả sản phẩm.

Khi đã biết khối lượng và giá cả các yếu tố đầu vào, để đạt lợi nhuận tối đa cần thiết phải đạt tổng thu nhập tối đa. ở đây ta gặp khái niệm đường thẳng đồng thu nhập, đó là quỹ tích các điểm của các nhóm sản phẩm khác nhau nhưng tạo ra cho doanh nghiệp cùng một lượng nhập. Hình 3.10 là đường đồng thu nhập trong trường hợp có hai sản phẩm (R và H). Độ dốc của đường thẳng là tỷ giá của sản phẩm . Đường đồng thu nhập R = PR QR + PH QH

Hình 3.10: Đường thẳng đồng thu thập

Với tổng thu nhập từ hơn 3 sản phẩm trở lên thì đường thẳng đồng thu nhập là đường thẳng song song cách xa gốc tọa độ hơn. ở hình 3.11 người ta đặt một loạt đường đồng thu nhập lên cùng với đường biên năng lực sản xuất và ta có điểm nhập tối đa tại tiếp điểm giữa đường biên năng lực sản xuất và đường đồng thu nhập cao nhất. Trong trường hợp này tiếp điểm ứng với các đầu ra Q*R và Q*H. Vì vậy, điều kiện cân bằng là tỷ số chuyển biến cận biên MRT của rau sang hoa (QR/QH) trị số âm của giá hoa và rau:

MRT của rau và hoa hay

Hình 3.11: Sự cân bằng sản phẩm với sản phẩm

Tóm tắt chương

Lý thuyết chung về phát triển kinh tế và lý thuyết phát triển nông nghiệp đã được nhiều nhà kinh tế học đưa ra thông qua việc phân tích, giải thích các hiện tượng kinh tế và dự báo về phát triển kinh tế và kinh tế nông nghiệp.

Nếu A.Smith có công lao trong việc đưa tất cả các quan điểm kinh tế có từ trước đó, cấu kết lại thành một hệ thống, thì D. Ricardo xây dựng hệ thống đó trên một nguyên tắc thống nhất, là thời gian lao động quyết định giá trị hàng hóa.

Tiếp đó là trường phái tân cổ điển, mà tiêu biểu là C.Mác với Bộ tư bản trình bày về giá trị sức lao động và bản chất của giá trị thặng dư và C.Mác kết luận về tất yếu của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. J.M.Keynes tiêu biểu cho nhánh khác cho rằng cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập v.v...

Trong lĩnh vực nông nghiệp có những nét đặc thù, vì thế nhiều nhà kinh tế học quan tâm và đề cập nhiều trong các lý thuyết kinh tế, nhất là trong các mô hình phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển đang tiến hành công nghiệp hóa. D.Ricardo cho rằng do quy luật giảm độ màu mỡ của đất đai, giá nông sản tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng và địa tô tăng lên, còn lợi nhuận không tăng. Công lao to lớn của D.Ricardo là phân tích địa tô. R.Nurkse là người đi tiên phong trong lý thuyết phát triển. Ông quan tâm đến vấn đề tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người bằng cách tạo ra những chuyển biến để thoát khỏi nông nghiệp, là khu vực thu hút quá nhiều nhân công. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối, tiêu biểu là A.Hirschaman, cho rằng việc phát triển cơ cấu ngành không cân đối sẽ gây áp lực, tạo ra sự kích thích đầu tư. Mô hình hai khu vực của A.Lewis với lý thuyết khái quát về quá trình phát triển trong các nước thuộc thế giới thứ ba thừa lao động, đó là khu vực nông thôn mang tính truyền thống, kinh tế kém phát triển, năng suất lao động bằng không, do đó có thể cung cấp lao động vô hạn sang khu vực công nghiệp thành thị hiện đại. Lý thuyết phát triển kinh tế của W.Rostow đã chia tiến trình kinh tế ra 5 giai đoạn, với cách phân chia này các nước đang phát triển hiện nay ở vào giai đoạn 1 đến 3.

Để tạo ra nông sản phẩm cần có sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào và hiệu quả của nó tùy thuộc vào trình độ phối hợp hợp lý giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Những quan hệ có tính vật chất trước hết xem xét mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và lượng nông sản phẩm, việc tăng lượng yếu tố đầu vào làm tăng lượng sản phẩm, nhưng đến mức nhất định sản lượng giảm dần. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với sản phẩm được sản xuất cần thiết phải phối hợp nhiều yếu tố đầu vào khác nhau, giữa chúng có thể thay thế cho nhau. Có thể tính tỷ lệ yếu tố đầu vào này được thay thế bằng một yếu tố đầu vào khác trong điều kiện sản lượng đầu ra không thay đổi. Mỗi trang trại hoặc doanh nghiệp tùy thuộc vào giới hạn công nghệ, tỷ số chuyển đổi cận biên và chi phí cơ hội để có thể lựa chọn sản xuất từng loại sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm với quy mô và cơ cấu hợp lý nhằm sử dụng các nguồn lực hạn chế thông qua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

Có thể có sự quan tâm khác nhau về mục tiêu sản xuất, nhưng họ đều hướng tới mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận. Khi có một yếu tố "đầu vào" biến đổi làm ảnh hưởng đến sản lượng, người ta tính đến sự tối đa hóa trong mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất đó với sản phẩm sản xuất ra. Khi có nhiều yếu tố sản xuất thay đổi, người sản xuất phải tính sự tối ưu trong mối quan hệ giữa các yếu tố để sản xuất ra một sản phẩm. Khi sản xuất ra nhiều sản phẩm, người sản xuất phải tính đến sự tối ưu trong quan hệ giữa các loại sản phẩm đó.

Câu hỏi ôn tập

Phân tích một số nội dung về lý thuyết địa tô của D.Ricardo và mô hình hai khu vực của Lewis.

Trình bày những mối quan hệ có tính vật chất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp.

Trình bày những mối quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất nông sản hàng hóa.

0