04/06/2017, 23:21

Nhân dân ta thường khuyên bảo nhau: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Hãy bình luận câu tục ngữ trên.

Trong cuộc sống, lòng kiên nhẫn là bài học lớn. Bài học này ai cũng dễ dàng nhận ra, nhưng không ít người chưa chắc thực hiện được.Ở những người này, họ thường hay nản chí khi công việc bất thành hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn. Nhằm khuyên răn, động viên họ vượt qua trở lực, rèn luyện sự tự tin, đức ...

Trong cuộc sống, lòng kiên nhẫn là bài học lớn. Bài học này ai cũng dễ dàng nhận ra, nhưng không ít người chưa chắc thực hiện được.Ở những người này, họ thường hay nản chí khi công việc bất thành hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn.

Nhằm khuyên răn, động viên họ vượt qua trở lực, rèn luyện sự tự tin, đức tính kiên nhẫn, tục ngữ ta có câu: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

Ý nghĩa của câu tục ngữ nhằm khuyên ta rèn luyện đức tính kiên nhẫn, không được nản chí. Hình ảnh trong câu tục ngữ là sự đối lập mãnh liệt giữa hai vật thể, hai hình ảnh có quan hệ nhân - quả: "Mài sắt - Nên kim" tạo nên ý tưởng trên. Có hình dung được sự khổ nhọc của công việc "mài sắt" và thành quả đạt được "nên kim", chúng ta mới nhận thấy người làm công việc này, trước hết và cuối cùng, phải rất kiên nhẫn và cần sự tự tin. Thiếu nó, đó chí là việc: "Dã Tràng xe cát Biển Đông - Nhọc nhằn mà chẳng nên công trạng gì".
Như vậy, tự thân câu nói với hai hình ảnh đối lập những có trong mối quan hệ nguyên nhân - kết quả này, phải được nhìn nhận như một lời giáo huấn. Sử dụng hình ảnh ấy nhằm hướng tất cả chúng ta đến cái nguyên lí rất cần thiết cho sự thành công:

Đó là lòng kiên nhẫn trong công việc. Nếu nói tục ngữ, ngoài việc phổ biến, khởi phát những kinh nghiệm, những lối sống tốt đẹp, còn là những lời răn dạy có tính thực dụng, thì câu tục ngữ trên tồn tại trong từng từ nhờ chính ý nghĩa của nó. Ở đây, sự thực dụng nằm ngay trong hình ảnh, ở công việc và hiệu quả đạt được. Ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ nhằm rèn luyện ý chí kiên nhẫn, một đức tính không thể thiếu để xây dựng cuộc sống thành đạt. Trở lực cuộc đời thật nhiều. Chúng ta tồn tại có quy luật và ngẫu nhiên. Có ngẫu nhiên nên không lường trước được. Nhân dân ta hay nói: "ai bay vạ gió", lại nói: "Hoạ vô đơn chí". Vì vậy, đối diện với đời sống, công việc, nếu không rèn luyện một đức tính kiên nhẫn tối thiểu có khi chúng ta sẽ gặp thất bại. Một việc làm dầu rất nhỏ, một trở lực đôi khi không lên nếu thiếu lòng kiên nhẫn con người sẽ khó lòng vượt qua. Hiểu như thế mới thấy hết ý nghĩa của câu tục ngữ đầy triết lí "Có công mài sắt có ngày nên kim". Tiềm ẩn ở câu nói này, lòng kiên nhẫn ở đây còn bao hàm đức tính tự tin, nắm vững quy luật: có lao động tất có thành quả, có công sức ắt có đền bù!

Cuộc sống thì đa dạng, nhưng đều nằm trong quy luật. Nắm được quy luật trên, bao người đã nêu những tấm gương sáng về sự cần cù, kiên nhẫn và tự tin. Họ mày mò, góp nhặt, kiên nhẫn để trở thành những người hữu ích cho xã hội. Họ là những bài học lớn, thấm thía về sự kiên nhẫn. Quả là, nếu không kiên nhẫn với "Một trứng: ung; Hai trứng: ung: Ba trứng: ung..." người nông dân đã nhiều lúc phải quỵ ngã với ý nghĩ: "Tháng khốn tháng nạn" kia, sẽ không thể nào vượt qua để cuối cùng, vẫn sáng trên môi một nụ cười rạng rỡ.

"Đừng than phận khó ai ơi
 Còn dư lông mọc còn ngày xanh cây".

Tôi cho rằng, đó là nụ cười của lòng kiên nhẫn đã đạt đến mức lí tưởng. Nói như thế cũng không có nghĩa là đồng nhất lòng kiên nhẫn thực hiện theo quy luật với "kiên nhẫn mù quáng", bất chấp điều kiện và hoàn cảnh khách quan. Trong chiều hướng này, không phải hễ cứ mài sắt thì sẽ nên kim. Sự thành công là kết quả của những điều kiện. Đối với công việc, chỉ có lòng kiên nhẫn không thôi thì chưa đủ. Lòng kiên nhẫn phải được xem xét trong sự tương quan với những điều kiện, những mối liên hệ khác. Nếu không, sự thất bại càng lớn hơn việc nản chí, bỏ dở nửa chừng. Răn dạy điều này, ông cha ta rất thận trọng, không nói "Mài sắt - nên kim" mà nói: "Có công mài sắt...". Chữ "Công" ở đây là công sức, đồng thời là điều kiện tối quan trọng bảo đảm cho sự thành công.

Kiên nhẫn mà không mù quáng, tự tin mà không cả tin, đó là những bài học rất sâu sắc cho sự thành công rút ra từ lời răn dạy chí tình, chí lí của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày liên kim" - một câu tục ngữ lâu đời và trở nên rất đỗi quen thuộc trong rất nhiều lời khuyên bảo của nhân dân ta. Cùng với các câu khác như: "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo", "Nước chảy đá mòn"... nó hợp thành một hệ thống những câu tục ngữ hay, có ích nhằm giáo dục đức tính kiên nhẫn - một trong những đức tính rất quan trọng tạo nên thành công trong cuộc đời, trong công việc, đặc biệt là đối với việc học hành của chúng ta.

0