04/06/2017, 23:20
Bình luận câu tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".
Tình thương là đạo lí cao đẹp của dân tộc ta. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu hay, rất sâu sắc nói về tình thương. Câu tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" là một bài học nêu lên lời khuyên về tình thương đồng loại. Dân gian thường lấy đồ vật, loài vật làm ẩn dụ, làm biểu tượng để gửi ...
Tình thương là đạo lí cao đẹp của dân tộc ta. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu hay, rất sâu sắc nói về tình thương. Câu tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" là một bài học nêu lên lời khuyên về tình thương đồng loại.
Dân gian thường lấy đồ vật, loài vật làm ẩn dụ, làm biểu tượng để gửi gắm triết lí nhân sinh, một bài học về đạo lí vô cùng thấm thía như: "Kiến tha lâu cũng đầy tổ", "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau", "Đầu hôm tôm gáy", "Cáo chết ba năm quay đầu về núi, v..v... Câu tục ngữ "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" cũng là cách nói độc đáo như thế!
"Một con ngựa đau" mang hàm nghĩa về sự hoạn nạn, đau khổ của một cá thể. "Cả tàu bỏ cỏ" hàm chỉ sự chia sẻ của đồng loại đối với nỗi đau của một cá thể "Tàu" cũng là chuồng để nhốt voi, nhốt ngựa. Nơi nhốt trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo gọi là chuồng. Nơi nhốt voi, nhốt ngựa thì gọi là tàu. Ngôn ngữ của dân tộc thì giàu có. "Cả tàu" chỉ tất cả đàn ngựa trong tàu, là mọi thành viên của một cộng đồng "Bỏ cỏ" nghĩa là không ăn cỏ, nhịn cả ăn uống, sống trong tâm trạng đau buồn ghê gớm. "Cả tàu bỏ cỏ" nói lên cả đàn ngựa bỏ ăn, cùng chia sẻ nỗi đau buồn khi " con ngựa đau" gặp điều bất hạnh. Mối quan hệ giữa một con ngựa với cả tàu ngựa tình thương xót, là sự san sẻ, đồng cảm sâu sắc: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Chữ "đau" và chữ "bỏ cỏ" thể hiện sâu sắc, cảm động tình cảm ấy, mối quan hệ ấy.
Thương xót là nỗi đau của một con ngựa, mà cả đàn, cả tàu phải bỏ cỏ, đó là thương cực kì sâu sắc. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta nêu lên bài học đạo lí nhằm khi mọi người biết sống trong tình thuơng, biết gắn bó, quan tâm, san sẻ niềm đau, nỗi buồn với đồng loại. Trong cuộc sống, trước mọi mất mát, đau khổ, hoạn nạn của mọi người không nên dửng dưng, không thể "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại".
Tình thương làm cho con người trở nên cao quý. Được sống trong tình thương là được sống trong hạnh phúc. Vui buồn có nhau, hoạn nạn khó khăn có nhau, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh. Trong hoạn nạn, phải được san sẻ, phải được đùm bọc, được cảm thông, được giúp đỡ, đồng cam cộng khổ với nhau.
"Khuyển mã chí tình" nên "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Từ bài học ấy, chúng ta biết sống trong tình thương. Trong gia đình thì "Chị ngã em nâng". Bà con láng giềng thì "lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Bước vào cuộc đời rộng lớn, hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình thương "lá lành đùm lá rách". Hạnh phúc, ấy là san sẻ:
Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người đói rét ta nhường áo cơm".
Biết xúc động, cảm cảnh trước nỗi đau của mỗi người. Biết yêu thương, an ủi, san sẻ nỗi buồn đau của đồng loại. Biết giúp đỡ vật chất trước mất mát, ốm đau tật bệnh, đói nghèo vì thiên tai bão lụt,... của đồng bào gần xa. Càng thương mình bao nhiêu ta càng thương người bấy nhiêu! Ta tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong tình thương:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ "Một con ngựa đau cá tàu bỏ cỏ" đã dạy ta hai chữ tình thương, càng nghĩ càng thấm thía.
"Một con ngựa đau" mang hàm nghĩa về sự hoạn nạn, đau khổ của một cá thể. "Cả tàu bỏ cỏ" hàm chỉ sự chia sẻ của đồng loại đối với nỗi đau của một cá thể "Tàu" cũng là chuồng để nhốt voi, nhốt ngựa. Nơi nhốt trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo gọi là chuồng. Nơi nhốt voi, nhốt ngựa thì gọi là tàu. Ngôn ngữ của dân tộc thì giàu có. "Cả tàu" chỉ tất cả đàn ngựa trong tàu, là mọi thành viên của một cộng đồng "Bỏ cỏ" nghĩa là không ăn cỏ, nhịn cả ăn uống, sống trong tâm trạng đau buồn ghê gớm. "Cả tàu bỏ cỏ" nói lên cả đàn ngựa bỏ ăn, cùng chia sẻ nỗi đau buồn khi " con ngựa đau" gặp điều bất hạnh. Mối quan hệ giữa một con ngựa với cả tàu ngựa tình thương xót, là sự san sẻ, đồng cảm sâu sắc: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Chữ "đau" và chữ "bỏ cỏ" thể hiện sâu sắc, cảm động tình cảm ấy, mối quan hệ ấy.
Thương xót là nỗi đau của một con ngựa, mà cả đàn, cả tàu phải bỏ cỏ, đó là thương cực kì sâu sắc. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta nêu lên bài học đạo lí nhằm khi mọi người biết sống trong tình thuơng, biết gắn bó, quan tâm, san sẻ niềm đau, nỗi buồn với đồng loại. Trong cuộc sống, trước mọi mất mát, đau khổ, hoạn nạn của mọi người không nên dửng dưng, không thể "cháy nhà hàng xóm bình chân như vại".
Tình thương làm cho con người trở nên cao quý. Được sống trong tình thương là được sống trong hạnh phúc. Vui buồn có nhau, hoạn nạn khó khăn có nhau, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh. Trong hoạn nạn, phải được san sẻ, phải được đùm bọc, được cảm thông, được giúp đỡ, đồng cam cộng khổ với nhau.
"Khuyển mã chí tình" nên "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Từ bài học ấy, chúng ta biết sống trong tình thương. Trong gia đình thì "Chị ngã em nâng". Bà con láng giềng thì "lúc tắt lửa tối đèn có nhau". Bước vào cuộc đời rộng lớn, hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình thương "lá lành đùm lá rách". Hạnh phúc, ấy là san sẻ:
Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người đói rét ta nhường áo cơm".
Biết xúc động, cảm cảnh trước nỗi đau của mỗi người. Biết yêu thương, an ủi, san sẻ nỗi buồn đau của đồng loại. Biết giúp đỡ vật chất trước mất mát, ốm đau tật bệnh, đói nghèo vì thiên tai bão lụt,... của đồng bào gần xa. Càng thương mình bao nhiêu ta càng thương người bấy nhiêu! Ta tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong tình thương:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ "Một con ngựa đau cá tàu bỏ cỏ" đã dạy ta hai chữ tình thương, càng nghĩ càng thấm thía.