24/05/2018, 10:59

Nhận biết trẻ bị lồng ruột?

(Ảnh minh họa) Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đang bú mẹ, trẻ bụ bẫm, trẻ có nhu động ruột mạnh. Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý được tạo nên do một đoạn ruột chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, gây nên một hội chứng tắc ruột cơ học làm cản trở lưu thông của đường tiêu ...

(Ảnh minh họa)

Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đang bú mẹ, trẻ bụ bẫm, trẻ có nhu động ruột mạnh. Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý được tạo nên do một đoạn ruột chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, gây nên một hội chứng tắc ruột cơ học làm cản trở lưu thông của đường tiêu hóa và cản trở tuần hoàn mạch máu ruột tạo thành một chuỗi biến chứng nguy kịch (hoại tử ruột và thủng, sốc nhiễm khuẩn) nếu không kịp thời chẩn đoán và xử trí. Độ tuổi trẻ hay bị lồng ruột là từ 4 - 9 tháng nhưng cũng có khi trẻ lớn cũng bị lồng ruột. Dấu hiệu dễ nhận là trẻ khóc thét, bỏ bú, quấy khóc, da tím tái. Khi khóc trẻ ưỡn người, nôn. Khoảng 6 - 12 tiếng sau, trẻ đi ngoài phân có máu tươi, mệt mỏi, da xanh nhợt, người lạnh. Đa phần các trường hợp lồng ruột đều tháo được bằng phương pháp bơm hơi tháo lồng. Những trường hợp lồng ruột tới trễ hoặc lồng quá chặt thì phải mổ để tháo lồng bằng tay. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa nhi để khám.

0