Nhà thơ Xuân Diệu viết: "Nguyễn Khuyến mặc dầu không cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ phản nghĩa Cần Vương, vẫn đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước" (Thơ văn Nguyễn Khuyến – NXB Văn học, 1974). Hãy giải thích và chứng minh
Nhà thơ Xuân Diệu viết: “Nguyễn Khuyến mặc dầu không cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ phản nghĩa Cần Vương, vẫn đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước” (Thơ văn Nguyễn Khuyến – NXB Văn học, 1974). Hãy giải thích và chứng minh Hướng dẫn Thế nào là một người yêu ...
Nhà thơ Xuân Diệu viết: “Nguyễn Khuyến mặc dầu không cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ phản nghĩa Cần Vương, vẫn đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước” (Thơ văn Nguyễn Khuyến – NXB Văn học, 1974). Hãy giải thích và chứng minh
Hướng dẫn
Thế nào là một người yêu nước? Thế nào là một nhà thơ yêu nước? Trong trường kì lịch sử, có nhiều thời điểm, những câu hỏi ấy được đặt ra tưởng như bình dị, giản đơn mà đôi khi thật khó trả lời cho trọn vẹn. Câu hỏi ấy cũng đã đặt ra với nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) trong thời đại chúng ta. Và nhà thơ Xuân Diệu đã trả lời:
”Nguyễn Khuyến mặc dầu không cầm gươm chiến đấu dưới lá cờ phản nghĩa Cần Vương, vẫn đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước”.
Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên đúng vào giai đoạn bi hùng nhất của lịch sử dân tộc: Pháp xâm lược nước ta (1858), triều đỉnh nhà Nguyễn đầu hàng, cam tâm làm nô lệ; một phong trào yêu nước kháng Pháp nổi lên mạnh mẽ ngay từ buổi ban đầu; sau khi được thổi bùng lên bởi chiếu Cần Vương; biết bao tấm gương hy sinh chói lọi vì độc lập của đất nước. Trong bối cảnh lịch sử đó, nhiều người băn khoăn tự hỏi: Tại sao Nguyễn Khuyến không làm một Thủ Khoa Huân? Trương Định, Phan Tòng? Nguyễn Trung Trực hay một Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám? Tại sao ông không có mặt trong đội ngũ những chí sĩ Cần Vương kháng Pháp? Câu hỏi đó quả có phần nghiệt ngã đổi với nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bởi ông đã trót làm quan với triều đình nhà Nguyễn tới chức Bố Chánh. Và mặc dầu cuối đời ông kiên quyết chối từ sự lôi kéo của bọn thực dân, về quê dạy học, sống một cuộc đời thanh bạch… Nhưng quả là ông đã "Không cầm gươm chiến đấu dưới lả cờ phản nghĩa Cần Vương”. Đó là một sự thật lịch sử. Tuy nhiên, sẽ là vội vã khi chỉ vỉ thế mà ta kết luận: Nguyễn Khuyến không phải là con người yêu nước, chưa phải là nhà thơ yêu nước.
Không, Nguyễn Khuyến "đáng được xếp vào hàng những nhà thơ yêu nước". Như chúng ta đều biết, mặc dầu Nguyễn Khuyến chưa phải là một chiến sĩ Cần Vương xông ra trận tiến đánh giặc, nhưng đọc thơ ông, ta thấy tấm lòng nhà thơ thật nậng tình với quê hương xứ sở, một con người luôn trăn trở, bãn khoản, đau đớn, uất – ức trước một xa hội đầy nhố nhãng. Không ra trận, ông làm thơ, ném một nụ cười châm biếm sâu cay vào cái xã hội nửa Tây, nửa ta ấy. Không yêu nước, không nặng lòng với quẽ hương, xứ sở; làm sao tâm hồn ông lại có thể rung động và hòa nhập với phong cảnh làng quê đến thế. Một bầu thời thu "xanh ngát mấy tầng cao" (Thu vịnh), một ánh trăng loe lên trên mặt nước óng ánh, Nếu như trong cuộc đời. Nguyễn Khuyến bất hơp tác với kẻ thù là một bằng chứng, chứng tỏ ông là ngươi yêu nước thì trong thơ văn, tấm lòng yêu nước của nhà thơ thể hiện rất rõ ở tiếng cười châm biếm sâu cay đối với hiện thực xã hội đầy cành bất công, ngang trái. Trước hết ta thấy ông đả kích bọn thực dân vơ vềt hết tài nguyên của đất nước ta:
"Rừng xanh núi đỏ hơn ngàn dặm
Nước độc ma thiêng mấy vạn người
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả
Phá tan phên giậu hạ đi rồi"
(Hoài Cổ)
Ông vạch trần những trò bịp bợm của thực dân trong ngày Hội Tây và nói lên nỗi nhục của người dân mất nước:
"Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu"
Ông châm biếm những nhà Tiến sĩ giấy, thứ quan lại chỉ còn là bù nhìn, con rối trong tay bọn thực dân:
”Ghé chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ
Tường rằng đồ thật hóa đồ chơi"
Có khi, ông mượn lời người vợ hát chèo mà ném thẳng những lời khinh bỉ vào mặt lũ bán nước:
"Vua chèo còn chằng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề".
Nếu như Tú Xương đã đem cái "đít của bà đầm" đặt lên trên "đầu ông cừ"
"Trên ghế bà đầm ngồi đỉt vịt
Dưới sân ông cử ngông đầu rồng"
Thì Nguyễn Khuyến còn ngang ngược hơn nữa, ông đặt mảnh váy của lũ mợ Tây, gái đĩ, ngang với lá cờ tam tài của thực dân:
"Ba vuông phớp phới cờ bay dọc
Một bức tung hoành váy sắn ngang"
(Lấy Tây)
Bên cạnh những vần thơ châm biếm sâu cay ấy, ta còn thấy tình cảm yêu nước thầm kín của Nguyễn Khuyến thấp thoáng trong nhiều bài thơ, khi ông mượn tiếng cuốc kêu mà thổ lộ tâm sự:
"Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ"
Khi thì ông vịnh phỗng đá trong hòn non bộ để tỏ thái độ của mình:
"Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày coi sóc cho ai đó
Non nước vơi đầy có biết không?"
Tóm lại, thơ Nguyễn Khuyến dù là thơ phong cảnh hay thơ châm biếm, thơ tự vịnh hay thơ giễu người, thì đó vẫn là thơ của một con người nặng tình với đất nước. Ngay cà những bài như "Khóc Dương Khuê", ở một phương diện nào đó, cũng là tiếng nói của một con người cô đơn trước thời thế.
Dân tộc ta có một truyền thống yêu nước lâu đời và sâu sắc. Chúng ta cảm ơn những con người yêu nước, khi giặc đến đã cầm súng, cầm gươm ra trận…
Nhưng ta cũng vô cùng trân trọng và ghi nhận những tâm hồn cao đẹp, nặng tình, nặng nghĩa với đất nước, quê hương qua những trang thơ. Nguyễn Khuyến là một tâm hồn như thế.
Thu Trang