Kể lại truyện “Đất” của Anh Đức
Kể lại truyện “Đất” của Anh Đức Hướng dẫn Hôm hai mươi tám Tết, chú Bảy cán bộ Mặt trận trở lại Xẻo Đước, mang theo một số tiền tương đương với chiếc xuồng do cơ quan xuất cho để hoàn lại ông Tám. Chú nhớ lại cách đây mấy năm, hồi Xẻo Đước còn là “ấp chiến ...
Kể lại truyện “Đất” của Anh Đức
Hướng dẫn
Hôm hai mươi tám Tết, chú Bảy cán bộ Mặt trận trở lại Xẻo Đước, mang theo một số tiền tương đương với chiếc xuồng do cơ quan xuất cho để hoàn lại ông Tám. Chú nhớ lại cách đây mấy năm, hồi Xẻo Đước còn là “ấp chiến lược” của địch. Trong bóng tối, ông Tám ôm chầm lấy chú giữa lúc tụi tự vệ hương thôn mới đi tuần qua. Tiếng chó sủa ran… Sau khi nghe trình bày chuyện mượn xuồng, ông Tám nói ngay: “Được, được, cứ việc lấy đi!”.
Giữa đêm trừ tịch năm đó, chú Bảy và Định vượt khỏi Xẻo Đước trên chiếc thuyền xuồng của ông Tám. Dọc đường, trong lúc tìm quai chèo, họ phát hiện ra sau lái xuồng còn có bốn đòn bánh tét lớn còn ấm và hai gói trà “Thiết La Hán”.
Gia đình ông Tám là một gia định quyết không rời bỏ Đảng và Cách mạng, ông Tám ngót bảy mươi, là người duy nhất ờ Xẻo Đước còn để đầu tóc. Ông là người đầu tiên tới Xẻo Đước khấn đất, ông có cái mũi tinh nhạy, cả con người ông toát ra mùi vị của rừng nê địa. Ông Tám là một cuốn trong bộ sử biên niên của xứ U Minh Hạ này.
Xẻo Đước hôm nay huyên náo hẳn lên. Tiếng cười nói của mấy thím mấy chị cười cười nói nói ở dưới bến, tiếng múa hát của các em túm tụm trên bờ. Lò bún ồn ào. Khói ấm bốc lên ở các mái nhà. Dây thép gai vây kín lấy xóm làng. Một lấm biển với dòng chữ “Quyết tử giữ làng” cắm ở ven sông.
Bước vào nhà, người mà chú Bảy gặp đầu tiên không phải là ông Tám mà là anh Hai Cần, con của ông và một số anh em du kích. Họ đang ngồi quây quần trên bộ ván giữa, ăn uống, súng ống để bên cạnh. Anh Hai Cần kêu lên một tiếng, rồi nhảy từ trên bộ ván xuống và la: “Trời ơi, chú Bảy…Trời đất, chú đâu đi đâu mà đi biệt Xẻo Đước mấy năm nay vậy chú Bảy?”. Nghe hỏi về ông Tám, anh Hai Cần đứng sững rồi buông thõng: “Ba tôi chết rồi!” Chú Bảy nghe vậy rồi chưng hửng đứng lặng.
Đều là người quen cũ, họ kéo chú Bảy ngồi xuống nhậu chơi vài li. Chú Bảy nhìn những tăm rượu trào lên trong li, thẫn thờ nghĩ tới ông Tám… Bừa tiệc rượu nhỏ đêm cuối năm kéo dài không lâu. Chị Hai Cần đi họp phụ nữ. Anh em du kích lần lượt xách súng đi bám lộ, đi gác. Còn lại hai người, chú Bảy hỏi về cái chết của bác Tám; anh Hai Cần lặng thinh, lát sau mới chậm rãi cho biết.
Ba tôi mất hồi năm ngoái, chú Bảy à. Dạo ấy, bọn giặc kéo tới đóng đồn, chúng ráo riết dồn bà con vô ấp chiến lược. Năm lần bảy lượt bị giặc o ép, ông đều kiếm cách lướt qua hết! Ông dặn vợ con: “Nhà mình ở đầu xóm mà núng thế thì không làm gương được cho lối xóm!”. Nhà ông Tám không động đậy, cả xóm cũng không nhúc nhích.
Bọn lính bót gặp ông Tám đều ngán. Một lần, bọn lính kéo tới đòi dỡ nhà, ông Tám đem cây mác mài bén ngót ra phóng cắm giữa nhà và nói cho chúng biết hễ chú nào leo lên rút một cọng lá tôi chém cho coi. Bọn lính bó tay kéo về.
Thằng quận trưởng Sông Đốc tức lắm, cách chức tên đồn trưởng Xẻo Đước, cử thằng Đởm, chánh cống ác ôn về thay. Thằng Đởm tuyên bố: “Tôi không lùa được dân Xẻo Đước thì tôi chết sao?” Mới tới ngày hôm trước, hôm sau nó đã kéo lính tới, ập xộc vô nhà ông Tám. Ông Tám vẫn điềm tĩnh ngồi trên bộ ván giữa nhà. Anh Hai Cần luôn đứng sát bên cạnh ba mình. Vô tới sán, thằng Đớm đã nổ súng, ké miệng thổi phù phù vô cây nòng 12, rồi thết: “Ai là chủ nhà đây?”. Ông Tám bảo thằng Đởm đĩnh đại cho một chút. Hắn giục ông Tám cụ bị đồ đạc đi, rồi ngồi lên ván, trẻo ngoẻy chân, đốt thuốc thơm hút. Hắn đắc chí ngó mấy lên lính.
Ông Tám mở tủ thờ lấy cái áo dài bằng xuyến đen ra mặc; chiếc áo ông chỉ mặc khi có giỗ kị. Ông mặc áo, thong thả vuốt từng nếp nhăn trên áo. Ông xổ đầu tóc, rút mấy nén nhang. Ông sai anh Hai Cần đốt đèn lên. Ông thắp nhang rồi quỳ xuống trước bàn thờ, lầm rầm khấn: “Thưa ông bà, cha mẹ, thưa các hương hồn liệt sĩ, nhà cửa đất đai đây làcủa ông bà, cha mẹ và cách mạng đã tạo lập cho con. Bữa nay, người ta tới ép buộc con phải bỏ đi. Con không thể phụ bạc công ơn cha mẹ, công ơn cách mạng. Vậy con xin chết cho cha mẹ ngó thấy. Khấu đầu xin cha mẹ và các vị chứng miêng cho…”. Thẳng Đởm la lên: “Ông già câm miệng!”. Ông Tám cũng vừa khấn xong. Ông bước tới góc nhà chụp cây mác, rồi quay phắt tới trước mặt tháng Đởm, hỏi mấy người muốn gì? Thằng Đởm xanh mạt. Nó chĩa thẳng khẩu súng côn 12 vào ngực ông Tám. Ông Tám cũng chĩa mũi mác nhọn hoắt về phía thằng ắc ồn. Anh Hai Cần vớ ngay cây búa bửa củi giấu sau cánh cửa. Bọn lính lên đạn rốp rốp. Ông Tám nhích mũi mác tới. Thằng đồn trưởng lui lại, rồi tay nó run lẩy bẩy. Nó gặc mạnh nòng súng, một phát súng đã nổ đùng. Một dòng máu chảy ra trên mặt ông Tám, nhưng ông vẫn chĩa mũi mác xông tới. Thằng giặc lùi, rồi buông rơi khẩu súng, hoảng hốt rú lên, quay người bỏ chạy. Tức thì lưỡi búa trong tay anh Hai Cần bay theo, cắm phập vô gáy thằng ác ôn. Nó kêu "trời ơi” rồi té sấp, hai tay vã xuống nền nhà…
Anh Hai Cần cúi xuống đỡ người cha thân yêu đã tắt thở. Anh cùng không chém bọn lính. Chợt một người lính cầm ngọn mác của ông Tám đưa cho anh và bảo: “Chạy trốn đi, để đây tụi tôi tính ”. Anh Hai Cần liền cầm cây mác lao ra vườn. Mấy tên lính la lên: “Tụi bây ơi, thằng già nó chém chết ông trung úy rồi!”.
Một tháng sau, anh Hai Cần mới bị giặc bắt, nhưng bọn chúng không nghi anh đã chém chết tên đồn trưởng, trừ mấy người lính kia.
Sau cái chết của ông Tám, dân Xẻo Đước vẫn không ai chịu dời đi, bọn giặc đưa dây thép gai tới rào làng biến thành ấp chiến lược. Bà con liên tục bứt nài tháo ống cả chục lần. Sau đó, anh em bộ đội kéo về, ém quân ngay trong ấp. Ta nổ súng. Bọn giặc đứa thì bị bắn gục, đứa thì đầu hàng. Bốt giặc bị phá tanh banh. Ấp chiếc lược về mình thì mình xài; không thèm phá…
Gần lúc năm cũ đã đi qua. Và một năm mới đến. Anh Hai Cần rót rượu tràn ra li. Anh uống cạn, chằm chằm nhìn ra bóng tối. Bóng anh in trên vách bất động. Chú Bảy bồi hồi thắp nén nhang lên bàn thờ ông Tám, rồi chắp tay vái. Trong mùi nhang toả lên, chú tưởng như còn nghe tiếng khấn nguyền của ông Tám và tiếng rú “trời ơi" của thằng đồn trưởng ác ôn.
Thu Trang