Anh (chị) hãy bình giảng bài: Đây mùa thu tớì của Xuân Diệu
Hướng dẫn Bài Đây mùa thu tới trích trong tập Thơ thơ xuất bản 1938. Đây là tập thơ đầu tay nhưng rất tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám Với tác phẩm này, Xuân Diêu đã mang đến cho thơ ca đương thời tiếng nói thật táo bạo, mới mẻ. và ông trở thành nhà thơ "mới ...
Hướng dẫn
Bài Đây mùa thu tới trích trong tập Thơ thơ xuất bản 1938. Đây là tập thơ đầu tay nhưng rất tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám Với tác phẩm này, Xuân Diêu đã mang đến cho thơ ca đương thời tiếng nói thật táo bạo, mới mẻ. và ông trở thành nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh)
Xuân Diệu vốn có một năng lực cảm nhận hết sức tình tế bước đi của thờ gian Bài Đây mùa thu tới là một bằng chứng về năng lực này. ở đây, thi sĩ đã cảm nhận mùa thu tới bằng nhiều giác quan nhạy bén và có cách diễn đạt thật mới mẻ.
Qua bài Đây mùa thu tới tác giả bộc lộ tâm trạng lo buồn, dơn côi trước sự chuyền dời của đất trời. Đây thực chất củng là một trong nhưng biểu hiện của sự gắn bó thiết tha với cuộc đời của nhà thơ.
Trước hết. mùa thu tới được càm nhận bằng thị giác. Hình ảnh đầu tiên tác giả đưa đến cho người đọc là "rặng liễu". Liễu đã từng xuất hiện khá nhiều trong thơ xưa: (Khi về hỏi liễu Chương Đài" – Nguyễn Du; ’’Thuở lâm hoành oanh chưa bén liễu” – Đoàn Thị Điểm). Nhưng lưới con mắt của nhà thơ lãng mạn, thỉ "rặng liễu đìu hiu" như đang "đứng chịu tang", "tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh kể lại: ông "đã từng được nghe chính Xuân Diệu đọc và bình hai câu thơ này Nhà thơ đã đọc bằng toàn bộ con người của mình. Tác già muốn diễn tả những cây liễu bên Hồ Gươm hoặc Hồ Tây, cành mềm lả xuống, rũ xuống như nhưng thiếu nừ đứng cúi đầu cho làn tóc dài đổ xuống song song… Là mái tóc mà cũng là những dòng lệ – người ta vẫn gọi là "lệ liễu" những làng lệ tuôn rơi hàng nối hàng, cùng chiều với những mái tóc dài
Rặng liêu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
Ở hai câu thơ trên, nghệ thuật láy vần ("đìu hiu", "chịu"…) và nghệ thuật tả phụ âm ("buồn buông") tạo ra một âm điệu u buồn, gợi tả cái dáng buông xuống, rủ xuống, mềm mại của những hàng tơ liễu. Âm điệu u buồn mà hai câu thơ đầu gợi ra sẽ chi phối toàn bộ bài thơ. Tạo nên một nỗi buồn triền miên vô tận. Song, buồn mà vẫn đẹp; đẹp một vẻ dẹp thật thướt tha yểu điệu trẻ trung và trong sáng: những rặng liễu đứng đìu hiu như những thiếu nữ đứng chiu tang, vẫn choàng tám áo mưa của mùa thu dệt bằng lá vàng phai
Mùa thu vốn là một thi đề quen thuộc trong thơ truyển thống Mùa thu trong thơ Xuân Diệu cũng gần gũi với mùa thu trong thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến. Gần gũi ở cái vẻ đẹp – buồn. Tuy vậy, cảnh thu trong thơ Xuân Diệu vẫn có nét riêng. Nó được chiêm ngưỡng bởi một cái nhìn vồ vập, thiết tha đối với tạo vật. Dường như, dưới con mắt "xanh non" của nhà thư mới, đây là lấn thứ nhất cảnh vật được phát hiện, với dáng vẻ trẻ trung tươi mát. Những điều ấy có phần được nhận thấy qua ngay cách diễn đạt bôi thắm: Đây mùa thu tới! mùa – thu tới. Câu thơ dường như vừa là tiếng reo ngỡ ngàng của nhà thơ trước những tín hiệu của mùa thu đã tới, vừa đón tả sự hỏi thúc của thời gian một đi không trở lại…
Nghệ thuật láy phụ âm đặc biệt có hiệu quả ở khổ thơ thứ hai:
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Bốn phụ âm “r” được dùng liên tiếp "run rẩy, rung rinh" để diễn tả cái yếu ớt, sợ hãi của những chiếc lá vàng sắp phải lìa cành. Câu thơ tiếp theo: "Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh" gây ấn tương mạnh, gợi được cả cái cảm giác buốt lạnh từ trong xương cốt của loài thảo mộc. Tất cà thấm một nỗi buồn cô đơn.
Trong bài Đây mùa thu tới tác giả đã cảm nhận cuộc chuyển mùa bằng mọi giác quan của mình. Nhưng có lẽ nhạy bén nhất, tình tế nhất là xúc giác. Đầu tiên, cái lạnh đến bằng những đợt gió rét. Nó lan tòa trong không gian, làm cho bao chiếc lá úa vàng "rung rinh" lo lắng, làm cho những cành cây héo hon, khô gầy "run rẩy" Nò cũng khiến cho gương mặt "nàng trăng" trở nẽn nhạt nhòa, ngay khi vừa hiện lên từ một đỉnh núi xa mờ:
Thinh thoáng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Cái lạnh thấm từ cảnh vật đến lòng người. Dường như trước cảnh vật biến đổi trở nên buồn vắng kia, con người cũng ít hoạt động hơn, không khí cũng tẻ nhạt hơn:
Đã nghe rét mượt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò…
Cái chính ở hai câu thơ trên không phải là tả mà là gợi. chung gợi một cảm giác bâng khuâng trước cânh đìu hiu, mênh mông sông nước. Cái rét mướt không chi được cảm nhận bằng xúc giác mà còn được càm nhận bằng thính giác ("Đã nghe rét mướt…"). Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác. Nói cho đúng, cái rét đả được cảm nhận qua linh hồn của nhà thơ. Rét "luồn trong gió", chứ không phải gió rét. Như vậy là cái rét vừa tới, có lẽ mới chi đủ làm cho đất trời se lạnh. Đấy chính là cái rét đặc trưng đầu thu ở đồng bằng Bắc Bộ. Và cũng bằng hình ảnh rét "luồn trong gió", tác giả đã cụ thể hóa sự chuyến động vô hình của thời tiết một cách tài tình.
Bài thơ có nhiều câu chấm lửng, buông lửng (…) nhà thơ cố tình tạo ra những khoảng trống, những khoảng trống mà chứa đựng bao vang vọng ngân nga của một nỗi buồn xa vầng mơ hồ. Tài hoa của Xuân Diệu, trong phần chính, có lẽ lại là ở chỗ tạo ra những khoảng trống vang vọng này đây. Điều này như Malácmê đã nhận xét: "Sáng tạo sự im lặng hàm súc trong một bài thơ cùng hay như cấu tạo một câu thơ".
Bởi cô đơn, lạnh lẽo nên nhà thơ cảm thấy đất trời quạnh quẽ đìu hiu: gió lạnh, đò vắng khách, ngay vầng trăng cũng như ngẩn ngơ… Dường như thiên nhiên đang cùng trong một cuộc chia phôi buồn bã: nhiều loài hoa rụng cánh, cành cây gãy khô ớn lạnh, những chiếc lá sợ hãi run rẩy chờ phút lìa cành, đàn chim củng bay đi tìm một phương trời ấm áp Và ngay đến khí trời cũng u uất một mối hận chia lìa… Người thiếu nữ, trước cảnh vật ấy dĩ nhiên củng không thể không bâng khuâng buồn… Đây là một tâm trạng u buồn không xác định:
ít nhiêu thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.
Tâm sự của nàng phải chăng cũng là tâm sự của không ít thiếu niên vào tuổi trăng tròn rạo rực yêu thương, hết sức nhạy cảm, và dễ rung động mơ Hồ, khi mùa thu tới. Bài thơ kết thúc, nhưng mở ra một khoảng trời bao la cho sự tưởng tượng của người đọc từ hình ảnh những cô gái tựa cửa nhìn ra xa, mà suy nghĩ vấn vương.
Quả thật, so với một số bài thơ cùng thời, bài thơ này có cách thể hiện khá Tây. Ngay tựa đề: Đây mùa thu tới đến cách diễn đạt "hơn một loai hoa", "sắc đỏ rủa màu xanh", "nàng trăng tự ngẩn ngơ", "non xa khởi sự". "ít nhiêu thiếu nữ"… thoạt xem có về như thơ dịch. Tuy vậy, thời gian đã cho thấy: đây chính là cách biểu đạt mới mê cùa thơ Việt Nam. Vả lại, những yếu tố "Tây" nói trên xuất hiện ở một bài thơ đậm đà tính dân tộc. Do đó, chúng có phần được Việt hóa và dễ dàng được bạn đọc chấp nhận.
Xuân Diệu là thi sĩ rất sợ cô đơn và viết rất hay về nỗi cô đơn, đấy chính là biểu hiện của "niềm khát khao giao cảm với đời" (Nguyễn Đăng Mạnh), của niềm đam mê được sông hết mình với cuộc sống này. Bài thơ đúng là "đầy những lời nhớ nhung, những linh hồn cô đơn đang thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau…", như chính cách diễn đạt của nhà thơ
Thu Trang