08/02/2018, 00:31

Bên cạnh một Tú Xương quyết liệt dữ dội trong châm biếm, trào phúng, còn có một Tú Xương da diết và đằm thắm trong trữ tình. Bài thơ Thương vợ là một bài thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thứ hai. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ điều đó

Hướng dẫn Nói đến Tú Xương, người ta thường nghĩ tới một nhà thơ trào phúng với một giọng thơ châm biếm gay gắt, quyết liệt và dữ dội. Giọng thơ ấy thể hiện một tâm trạng uất ức, một thái độ căm ghét, khinh bỉ của nhà thơ đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ… Nhưng sẽ ...

Hướng dẫn

Nói đến Tú Xương, người ta thường nghĩ tới một nhà thơ trào phúng với một giọng thơ châm biếm gay gắt, quyết liệt và dữ dội. Giọng thơ ấy thể hiện một tâm trạng uất ức, một thái độ căm ghét, khinh bỉ của nhà thơ đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ… Nhưng sẽ là chưa đủ, nếu không thấy bên cạnh một Tú Xương quyết liệt dữ dội trong châm biếm trào phúng, còn một Tú Xương da diết và đằm thắm trong trữ tình. Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ tiẽu biểu cho khuynh hướng thứ hai này.

THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Chữ mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.

(Văn 11, phần Văn học Việt Nam)

Hiện lên trong bài thơ là một Tú Xương dường như khác hẳn với một Trần Tế Xương ở những bài thơ châm biếm. Đâu rồi tiếng "cười gần như mảnh vỡ thủy tinh" (Chế Lan Viên) trước một hiện thực đầy nhố nhãng, kệch cỡm. Nào đâu những ông quan sơ khảo kiểu Cử Nhu "Văn như hũ nút chữ như mù"; đâu rồi những Tri phủ Xuân Trường quanh năm xử kiện:

"Chữ y, chữ chiểu không phê đến

Ông chi quen phê một chữ tiền"

Nào đâu bọn phường nhỏ: "Vẽ ông ôm đit để lên thờ", rổi là cảnh "con khinh bố", "vợ chửi chồng", cảnh các quan tân khoa xì sụp quỳ lạy trước những mụ đầm trông thật thiểu não và nhục nhã ê chề

Trên ghế ba đầm ngồi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng

Và còn biết bao sự nhố nhăng khác nữa của "buổi bạc tình" Vút. lên từ một không gian tràn ngập tiếng cười châm biếm quyết liệt và chua cay ấy, bài thơ Thương vợ như là những âm thanh trầm lắng thiết tha, một tiếng nói ân cần, da diết, một bản tự kiểm điểm chân thành, sâu sắc. Có một cái gì đó như là ăn năn, dằn vặt và trăn trở khôn nguôi trong tâm hồn người viết trước những phẩm chất và tấm lòng vị tha cao cà của bà Tú Vị Xuyên. Và cũng vì thế mà người đọc thấy rõ hơn nỗi lòng và nhân cách cao đẹp của nhà thơ trào phúng này. Nổi bật lên trong bài thơ là hình ảnh một bà Tú hay lam hay làm, tất tả ngược xuôi, để xốc dạy, nuôi nấng và duy trì sự sống cho cả một gia đình

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Hai câu thơ mở đầu giới thiệu một cách thật đầy đủ và khái quát vè hình tượng người vợ cũng như tình cảm yêu thương và thái độ sùng kính cùa nhà thơ đối với bà. Đó là một người phu nữ tảo tần "quanh năm" suốt tháng làm nghề "buôn bán" ở một "mom sông". Câu thơ nghĩa chỉ thế nhưng âm điệu nghe da diết yêu thương. Hai chữ mon sông chi một địa điểm cụ thể là cái đồi đất nhô ra nơi cửa sông ấy, nhưng để lại trong lòng người đọc một cảm giác chơ vơ, một hình ảnh lẻ loi đơn chiếc giữa cảnh sông nước mênh mông; thấy như có sóng con. gió nổi, thấy có gì đấy bất trắc, không ổn, không yên nơi mom sông mà bà Tú bán buôn… Buôn bán để mà "Nuôi đù năm con vớỉ một chồng". Một nhà thơ đã từng quắc mắt khinh đời, cười ngạo nghễ trước bọn phường nhỏ, quan lại, giờ đây không hề ngán ngại coi mình cũng chỉ là một trong cái nhân tố bé bỏng được bà Tú chăm nuôi. Chữ “đủ” sống sánh hai ba lớp nghĩa: đủ đầy, đủ thứ, đủ cả. Dù nghĩa nào đi nữa cũng chỉ thấy rưng rưng một niềm cảm động và ngưỡng mộ của nhà thơ đổi với người vợ – người phụ nữ một nắng hai sương, quanh năm tảo tần, thân cò thân vạc:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Hai câu thơ tà thực ghi lại một cách ngắn gọn và hàm súc cành bà Tú xoay xở, làm ăn. Biết bao gian lao vất vả: "khi quãng vắng", "buổi đò đông", có lúc một mình âm thầm thân cò lặn lội, có khi không tránh khỏi những "eo sèo" của chốn đông người chen với thích cảnh… Nếu như hai cảu tả thực ghi lại một cách ngắn gọn mà rất sinh động cảnh làm ăn cùa bà Tú thì đến hai câu luận tiếp theo, nhà thơ dã "nói hộ" những suy nghĩ "độc thoại" của bà để làm nổi bật phẩm chất tình thần đáng trân trọng ở người vợ của mình:

Một duyên hai nơ âu dành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Trước gia cảnh như thế, bà Tú nghĩ gỉ? Bà nghĩ: thôi cũng là cái duyên, cái nợ. Câu thơ chấp chới giữa hai làn nghĩa: một là duyên, hai là nợ, hay là duyên thì ít (một) mà nợ thì nhiều (hai) nên "âu dành phận", đành chấp nhận như một sự tất yếu. Không một lời thân thân trách phận, càng không thấy một lời phàn nàn, oán giận chồng con; chỉ thấy ngời sáng một phẩm chất nhẫn nại, tảo tần "năm nắng mười mưa dám quản công" Dùng là biểu tượng của bà mẹ Việt Nam Người mẹ mà sau này nhà thơ Tố Hửu đã khái quát rất đúng:

"Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng

Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng

Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời".

Đứng trước những con người như thế, ai mà chẳng ngợi ca, khâm phục Tuy nhiên với một người như Tú Xương, sống trong một xã hội mà ý thức hệ phong kiến còn nặng tư tương "trọng nam khinh nữ" "đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp" "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (một trai gọi là có, mười gái vẫn là không)… ông lại là một nhà Nho, tuy là nhà Nho cuối mùa; một nhà nho chỉ đỗ tú tài nhưng đầy tài năng:

"Ông nghe, ông cống ra mây khói

Đứng lại văn chương một tú tài"

Một con người như thế mà luôn cảm thấy như nhỏ bé, như có tôi với vợ của mình mới là điếu đáng nói.

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hừng cũng như không"

Hai câu kết khép lại bài thơ vừa như một tiếng chửi vừa như một lời than. Nhà thơ "chửi" chính mình và than cho tình cảnh cùa vợ mình. Tất cả đều thể hiện một nỗi dằn vặt, một niềm trân trở, bàn khoản, và cao hơn còn là một lời tự phê phán, tự oán trách, tự "kết tội" về cái "thói bạc" và "vô tích sự" của chính mình. Tuy nhiên, tiếng chửi ấy lại là một bằng chứng thể hiện rất rõ tấm lòng thương vợ của ông sâu thẳm, mênh mông. Nó củng thể hiện sự cao cả, đẹp đẽ trong suy nghĩ của nhà thơ. Những người vợ lo toan, tần tào sởm hôm, nuôi chồng, nuôi con, gánh vác việc gia đinh, trên đất nước này xưa nay không thiếu. Ta gặp rất nhiều bóng dáng của vợ từ trong ca dao với hình ảnh cái cò, cái vạc "lặn lội bờ sông – gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"… Nhưng không phải ông chồng nào cũng thấu hiểu hết những phẩm chất và tấm lòng người vợ. Những nhà Nho xuất thân từ cửa Không, sân Trinh, mang nặng tư tưởng phong kiến, biết tự "sĩ vả", tự "lên án" và tự "vạch tội" chính mình trước người vợ coi việc thờ chồng nuôi con như một bổn phận ẩy chắc cũng không nhiều. Vì thế, ta lại càng thấy trân trọng những suy nghĩ và "tiếng chửi" của Tú Xương vang vọng cuối bài thơ.

Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh một bà Tú Vị Xuyên với những phẩm chất và tính cách hết sức cao đẹp, một vẻ đẹp âm thầm, vị tha nặng lẽ nhưng bao trùm lên cà bài thơ lại là tình cảm và tấm lòng thương vợ đến xót xa, da diết của nhà thơ Trần Tế Xương. Phải là người tự biết mình và hiếu vợ đến tận cùng, đến "tri kỷ, tri âm" tột độ. mới có được những nghĩ suy, tình cảm. mới có được một tấm lòng như thế

Thu Trang

0