18/06/2018, 16:38

Nhà Lý (21/11/1009-10[20]/1/1226)- Xây dựng và bảo vệ đất nước

Vũ Ngự Chiêu 1. Lý Thái Tổ (21/11/1009-31/3/1028) 2. Lý Thái Tông (1/4/1028 – 3/11/1054 ) 3. Lý Thánh Tông (3/11/1054- 1/2/1072) Nhật Trung 4. Lý Nhân Tông (1/2/1072 -16/11/1127), Sùng Hiền hầu 5. Lý Thần Tông (15/1/1128 [16/11/1127?]- 31/10/1138) 6. Lý Anh ...

hanoi_motcotly.jpg

Vũ Ngự Chiêu

1. Lý Thái Tổ (21/11/1009-31/3/1028)

2. Lý Thái Tông (1/4/1028 – 3/11/1054 )

3. Lý Thánh Tông (3/11/1054- 1/2/1072) Nhật Trung

4. Lý Nhân Tông (1/2/1072 -16/11/1127), Sùng Hiền hầu

5. Lý Thần Tông (15/1/1128 [16/11/1127?]- 31/10/1138)

6. Lý Anh Tông (5/11/1138 -14/8/1175)

7. Lý Cao Tông (14/8/1175 -16/11/1210)

8. Lý Huệ Tông (16/11/1210 -11-12/1224)

9. Lý Chiêu Hoàng (11-12/1224-10/1/1226/20/1/1226).

Nhà Lý cai trị được hơn 216 năm, truyền ngôi được 9 đời—gồm tám [8] vua và một nữ hoàng. Chỉ thực sự cai trị 208 năm; từ đời Lý Huệ Tông (16/11/1210 -11-12/1224) đã bị nhà vợ lấn áp rồi cướp đoạt quyền hành, sau khi vua bị phát điên năm 1217. (1)

Quôc hiệu:

Truyền bản Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi (1380-1442)—một anh hùng dân tộc, khai quốc công thần nhà Hậu Lê (29/4 [8/5]/1428-12/7/1527)—ghi:

Đinh gọi nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Lý gọi nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long. Trần đến bản triều, quốc hiệu vẫn theo như Lý, mà cũng đóng đô ở đây.(2)

Ba bộ quốc sử còn truyền bản đến hiện tại của nhà Lê Trung Hưng ([1533]-1789), Tây Sơn (1778-1802), và Nguyễn (1802-1945) chép tương tự như trên. Theo sử văn cổ điển, mãi tới ngày 3/11/1054, Thái tử Lý Nhật Tôn (1030-1072) lên ngôi, tức Thánh Tông (3/11/1054-1/2/1072), mới đặt quốc hiệu là Đại Việt. (3)

nhaly-1.jpg

Mậu Thìn nguyên niên- Tống Khai Bảo nguyên niên, Đế tức vị, Kiến quốc hiệu Đại Cồ [Cù]   Việt” [Mậu Thìn năm thứ I [968]. Tống Khai Bảo năm thứ nhất. Đế lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ [Cù] Việt], [cột 2]

0