Người Norman
Xuất bản : Osprey Military Tác giả : David Nicolle và Angus McBride Dịch : Đàm Hà Khánh DI SẢN CỦA NGƯỜI NORMAN Vai trò của người Norman trong lịch sử nước Anh và Châu Âu thường bị hạ thấp hoặc chấp nhận một cách miễn cưỡng bởi cộng đồng nói tiếng Anh trên thế ...
Xuất bản : Osprey Military
Tác giả : David Nicolle và Angus McBride
Dịch : Đàm Hà Khánh
DI SẢN CỦA NGƯỜI NORMAN
Vai trò của người Norman trong lịch sử nước Anh và Châu Âu thường bị hạ thấp hoặc chấp nhận một cách miễn cưỡng bởi cộng đồng nói tiếng Anh trên thế giới, đó là bởi vì họ vẫn chưa quên nỗi thất trận trước đạo quân từ nước Pháp tại trận Hasting (1066). Các học giả Âu châu thì dĩ nhiên có cái nhìn khách quan hơn về người Norman và hai thế kỉ chinh phục đầy vẻ vang của họ. Trong lúc người Anglo-Saxon tạo lập nên nước Anh, thì nhiều người vẫn tranh cãi liệu rằng người Norman ít nhất đã khởi tạo nên liên hiệp các vương quốc Anh, Scotlen, đảo Chanel, Isle of man, và thậm chí đến tận ngày nay, một phần của Ireland .
Đóng góp của người Norman lên lịch sử nước Pháp là rất quan trọng, dù bị đứt đoạn trong khi những thành bang họ lập nên tại Italia và Sicily tồn tại dưới những vương triềù thành công cho mãi đến khi Italia thống nhất vào thế kỷ 19. Thành bang Norman cuối cùng, công quốc Antioch ở bắc Syria còn ít được chú ý hơn nữa. Bản thân nó không quan trọng lắm so với lịch sử thế giới nhưng vai trò của nó trong các cuộc Thập tự chinh thì lại nổi trội như là trung tâm của vương quốc Jerusalem.
Nhưng người Norman trung cổ là ai? Có phải là những người Viking định cư hay người gốc Pháp bản xứ ? Các học già bài ngoại người Anh vẫn tranh cãi liệu họ có là một dân tộc riêng rẽ, nhưng sự thật chỉ ra rằng bản thân người Norman và các giống dân đương thời vẫn tự gọi họ là Norman. Nguồn gốc dân tộc không quan trọng: nếu một nhóm tin rằng họ là một thực thể riêng biệt thì họ là như vậy. Những yếu tố Norman cùng nhau vun xới nên một sự đồng nhất cao độ và những đặc trưng riêng biệt thiên về quân sự và chính trị. Tính cách hung bạo, tràn đầy năng lượng, và năng lực lãnh đạo là những di sản của họ, ngoài ra các học giả còn bổ sung thêm khả năng thích nghi cao độ và lòng mộ đạo nhiệt thành cho giống dân này. Những đặc trưng Norman này tồn tại vào thế kỉ thứ 13 nhưng sau đó đã bị chìm khuất bởi những đặc tính về quốc gia mà duy trì đến tận ngày nay như là người Pháp,người Anh, người Scotlen và Ai len. Tình trạng ở nước Ý thì khác hẳn, còn ở xứ Antioch thì đặc tính nhân cách này duy trì lòng mộ đạo đến tận cùng.
Vào buổi sơ khai, hệ thống quan lại và tài chính của người Hồi đã có ảnh hưởng tương đồng đối với việc xây dựng những trung tâm quyền lực bậc nhất tại châu Âu. Ở Anh, các yếu tố này xâm nhập hệ thống chính trị Ango-Saxon và hệ thống lập pháp. Bằng việc củng cố quyền lực lãnh đạo và cải thiện hệ thống tài chính, các yếu tố mới cho phép vương quốc dung hòa giữa dân chủ và luật pháp, chính phủ mạnh và tự do cá nhân mà sau này trở thành đóng góp lớn của nước Anh lên lịch sử Châu Âu. Những mức độ khác nhau cũng diễn biến tương tự ở Scotland và các lãnh thổ Celtic khác.
Một yếu tố then chốt quan trọng để thành công, trong cả quân sự và chính trị là tính cách khoan dung của người Norman. Nếu luật lệ và thuế được đảm bảo, họ thường để yên cho dân chúng. Tại Italia và Sicily điều này tạo nên một trong những thời kì nở rộ của văn hóa châu âu , tại những nơi khác thì sự ổn định như vậy làm tiền đề để các tiến bộ kinh tế, chính trị ,văn hóa xảy ra.
Thánh Micheal, người giữ công thiên đàng, một trong nhưng vị thánh chiến binh được tông sùng bởi người Norman. Bảng vẽ tay từ nhà thờ St Michel 980-1000
.
VŨ KHÍ, GIÁP VÀ CHIẾN THUẬT
Mũi giáo thời kì Norman: A : của Anh Tk 10-12, B: Bắc Pháp TK 11-12, C: vùng Fornham nước Anh, D: xứ Cork -Irland, E: Aldergate-London, F: lâu đài Atlis-Isarel, G : lâu đài Clough- Irland, H : ở Dublin TK 13.
Suốt thời gian mà người Norman thống trị chiến trường Châu Âu cũng là giai đoạn hoàng kim của giáp lưới , về giai đoạn cuối đã bắt đầu xuất hiện sự chuyển tiếp sang giáp tấm. Sự phát triển về chiến thuật và yên cương ngựa đã làm nảy sinh nhiều thay đổi về vũ khí và giáp trụ và sự thay đổi này lại ảnh hưởng ngược lại. Ở tây Âu sự thay đổi quan trọng nhất là việc sử dụng thương dài nằm ngang, kẹp chặt bởi tay và ngực. Cùng với chiến thuật mới , bộ yên được nâng cao hơn , gờ bảo vệ yên bó sát hông và thêm bộ dây quai chéo hấp thu lực phía trước cùng với bàn đạp cho tư thế đứng thẳng. Yếu tố sau cùng cho phép kị sĩ đứng thằng lên bàn đạp dễ sử dụng kiếm to bản hơn là giáo hay thương . Trước khi vị trí đứng thằng trên ngựa ra đời thì kiếm không quan trọng bằng giáo đối với kị sĩ : với bàn đạp thấp thì một cú chém mạnh , đặc biệt ở bên hông thường dẫn đến ngã ngựa.
Sự chấp nhận rộng rãi chiến thuật mới của tầng lớp hiệp sĩ vào cuối thế kỷ 11đầu TK 12 là một yêu tố quan trọng trong chiến tranh thời đó . Sự tăng cường dùng cung tên, đặc biệt là nỏ của bộ binh cũng là một bước tiến quan trọng khác. Sự thật là nỏ đã có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn trong việc làm xuất hiện giáp tấm hơn là thương dài. Điều lạ chiến thuật chiến trường thì không mấy thay đổi dù thời kì này nở rộ sự sáng tạo trong hầu hết các linh vực văn hóa xã hội.
Thay đổi về giáp trụ có thể tổng kết như sau. Giáp lưới vẫn là lớp bảo vệ chính ngoài cái khiên ra nhưng nó được phát triển thêm về kích cỡ, kéo dài ống tay đến tận bao tay bằng giáp lưới, còn với kị sĩ thì kéo dài quá đầu gối. Lớp áo độn bông được mặc thêm dưới giáp lưới dù chúng mau mòn. Khiên phát triển thêm nhiều kích cỡ và chủng lọai song loại thuôn nhọn phía đuôi vẩn phổ biến cho đến năm 1200. Kiếm trở nên mảnh và thuôn dài nhưng một số vùng chịu ảnh hưởng Hồi giáo như nam Italia và Sicily thì loại gươm bản rộng vẫn phổ biến. Ngạng bên dưới mũi thương cũng biến mất với việc dùng thương dài .Thương châu âu giờ đây nhỏ và nhhọn hơn , rõ ràng là nhằm xuyên qua khiên và giáp hơn là để gây nên vết thương rộng. Dù cái nào có trước “con gà hay quả trứng” thì đồng thời với sự xuất hiện của thương dài là việc khiên trở nên lớn hơn , giáp tấm phổ biến hơn.
Thay đổi đáng chú ý nhất lại là ở nón trụ. Suốt giai đoạn cuối Tk 11 đầu 12 là sự thay đổi cơ bản của nón trụ , dù là loại có che mũi hay không ,nguyên tấm hay ghép từ nhiều mảnh ,tất cả đều được sử dụng rộng rãi , một số lại nón ngắn có vành tròn cũng được dùng tại một số vùng nhất định. Vào năm 1200, loại nón đỉnh bằng lớn xuất hiện và trở nên phổ biến rộng rãi cho tới thế kỉ 13. Tiền thân của loại nón này là việc thêm miếng che mặt vào nón trụ thông thường, hay là mở rộng thêm tấm bảo vệ mũi. Nón trụ bằng như vậy, khác với suy nghĩ của một số người, là nhằm bảo vệ mặt và cổ chống lại tên hay thương dài . Rõ ràng là loại nón này kém hiệu quả đối với nhát chém xuống của rìu hay kiếm, nhưng những mối nguy như vậy ko đáng kể vào thời kì này. Một số tài liệu viết tay đề cập đến lại giáp tấm cứng bảo vệ cơ thể vào khoảng Tk 12 nhưng khắp tây âu thì các tấm như vậy sẽ nằm khuất dưới áo giáp lưới và áo choàng. Các nguồn tài liệu viết tay cũng đề cập đến các miếng bảo vệ khủy tay và đầu gối sớm hơn các bằng chứng về tranh ảnh .
Vai trò của người Norman như là kẻ chuyển tiếp mang ảnh hưởng áo giáp phương đông vào châu âu là rất to lớn. Điều này đặc biệt đúng ở miến nam Italia , Sicily, lính đánh thuê ở Byzantine và quân thập tự chinh ở thành Antioch. Giờ đây thì chắc chắn quân Byzantine và quân Hồi không phải là loại quân trang bị nhẹ như trước đây một số người vẫn nghĩ. Giáp của họ là loại vải độn bọc bên trong giáp lưới hoặc giáp da gọi là kahazgand ở vùng Trung Đông. Ở tây âu nó được biết với tên gọi jazerant . Có thể loại giáp phiến bằng kim loại hay da ở vùng Trung Á và Balkan đóng góp vào việc hình thành nên giáp tấm ở châu âu hoặc là tiền đề của nó. Loại nón trụ có gắn lưới sắt bảo vệ vùng cổ mà thay thế rộng rãi cho loại nón nỉ vào thế kỉ 13 chắc hẳn là có nguồn gốc từ phương đông. Giáp ngựa thì thường được xem là biến mất vào đầu thời kì trung cổ đã quay trở lại vào đầu Tk 12, dù người Byzantien hay người Thổ, người Hồi chẳng bao giờ bỏ chúng. Tương phản lại thì tấm che mặt cứng là một phát triển riêng của trung tâm châu âu.
Gốc gác đích thực của những thay đổi này còn đang tranh cãi nhưng vai trò của người Norman trong việc phổ biến chúng là rõ ràng. Thương dài, khiên hình cánh diều dài , đội hình kị binh nhỏ nhưng cơ động là kiểu mẫu của người Norman vào Tk 11- 12 kể từ khi nó được khai sinh tại Byzantine vào Tk thứ 10. Trách nhiệm chính của kị binh nặng là phá vỡ đội hình địch nhưng người Byzantine chỉ dùng lính cầm thương hai bên cánh đội hình, ở trung tâm trận đánh họ dùng gươm hay chùy , còn đối với người Norman và các dân âu châu khác thì họ có vẻ chỉ dùng thương. Tấm khiên lớn cộng với cây thương dài ngang được mang hơn là cầm, lực được nâng bởi cả vai và cánh tay. Điều này có nghĩa nó khó có thể dịch chuyển và trông giống như mảng của áo giáp. Nó giúp bảo vệ phần bên trái của kị sĩ nhưng cũng hạn chế cử động ở trên yên ngựa. Vị trí đứng thẳng mới phổ biến cũng cũng hạn chế cử động của kị sĩ như vậy. Tất cả yếu tố đó về sau vào khoảng TK 13 sẽ khiến cho một ki sĩ châu âu chỉ có thể dùng cây thương theo thế nằm ngang mà ko còn sự lựa chọn nào khác.
Dù kỹ thuật sử dụng thương ngang có thể không được phát minh từ châu âu, nó được chấp nhận nhiệt tình hơn bất cứ nơi nào khác vì cả lý do quân sự và xã hội. Điều này đặc biệt phổ biến ở bắc Pháp, vùng Normandy và các vùng Anglo-Norman ở Anh. Ở châu âu, một kị sĩ đây đủ áo giáp sẽ sớm trở thành hiệp sĩ vào giữa thời Trung cổ, vượt hơn hẳn một chiến binh thông thường. Anh ta sẽ trở thành một đẳng cấp đặc biệt mà một hệ thống các quy tắc đi kèm sẽ chi phối đến cách chiến đấu của mình. Một hiệp sĩ sẽ chỉ đấu với hiệp sĩ, với trang bị tương đương. Họ sẽ giao chiến với nhau theo một kiểu được chấp thuận bởi đẳng cấp và phong tục mà không tìm kiếm lợi thế “không cao thượng” và khát khao danh dự hơn là chỉ một chiến thắng tầm thường.
Điều này chưa có vào TK thứ 10 nhưng những yếu tố của kiểu thi đấu để chiếm lấy tính yêu cao thượng đã bắt đầu xuất hiện. Trong khi những kị sĩ của William -nhà chinh phục được miêu tả trong tấm thảm thêu Bayeux tapestry nỗ tiếng đã phải trở lại cách cũ sử dụng giáo sau khi thất bại trong việc phá vỡ hàng phòng thủ bằng khiên của người Anglo-Saxon thì một tác giả khác trong tác phẩm Song of Rohan đã ca ngợi chiến thắng của phong cách hiệp sĩ mới với vũ khí đặc trưng.
Chiến sĩ với khiên hình ovan, chạm đá ở đầu cột Tk 11-12, nhà thờ Ruquerville, gần Bayeux ,Normandy.
“Sự phản bội” , bệ khắc đá bởi Nicola d’ Angelo và Pietro Vassalleto ,1170 (Rome)
Người đi săn với giáp lưới, nón trụ đang giương cung,thế kỷ 12, nhà thờ La Marorlana , Palermo
Tình huống sẽ hơi khác nếu một hiệp sĩ Norman (hay châu âu) chiến đấu với kẻ thù không phải ở phương tây. Trong nhiều trường hợp thì chiến thuật và trang bị kể trên sẽ mang lại hiệu quả tàn phá rất mạnh mẽ. Trong một số tình huống khác thì có khi anh ta chẳng những không bắt kịp địch thủ mà còn khó có thể tự bảo vệ mình. Trong điều kiện như vậy thì các hiệp sĩ phương Tây thành công hơn khi áp dụng chiến thuật và đội hình nhỏ của người Byzantine, đặc biệt là khi chiến đấu với kẻ thù ít di chuyển. Nếu đấu với quân kị di chuyển nhanh thì họ hiếm khi thành công. Một con ngựa, nếu huấn luyện tốt sẽ không đâm thẳng vào chướng ngại vật hay người nếu nó thấy đường, và kị sĩ với cây thương có thể tấn công vào mục tiêu lúc họ lướt qua. Ngoại trừ khi đặt ngang thì thương có thể tân công ngay cả khi ngựa đứng yên. Nếu đặt thương ngang, kị sĩ có thể tấn công vào những vị trí vững chãi chẳng hạn như hàng ngang bộ binh địch , nếu ngựa được huấn luyện để húc thẳng tới. Bộ yên cao, tư thế cưỡi thẳng cộng thêm cách kẹp chặt thương dưới cánh tay , tất cả đường như là bí quyết mang lại những thành công ở buổi đầu cho các hiệp sĩ Norman. Có lẽ quân bộ binh của Giáo hoàng ở trận Civitate năm 1053, quân Hồi Siculo tại trận Enan 1061, quân Anglo-Saxon ở trận Hasting năm 1066 và hậu duệ của họ trong quân đội Byzantine tại trận Durres năm 1081 đã bị đẩy ngã dẫn đến bại trận hơn là bị đập tan thực sự.
Tinh huống quân kị đấu với quân kị sẽ hoàn toàn không giống như vậy. Sau cuộc đột kích vào trung tâm trận chiến sẽ nhanh chống phân rã thành những cuộc đấu tay đôi nếu một bên không bỏ chạy tức thì. Lúc này thì cây thương ngang chẳng mang lại lợi thế gì cho kị sĩ vì thường lực đâm của cú đánh như vậy sẽ khiến ngã ngựa. Cây thương ngang cũng sẽ khó xoay xở trong loạn chiến . Việc châu âu vẫn luôn tuyển mộ kị binh nhẹ hỗ trợ và cả trường hợp quân kị Turcopole ở quân Thập tự Syria phản ánh hạn chế của một hiệp sĩ trong cuộc đấu xáp la cà.
Mới gần đây, các nhà sử học đã sử dụng kỹ thuật tâm lý được phát triển trong giai đoạn WWII để nghiên cứu các nỗi sợ của người và động vật trong chiến tranh tiền công nghiệp. Điều đó làm ví dụ cho việc liệu có chăng chiến thuật “gây shock ” của kị binh đối với các lực lượng bộ binh có kỉ luật ? Có phải bộ binh sợ hãi ngựa và những kẽ cưỡi chúng? Có phải kị binh ngán cung thủ hơn là kị đối phương? Điều gì xảy ra khi khối kị binh húc vào hàng ngũ bộ binh với vận tốc phi nước đại ? Điều gì xảy ra nếu hai khối kị binh đâm thằng vào nhau và sự va chạm nảy lửa nổ ra? Tóm lại là như thế nào nếu kị binh băng xuyên qua kị binh hay nhảy bổ lên trên bộ binh? Rõ ràng là kết quả của trận đánh đã được dự tính từ trước hơn là một cuộc đâm sầm mang tính tự sát. Chẳng may là các trận đánh thời trung cổ thường được miêu tả như là cuộc đụng độ sức mạnh hơn là chiến đấu thật sự. Điều này đúng trong trường hợp các hiệp sĩ thi đấu bằng thương. Trong cuộc thi đấu thương thì hai kị sĩ sẽ liên tục đâm thương cho đến khi một hoặc cả hai phải ngã ngựa. Kiểu đấu như vậy sẽ chỉ diễn ra trong chiến trận nếu cả hai bên đều dàn quân hàng dọc , và đồng ý cho địch thủ chuẩn bị – thật hiếm có khi nào như vậy, ngay cả khi chiến đấu trong tinh thần hiệp sĩ tuyệt đối. Nhiều câu hỏi đặt ra mà chưa có lời giải đáp chính xác , đặc biệt là trong thời kì các hiệp sĩ Norman.
NGƯỜI NORMAN Ở NORMANDY
Lãnh thổ mà trở thành xứ Normandy không phải là vùng mới tạo lập bởi người Norman. Nó có thể xem là vùng tỉnh lị Rouen và hầu như không có biên giới tự nhiên, vốn ít khi được xem là một đơn vị hành chính bởi công tước Norman hay vua Pháp. Dân số của nó chủ yếu là người Gallo-Norman công thêm một ít dân Frank ( nhánh German). Một số lớn dân Viking từ Scandinavi đã định cư nơi đây, nhưng chia nhỏ ra thành nhiều khu định cư nhỏ nằm ở khu vực Thượng (đông) Normandy và một khu lớn hơn ở Hạ (tây) Normandy. Những khu định cư Scandinavi bắt đầu xuất hiện từ cuối Tk thứ 9, nhưng từ năm 911, Rolle thủ lĩnh dân định cư ở thung lũng Seine buộc vua Frank Charles III phải công nhận sự chiếm đóng của mình đối với vùng thượng Normandy, đổi lấy việc cải sang đạo thiên chúa và góp quân cho vua Pháp. Hiệp ước St. Clair sur Epte còn bị bao phủ bởi truyền thuyết song rõ ràng rằng vào năm 923, Rolle đã nắm hết quyền kiểm soát các khu định cư ở hạ Normandy. Thành công này khiên biên giới mở rộng sang xứ Brittany và biến Rouen thành thành phố buôn bán phát đạt, giao thương chặt chẽ với vùng Scandinai và vùng phía bắc nước Anh do người viking kiểm soát.
Sau đó thì mãi đến chiến thắng vang dội của William Kẻ Cướp tại trận Val-es-Dunnes năm 1047 thì lịch sử xứ Normandy xoay quanh cuộc chiến thống nhất lãnh thổ của các công tước và chế ngự tầng lớp quý tộc hiếu chiến địa phương. Đến đầu thế kỉ 11 thì người Norman vẫn mang đặc tính Viking, kết hợp với các tàu cướp bóc từ Scandinai như là đồng minh. Mặc khác thì đặc tính dân chủ của dân Viking lại biến mất trong cộng đồng Norman. Vùng Normandy buổi đấu có thế lực quân sự yếu hơn so với các vùng lân cận, lực lượng quân Norman ít hơn quân Anjou và kém kỷ luật hơn.
Dù trải qua nhiều Tk và dc chụp trong bóng tối nhưng hai hình khắc đá chiến sĩ thời Anglo- Norman kkhoảng 1180 trên cửa phía nam nhà thờ St Mary Barfraston ở ken vẫn cho thấy hình ảnh kị sĩ với cây thương nằm ngang , một hiệp sĩ đang đứng với nón trụ che mũi, áo giáp lưới chẻ ra, và khiên hình diều với đỉnh bằng.
Chế độ phong kiến
Khi chế độ phong kiến phát triển ở vùng Normandy, người Norman cũng lớn mạnh. Chế độ phong kiến thường được mô tả như là giai đoạn sơ khai. Về cơ bản nó là sự hợp nhất lãnh thổ dưới quyền thống trị của vua hay công tước áp đặt lên các lãnh chúa địa phương và tầng lớp hiệp sĩ bên dưới thông qua lời tuyên thệ nghĩa vụ trung thành của các chư hầu. Nó được xem như cơ cấu dàn xếp “danh dự ” trong đó người mạnh sẻ bảo vệ kẻ yếu, kẻ yếu hỗ trợ kẻ mạnh. Chư hầu càng được ưu ái thì càng dc hưởng thêm đất phong và cư dân. Anh ta sẽ có quyền chủ đất mà sẽ giúp các chư hầu, thường là hiệp sĩ đáp ứng được các trang bị vũ khí đắt đỏ vào thời kì này. Áo giáp lưới dài trở thành trang bị đặc trưng của các hiệp sĩ, được xem như là trang bị để phân biệt tầng lớp kị binh ưu việt trong quân đội. Đất phong cũng giúp giải phóng hiệp sĩ khỏi công việc hàng ngày để tập trung vào các kỹ năng chiến đấu.
Thuật ngữ Trung Cổ nghe đặc biệt thiếu chính xác, nhưng có vẻ những milites là những lính chư hầu thực thụ dù ko có đất phong còn dạng stipendiarri là dạng lính ít tuyên thệ trung thành hơn và chiến đấu ăn lương. Cá hai dạng trên đều là mẫu tiền thân của dạng hiệp sĩ sau này. Khế ước giao kèo gắn kết tá điền với chư hầu chủ đất, ít đặt nặng danh dự ,nó cũng phản ánh tình trạng địa vị thấp kém của tầng lớp lính nông dân. Nhưng không phải rằng lính bộ binh biến mất mà dần dần họ được phân cấp riêng để trở thành loại lính nông dân nghèo. Chế độ phong kiến Norman hình thành vào giữa TK thư 11 nhưng nó không phân chia rõ ràng như ở Anh kể từ sau năm 1066. Một đặc điểm Norman riêng biệt nữa là tầng lớp vavaseeur , một địa vị quân sự không rõ ràng và nằm giữa hiệp sĩ và nông dân có lẽ còn sót lại từ thời tiền phong kiến.
“Cái chết của Absalom” tranh trong Kinh thánh ở Winchester, Hamphire, 1150-1175, chú ý những họa tiết rất rõ : yên ngựa cao với hai gờ chắn, áo giáp lưới dài bao cả tay, lưới bao cổ gắn với nón trụ có phần che mũi (hiệp sĩ bên trái), ở giữa là loại nón “phrygian cap” có phần vát nghiên phía sau , tấm khiên hình diều có kẻ vạch,.
“Tristant đấu với Morhaurt ” hạo tiết trên rương, có lẽ ở vùng Breton 1150-1170
Công tước, lãnh chúa và nhà thờ
Tại nhiều phần lãnh thổ ở Châu Âu, sự phát triển nở rộ của tầng lớp chiến binh dẫn tới nhiều tranh chấp cá nhân và tình trạng gần như vô chính phủ nhưng tại Normandy điều đó song hành với sự phát triển quyền lực của Công Tước. Việc này không hẳn diễn ra suôn sẻ chẳng hạn như quyền xây pháo đài của Công tước bị thu hồi từ 1030-1040. Sự đột phá diễn ra dưới thời công tước William- mà sau này là William Kẻ chinh phục trước cuộc xâm lược nước Anh của ông ta vào năm 1066. Đầu tiên ông này vẫn hợp tác với tầng lớp quý tộc chiến binh dưới quyền, sau đó vào năm 1047 ông ta đè bẹp những kẻ chống đối tại trận quyết định Val-es-Dunes. Những năm sau đó, chính quyền của vị Công tước trở nên càng lúc càng bành trướng, hiếu chiến nhằm thỏa mãn tầng lớp quý tộc, hiệp sĩ dưới trướng. Ông ta, thực chất là một vị tướng cừ khôi, bình tĩnh nhưng quyết đoán và rất được lòng binh sĩ. Khả năng tổ chức phi thường của ông được chứng thực khi ông chiêu tập một đội quân và hạm đội vào năm 1066. Dựa vào những thái ấp riêng rộng lớn của mình, ông cấp đất và chu cấp cho những người ủng hộ mình, những người sau này sẽ được giao chỉ huy những lực lượng và pháo đài trọng yếu. Công tước William tuy vậy không nắm quyền kiểm soát hết các pháo đài và do vậy phải duy trì sự đàm phán và hợp tác với các lãnh chúa dưới quyền. Tuy nhiên, ông ta vẫn giành được quyền tiến vào bất cứ lâu đài nào mình muốn và ngăn cấm các lãnh chúa không xây thêm các pháo đài dưới danh nghĩa của mình. Các biện pháp cải cách kinh tế cũng bị cấm, việc phát triển thành phố Caen của William thể hiện sự củng cố sức mạnh của công tước ở vùng Hạ Normandy.
Quyền lực của William phát triển tột bậc vào năm 1066 nhưng ông ta vẫn phải hội ý chư hầu và tranh thủ sự ủng hộ đôi khi là miễn cưỡng của họ cho cuộc Đại xâm lược nước Anh. Những nỗ lực ngoại giao cũng hết sức quan trọng. William trên danh nghĩa vẫn là chư hầu của nước Pháp mặc dầu hoàn toàn độc lập trên thực tế. Cho tới lúc đó, ông ta đã thuyết phục được hầu hết các nhà lãnh đạo Châu Âu về quyền thừa kế của mình ở nước Anh và trên hết nhận đước sự ủng hộ của Giáo Hoàng, thông qua lá cờ biểu tượng được dựng lên trong trận Hastings.
Những quý tộc hiếu chiến dưới trướng William là những thế hệ chiến binh mới so với giới quý tộc ở Pháp. Những kẻ sau này tuyến bố có huyết thống từ vương triều Carolingian nhưng thật ra hiếm có gia đinh Norman nào có thể truy ngược tổ tiên tới trước 1010. Tầng lớp chiến binh vốn đang nở rộ với tốc độ đáng kể. Hầu hết các hiệp sĩ ở trong cảnh nghéo khó và khát đất đai đơn thuần chiến đấu vì lợi ích và vào năm 1066 vùng Normandy sản sinh ra vô số hiệp sĩ so với các thế hệ trước đó.
Quan hệ đồng minh giữa Công tước William và Giáo hoàng phản ánh mối hợp tác dài lâu giữa tầng lớp lãnh đạo Normandy và Nhà thờ. Nhà thờ giúp hợp nhất đất Normandy, nhiều lãnh đạo tôn giáo xuất thân từ tầng lớp quý tộc, một số là các hiệp sĩ đã nghỉ hưu. Một vài trường hợp quý tộc tự xây nhà thờ trên đất phong và trong số đó có nhiều tu viện có vũ trang riêng. Thật sự là rất nhiều hiệp sĩ có đất phong thời kì đầu nằm trong số ấy, đặc biệt là những người tại vùng ven biên giới. Ngoài ra ,có sự khác biệt vô cùng lớn giữa hiệp sĩ có đất phong và không có đất phong. Danh hiệu hiệp sĩ chỉ mang tính chất biểu tượng, đơn thuần đề cập đến kĩ năng chiến đấu của một người. Hiệp sĩ vốn chỉ thường được nêu trong thống kê, như một miêu tả từ nhà nguyện Thánh Pere de Chartrres xứ Abbey thời kì tiền 1066 rằng một ngôi làng sẽ có :’một nhà thờ, đất đủ cho ba đội cày, mười hai tá điền, ba hiệp sĩ tư do và một cối xay’ . Không có miêu tả hoa mĩ nào khác giành cho danh hiệu sĩ ngoại trừ khái niệm đào tạo và kinh nghiệm trận mạc.
Chiến thuật
Kị binh được tập luyện theo từng nhóm từ năm đến mười. Tiêu chí kỉ luật được đặt lên cao là điều hầu hết các nhà nghiên cứu chiến tranh trung cổ thừa nhận và điều này càng đúng với việc kiểm soát và điều khiển đơn vị lính ở đẳng cấp này. Có thể nói rằng công việc chỉ huy thời trung cổ tốt hơn hoặc không hề thua kém so với các thời kì khác.
Đơn vị chiến đấu cơ bản là conroi gồm từ 20 đến 30 mươi lính bố trí theo hai hoặc ba hàng. Nó có thể được nhận dạng thông qua cờ hiệu nhỏ gắn trên thương riêng của từng đơn vị gọi là gonfanon. Trong khi họa tiết trên khiên chỉ có tác dụng trang trí thì cờ hiệu là dùng để điều khiển. Những bằng chứng cho thấy những đơn vị này của người Norman conroi hay lớn hơn là bataille đáp ưng được khả năng đột kích, quần vòng thậm chí là rút lui giả, những vận động chiến đòi hỏi kết hợp kỉ luật và chỉ huy thông qua dấu hiệu.
Khả năng rút lui giả chiến thuật của kị binh Norman vào thế kỉ 11 vẫn đang được tranh cãi. Có vẻ chiến thuật này đã được áp dụng đối với quân Pháp tại trận St.Aubin năm 1053 và trước quân Ả rập Sicilian ở trận Messina năm 1060. Có lẽ người Norman học tập chiến thuật này từ láng giềng Breton hoặc từ binh lính chiến đấu trở về từ miền nam Italia và Tây Ban Nha. Người Breton có lẽ đã biết tới chiến thuật này từ thế kỉ thứ 10 và trong trận Hastings kị binh Breton từ cánh trái của William là cánh đầu tiên chủ động rút lui. Chiến thuật này là một cách đánh khôn ngoan dù đợt rút lui thứ hai của bộ binh mới được xem là đợt rút lui giả chính yếu của trận đánh.
(còn tiếp)