18/06/2018, 15:23

Loraine 1944 Patton Vs Manteuffel

Loraine 1944 Patton Vs Manteuffel Tác giả : Steven J Zaloga Xuất bản : Osprey Military năm 2000 Dich Hà Khánh Ký hiệu quân sự Tình huống chiến thuật Tháng 9 năm 1944 , Hitler nhận thấy thời cơ để tung một đòn mạnh mẽ vào quân Đồng minh. Đạo ...

Loraine 1944 

Patton Vs Manteuffel 

Tác giả : Steven J Zaloga
Xuất bản : Osprey Military năm 2000
Dich Hà Khánh

Ký hiệu quân sự 


Tình huống chiến thuật 

Tháng 9 năm 1944 , Hitler nhận thấy thời cơ để tung một đòn mạnh mẽ vào quân Đồng minh. Đạo quân thứ 3 của Patton đang dẫn đầu quân Đồng minh đột phá mạnh mẽ về phía Đông, trực tiếp tấn công vào Loraine, như mũi dao dí sát vào vành đai phòng thù của quân đội Đức. Hơn nữa mạn sườn phải của đội quân Patton bị phơi bày trong khi Tập đoàn quân số 6 của Mỹ đang tiến về phía Bắc dọc theo biên giới Thụy Sĩ , đã thâm nhập vào miền nam nước Pháp cách đó sớm hơn 1 tháng.

Như vậy, bằng cách tập một số số đông các lữ đoàn Panzer mới, Hitler chuẩn bị một cuộc phản công lớn bằng thiết giáp vào Loraine , mục tiêu là để bao vây và tiêu diệt đạo quân của Patton. Để chỉ huy cuộc tấn công táo bạo này và lãnh đạo tập đoàn thiết giáp số 5 ,Hitler chọn một trong những chỉ huy xe tank trẻ và hiếu chiến nhất của mình : Tướng Hasso van Manteuffel . Đây sẽ là cuộc phản công thiết giáp lớn nhất ở phía Đông của quân Đức và cũng là trận đấu tank lớn nhất của quân đội Mỹ trong WW2.

Trận đấu tank ở Loraine cũng là trong tâm của cuốn sách này.

Vùng Loraine bị tranh chấp bởi Pháp và Đức trong nhiều thế kỷ : bị Đức chiếm trong cuộc bạo động Franco-Prussian năm 1870, Pháp tái chiếm 1918 , sau đó lại sát nhập vào Đức 1940. Là tuyến biên giới xâm lấn truyền thống giữa hai quốc gia , vùng này còn dc củng cố qua hàng thế kỉ bởi các pháo đài như Metz . Trọng địa “Charmes Gap” của Pháp trong cuộc chiến năm 1914 , gần ngay trận địa Verdun là trung tâm của cuộc chiến 1916. Vùng Loraine này của nước Pháp dc chia theo đường biên Maniot , đối diện vùng biên giới nước Đức qua khu vực Westwall mà con gọi là đường biên Siegfried.

Suốt tháng 8 , tập đoàn quân số 3 của Patton tiến băng băng qua nước Pháp, đẩy các lực lượng Đức thối lui trong hỗn loạn . Dưới đây, vào ngày 21/8/1944 một chiếc tank M4 , lữ đoàn 8, sư đoàn 4, khai hỏa vào các phân đội lính Đức đang vượt sông Maine, cố gắng phá hủy các cây cầu. Sư đoàn số 4 của Patton luôn đóng vai trò mũi nhọn xung kích, tham chiến chủ yếu trong các trận đấu tank ở Loraine trong tháng 9.

Vào đầu tháng 9, quân Đồng Minh đã lạc quan về một chiến thắng đến sớm. Trong tháng 8 , các lực lượng Đức ở miền bắc nước Pháp đã bị bao vây và đập tan tại Falaise. Thương vong của Đức đã vượt quá 300.000 lính chết và bị thương và hơn 200.000 đang bị bao vây tại cảng Atlantic và đảo Channel. trong gần một tháng quân Đồng minh đã tràn lên phía trước , băng qua Pari và tiến vào Belgium. Tại phía Đông quân đội Đức cũng rơi vào tình cảnh tương tự với sự tan vỡ của tập đoàn quân trung tâm trong chiến dịch Bagration của quân đội Sô Viết. Tiếp theo sau cuộc tấn công đánh bật quân Đức ra khỏi Ucraina ,giải phóng toàn bộ Liên Xô và dồn quân Đức đến tận trung Ba Lan dọc sông Vítula. Khi trận tuyến trung tâm phía trước đã trở nên ổn định, đoàn quân Đỏ tiếp tục tràn vào vùng Balkan. Các đồng minh của Đức ở phía Đông – Phần Lan, Hungary, Rumania và Bulgaria- sắp sửa xoay chiều và nguồn cung cấp dầu chính của Đức tại các cánh đồng ở Rumani vùng Plesti sẽ sớm thất thủ. Ngày 20/7/1944 một số sỹ quan Đức quyết định ám sát Hitler, mà một số tin rằng đó là dấu hiệu của sự sụp đổ đế chế Đức, tái hiện cảnh tượng quân đội Đức đã traỉ qua vào mùa thu năm 1918.

Liên quân Anh-Mỹ dưới quyền tướng Dwight Eisenhower gồm ba lực lượng chính . Tập đoàn quân 21 của tướng Bernard Montgomery từ sườn trái tấn công từ vùng Deppie và Amiens tiến vào Flanders. Tập đoàn quân 21 gồm có Cánh quân Canada thứ nhất bên trái , cánh quân Anh thứ hai bên phải . Lực lượng chính của Mỹ là tập đoàn quân 12 của tướng Omar Bradley bao gồm , cánh thứ nhất của Courtney Hodgest tiến lên Đông Bắc vào trung tâm nước Bỉ, và tập đoàn quân số 3 của G.S. Patton băng qua Agonne tiến vào Loraine. Cộng thêm tập đoàn quân số 6 của tướng Jacop Denver , bao gồm đội quân thứ 7 của Mỹ và tập đoàn quân số 1 của Pháp, đã đổ bộ lên miên nam nước Pháp, tiến lên phía Bắc dọc theo biên giới Thụy Sĩ vào vùng Belfort Gap.

Các lực lượng Đức mất nhiều thiều thiết xa trong chiến dịch Normandy và cuộc vây hãm tiếp theo ở Falaise. trong 1890 tank và pháo tại D-Day khoảng 1700 chiếc bị phá hủy. Đây là khu vực bãi trống tại Travieres ,nước Pháp ngày 4/9/1944 , các thiết xa Đức bị chiếm, hai chiếc phía dưới đóng trên khung gầm của xe Pháp phục chế còn bên trên là ba chiếc Panther.

Kế hoạch phản công 

Kế hoạch của Đức 

Dưới góc nhìn của Đức thì tình huống chiếc lược quả thật là một thảm họa khó cứu vãn nổi. Quân đội đang trên đà triệt thoái khỏi nước Pháp và việc cần kíp phải làm là tái cơ cấu các lực lượng ở phía Tây, ngăn chặn quân Đồng minh và gia cố cho tuyến phòng thủ phía Tây. Sau vụ biến động trong quân đội vào tháng bảy, Hitler tỏ ra nghi ngờ ngiêm trọng các chỉ huy của mình, ông ta áp đặt ,thậm chí siết chặt kiểm soát toàn bộ các chiến dịch tới mức kỹ -chiến thuật. Hitler vẩn kinh thường liên quân Anh-Mỹ, và tin rằng việc tung ra các chiến dịch sẽ ngăn chặn được sự tiến công của liên quân. Cực kì phẫn nộ với thất bại của quân đoàn thiết giáp tại Mortain một tháng trước đó, Hitler đi tới quyết định chận đứng và tiêu diệt lực lượng chủ lực của liên quân. Ông ta hy vọng các lực lượng thiết giáp của mình sẽ đạt dc thắng thắng lợi trong cuộc bao vây ở phía Tây như họ từng đạt dc ở phía Đông. Không ngạc nhiên gì, Hitler chọn những người kì cựu ở giới tuyến phía đông cho cuộc phản kích tại Loraine.

Đầu tháng 9, các lực lượng Đức tại phía tây dưới sự chỉ huy của thống chế Gerd von Runstedt , lực lượng này bao gồm tập đoàn quân B của thống chế Otto Moritz Walter Model với bốn đạo quân trải dài từ biến Bắc đến khu vực xung quanh Nancy, và tập đoàn quân G nhỏ hơn, dưới sự chỉ huy của tướng Johannes Blackowitz, với duy nhất một cánh quân độc lập bố trí phía nam Nancy gần biên giới Thụy Sĩ.

Hitler tin tưởng rằng dùng sức mạnh của thiết xa Đức để đánh bại đạo quân thứ 3 của Patton là cần thiết và rất khả thi. Đạo quân thứ 3 của patton đã tiến quá xa về phía Đông chạm tới vùng Sars và có thể là đội quân đầu tiên của đông minh tiến vào nước Đức. Bằng việc cắt đứt mũi tiến công nguy hiểm này, Thiết xa Đức có thể phản công ngược trở lại Reims, cùng lúc đạt dc mục tiêu chia cắt sự kết nối của tập đoàn quân số 6 của Denver ở phía nam và tập đoàn quân 21 của Bradley ở phía bắc nước Pháp.

Ngày 3/9/1944 , Hitler chỉ thị Runsted lên kế hoạch tấn công. Kế hoạch ban đầu của Hitler , cuộc tấn công bao gồm các sư đoàn thiết giáp SS số 3, 15,17. các lữ đoàn thiết giáp mới 111, 113, 117 và quân tăng cường của sư đoàn thiếp giáp Lehr , sư đoàn số 11, 21 và các lữ đoàn thiế giáp mới 116, 107, 108. Bộ chỉ huy tập đoàn quân số 5 cũng sẽ được chuyển từ Bỉ tới Alsacce-Loraine để chỉ huy cuộc phản công này.

Ngày 5/9/1944 , tân chỉ huy trưởng tập đoàn quân số 5, tướng Hasso van Manteuffel bay trực tiếp từ mặt trận phía Đông về gặp riêng Hitler để thảo luận cho cuộc phản công. Ngày dự kiến bắt đầu là 12/9/1944 nhưng một số thay đổi bất thình lình đã ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch.


kế hoạch của Đồng minh

Tình trạng các kế hoạch của quân Đồng minh trong tháng 9/1994 là rất khác nhau. Cuối mùa thu năm 1944, các lãnh đạo Đồng minh dự đoán về thời điểm sụp đổ của quân đội Đức tương tự điều đã diễn ra năm 1918 .Trong trường hợp đó việc tiếp tục các chuỗi tấn công liên tục là cách tốt nhất đạt dc mục tiêu. Cho tới lúc đó vẫn còn sự hoài nghi về sự vùng vẫy của quân đội Đức và sự chống cự sẽ càng mạnh mẽ cho tới khi tấn công vào biên giới nước Đức.

Cuộc tấn công tràn qua nước Pháp mùa thu 1994 khiến quân Đồng minh tiến xa hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu : họ mong đợi sẽ đến dc sông Seine trước tháng 9 song bây giờ họ đã vượt qua nó hơn 150 dặm. Đội quân thứ ba của Patton đã đạt đến thời điểm thang 4/1945 theo kế hoạch. Hậu quả trực tiếp của việc tiến quân nhanh chóng như vậy là bây giờ các đạo quân đồng minh đang trải qua hàng loạt các khó khăn thường thấy. Hàng tiếp tế từ bãi biển Normandy phải vận chuyển bằng xe cơ giới lên phía trước, sau khi hệ thống đường xe lửa băng qua nước Pháp bị phá hủy trong các trận đánh bom trước đó. Sự thiếu hụt nhiên liệu và đạn dược có thể trở thành yếu tố then chốt hạn chế khả năng chiến đấu trong mùa thu 1944. Lý tưởng nhất là sự cần kíp phải có một cảng gần tiền tuyến hơn. Thích hợp nhất là Antwerp ,vốn rộng đủ lớn để nhận số lượng tiếp tế cần thiết. Nó nằm trong khu vực của người Anh, và tập đoàn quân số 21 của Montgomery có nhiệm vụ sống còn phải đảm bảo việc kiểm soát. Ngay trước khi cải thiện dc tình hình tiếp tế trước khi tấn công nước Đức , đã có sự tranh cãi về việc thực hiện các chiến dịch. Tháng 5/1944 SHAEF (Bộ chỉ huy tối cao quân viễn chinh Đồng minh) đã gút lại dc hai mảng chính của việc tấn công . Lực lượng chính sẽ xuyên qua nước Bỉ , tiến vào vùng Ardennes , sau đó vòng theo sông Rhine để phá hủy trung tâm công nghiệp của Đức tại Ruhr. Lực lượng này sẽ bao gồm cụm tập đoàn quân 21 của Montergomery và tập đoàn quân 1 của Mỹ. Cánh tấn công thứ hai sẽ băng qua Loraine hướng tới Flankfurt, tiến đến vùng công nghiệp Saar vào làm đầu cầu vượt sông Rehn tiến vào trung Đức. Lực lượng này bao gồm tập đoàn quân số 3 của Patton và tập đoàn quân số 6.

Tướng Montgomery 

Vấn đề hậu cần vào tháng 9/1944 đặt ra câu hỏi cho các kế hoạch này, đặc biệt là chỉ huy của các lực lượng Anh, tướng Motogomery . Trong tháng 9, Montgomery đã lập luận rằng việc thiếu hụt hậu cần trong khi triển khai tấn công trên diện rộng là điều ko thể. Để thay thế, Montgomery yêu cầu tiếp tế phải đến trực tiếp cho cụm tập đoàn quân 21 của mình, khi nó đột phá vào Hà Lan. Montgomery đoan chắc quân Đức đã trên bờ vực thất bại và đội quân của mình có thể thắng tiến tới Berlin mang lại cái kết sớm cho cuộc chiến. Khi tháng 9 đến và sự kháng cự của Đức ngày càng tăng, Montgomery mắc kẹt với chiến lược tấn công của mình , phân vân như vậy có phải vẫn là cách tốt nhất để chiếm vùng Ruhr và kết thúc cuộc chiếm bằng cách bóp nghẹt nền công nghiệp của Đức hay không.Ẩn dưới sự tranh luận trên là sự mất dần quyền thống trị của nước Anh trong liên quân. Quân Anh đã tung ra toàn bộ các lực lượng trên mặt đất và nếu chiến tranh tiếp diễn, quân Mỹ sẽ tăng cường vai trò chính trong cuộc chiến. Vị trí dẫn đầu của Montgomery trong các chỉ huy quân Anh khi tiến vào nước Đức khiến cho thất bại không thể tránh khỏi của ông ta làm cho các lực lượng Anh bị rút ngắn lại khoảng cách tương xứng với các đạo quân Đồng minh.

Vị trí hiện tại của Montgomery bị cạnh tranh mạnh liệt bởi các chỉ huy Mỹ, đặc biệt bởi tướng Omar Bradley . Các chỉ huy Mỹ đã mất sự tin tưởng vào Mont sau cách bố trận của ông kéo dài việc đột kích bằng thiết giáp để chiếm Caen trong chiến dịch Normandy . Các chỉ huy Mỹ nghi ngờ hành động của Mont , cho rằng ông ta thèm muốn vị trí thống lãnh của liên quân trong chiến dịch trên đất Châu Âu hơn là quan tâm đến chiến lược tấn công thực sự.

Tướng Dwight Eisenhower 

Bradley muốn tiếp tục hướng tấn công của Patton xuyên qua Loraine , hy vọng vượt sông Rhine tiến thẳng về Fankfurt sẽ làm suy yếu sức kháng cự của quân Đức.Kế hoạch của Montgomery lại khiến tập đoàn quân số 3 của Patton phải dừng lại trước khi chọc thủng phòng tuyến sông Moselle, và trước khi được sát nhập chung với cụm tập đoàn quân số 6 của Denver.

Chỉ huy tối cao của quân Đồng minh, tướng Dwight Eisenhower cố tìm giải pháp trung gian sau khi cân nhắc các mặt của vấn đề. Montgomery trước nay vẫn coi thường khả năng của Eisenhower như là một tư lệnh mặt trận, trong khi Bradley quá lo lắng về các đòi hỏi quá đáng của Montgomery.

Tầm quan trọng của việc đánh chiếm Antwerp khiến Eisenhower chấp nhận cho Montgomery được ưu tiên về hậu cần song sau đó tranh cãi vẫn tiếp tục nổ ra về việc định mức thật sự mà cụm tập đoàn quân 21 có thể nhận được. Định mức hậu cần phản ánh nhận thức chung của Đồng minh về tình hình quân đội Đức. Có phải Whermacht đang bên bờ vực sụp đổ hay họ đang phục hồi ? Nếu Đức quân trên bờ vực thất bại thì các kế hoạch táo bạo đáng để mạo hiểm nhưng nếu họ có dấu hiệu phục hồi thì các bước chuẩn bị là cần thiết để mở các chiến dịch vào lãnh thổ Đức trong những tháng tiếp theo. Quân Đồng minh kết luận dựa vào khả năng lô gich của cảng Normandy và yêu cầu về hậu cần cần được chú ý.

Ngày 3/9/1944 Montgomery lần đầu đề cập với Bradley kế hoạch tung ra chiến dịch gọi là Market-Garden ,nhắm vào việc lập đầu cầu vượt sông Rhine với lực lượng không vận từ Arnhem đề mở màn cho chiến dịch tiến lên phía bắc vùng Ruhr. Bradley chống lại bản kế hoạch, cho rằng không thực tế và quá mạo hiểm. Liên lạc với Eisenhower vào ngày 4/9, Montgomery tiếp tục thúc dục ” một cuộc đột kích mạnh mẽ và mãnh liệt đến thẳng Berlin”. Kết quả được quyết định vào cuộc họp ngày 10/9. Montgomery tiếp tục yêu cầu việc đột kích vào Berlin nhưng hiển nhiên là Eisenhower không chấp nhận bất cứ chiến dịch nào cho đến khi cảng Antwerp
sẵn sàng. Montgomery sau đó trình bày bản kế hoạch đoan chắc của mình Market-garden. Eisenhower cuối cùng chấp thuận kế hoạch Market-Garden cứ như là nó ít viển vông và ít tranh cãi cho cuộc phiêu lưu đến berlin.

Quyết định của Eisenhower chấp thuận kế hoạch Market-Garden
ảnh hưởng đến toàn bộ các chiến dịch của đồng minh trong tháng 9. Chiến thuật cho mặt trận chính chưa hoàn tất nhưng sự thực là vấn đề hậu cần sẽ giới hạn việc mở các chiến dịch tấn công của đồng minh. Êisenhower ưu tiên cho cuộc đột kích phía bắc, bao gồm chiến dịch Market-Garden của cụm tập đoàn quân 21 và chiến dịch tiếp ứng của quân Mỹ ở Belgum để bảo vệ sườn phải cho quân Anh. Hướng tấn công của Patton ở Lorane chưa hẳn bị đình chỉ nhưng khả năng của nó bị giới hạn bởi việc nguồn hậu cần thật sự bị cắt giảm. Cuộc tranh luận về việc thọc sâu vào Berlin và chiến dịch Market-Garden thật sự đã làm các lãnh đạo đồng minh sao nhãng sự tập trung và việc bảo đảm cho Antwerp bằng việc quét sạch cửa sông Scheldt. Mối bận tâm của Montgomery với chiến dịch tấn công trì hoãn nghiêm trọng các quan tâm đến Scheldt , và kết quả là cảng Antwerp thật sự ko thể nhận hàng tiếp tế cho đến tận tháng 10/1994. Đó là một trong nhừng sai lầm bị trỉ trích nhiều nhất của đồng minh trong mùa thu 1944.

chỉ huy tập đoàn quân thiết giáp số 5, tướng lục quân Hasso van Manteuffel trao đổi với chỉ huy cụm tập đoàn quân A , tướng Walter Model ,và thanh tra của lực lượng thiết giáp ở Mặt trận phía tây, tướng Lt. Horst Stumpff (đứng giữa) ( ảnh US army MHI) 

Quân Đức chẳng mong đợi một kế hoạch liều lĩnh như Market-Garden . Đặc biệt là từ một tướng cực kì cẩn trọng như Manteuffel. Kết của của việc cả hai bên đều nhận thức khác nhau trong các chú ý chiến thuật khiến cuộc so tài giữa Tập đoàn quân số 3 của Patton và Tập đoàn quân thiết giáp số 5 của Manteuffel càng cân bằng hơn so với dự định. Lực lượng Đức ở Lorane nhận dc sự ưu tiên hậu cần và thiết bị hơn vì kế hoạch phản công bằng thiết giáp của Hitler, trong khi đối thủ Mỹ bị ép phải thực hiện các chiến dịch trong điều kiện hậu cần bị giới hạn. Lực lượng của Patton ở Loraine có được lợi thế từ hỏa lực mạnh mẽ trong cuộc truy đuổi quân Đức, nhưng thời tiết mưa bất thường sẽ sớm hạn chế số lượng không vận đến mức có thể. Đức quân lại có lợi thế từ lực lượng phòng thủ khủng khiếp tại chổ ở Metz cũng như là ưu thế phòng thủ tự nhiên của thung lũng Moselle.

Các đối thủ 

Các Chỉ huy Đức quân

Adolf Hitler 

Trong khi trọng tâm chính của việc đánh giá này là các chỉ huy chiến thuật nhưng không thể đánh giá chi tiết phía Đức nếu không đề cập đến Adolf Hitler, người đóng vai trò chính một cách bất thường trong việc chỉ huy các chiến dịch của Đức thậm chí trước khi quân đội ám toán thất bại ngày 20/7/1944. Sau cuộc ám sát thất bại Hitler càng nghi ngờ sự tận tụy của giới tướng lãnh với cuộc chiến và ông ta khăng khăng bắt buộc Đức quân phải tử thủ từng tấc đất bằng cách bác bỏ sự linh động trong chiến thuật của các chỉ huy. Sự nghi ngờ của Hitler dẫn tới việc tập trung cao độ ,với việc các chỉ huy phải được phép từ bộ chỉ huy cho các quyết định chiến thuật chủ yếu. Các tướng lãnh có thâm niên không được tin cậy, và có sự rối loạn lớn trong việc thăng cấp khi Hitler thường xuyên thay đổi các chỉ huy. Một số lớn các sĩ quan thâm niên đóng góp trong chiến dịch ở Loraine được chuyển từ tiền tuyến miền Đông sang, Hitler vị nể họ vì ít có tư tường chủ bại.

Wilhehm Keitel 

Quyền chỉ huy tối cao của Đức quân thường năm trong tay của OKW (Oberkommando de Wermacht ) lãnh đạo bởi thống chế Wilhehm Keitel . Dù quyền lực của OKW bị giới hạn bởi chứng hoang tưởng của Hitler song nó vẫn duy trì các chức năng quan trọng kể từ lúc nó hình thành chức vụ quan sát viên chiến trường Fuhrer , và tất cả các chỉ huy cấp dưới đều phải thông qua OKW trước khi gặp Hitler.

Gerd von Rundstedt 

Cơ quan SHAEF có bản sao tương tự là OB West (Oberbefehlshaber West) lãnh đạo bởi thống chế Gerd von Rundstedt . Ông ta nắm quyền chỉ huy chiến tuyến phía Tây ngày 1/9/1944 sau khi diện kiến Hitler để đối phó với cuộc đổ bộ lên Normandy. Rundstedt là thống chế chiến trường cuối cùng của Đức chưa bị đánh bại với sự tín nhiệm vào hàng loạt chiến thắng choáng váng năm 1939-1940 của ông ta. Tuy nhiên quyền lực của ông ta vào tháng 9 1944 bị hạn chế bởi Hitler và OKW .Ông ta sau đó than phiền rằng mình chỉ ra lệnh được cho các lính gác tại trụ sở .Rundstedt sau đó được trở lại hành động như là biểu tượng của sự kiên định và truyền cảm hứng vững vàng cho quân đội sau thảm họa mùa hè.

Walter Model 

Cụm tập đoàn quân B được chỉ huy bởi thống chế Walter Model , người nắm giữ toàn bộ chiến tuyến phía Tây cho tới khi OB West thành lập 1/9/1944. Dù cụm tập đoàn quân B chỉ huy hầu hết các lực lượng tại Loraine vào đầu tháng 9 , một sự tái cơ cấu vào ngày 8/9/1994 điều tập đoàn quân số 1 đến bên cụm tập đoàn quân G. Model là ái tướng của Hitler – một tướng trẻ, ngỗ ngược được biết đến như là người tháo vát – có thể bảo vệ vận mệnh của nước Đức trong trường hợp thất bại có thể nặng nề hơn bởi khả năng thiết kế các chiến dịch phản công.

Các Chỉ huy Đức quân

Johannes Blaskowitz 

Cụm tập đoàn quân G, gần Nancy , là trung tâm phía sau đợt tấn công thiết giáp tại Lorraine. Cụm tập đoàn quân G vốn được tổ chức để phòng thủ miền Nam nước Pháp, đại tướng Johannes Blaskowitz là một chỉ huy Đức truyền thống, giống với Runstedt hơn là Model . Có gốc gác Đông Phổ và không tham gia chính trị, ông ta lãnh đạo tập đoàn quân số 8 từ tháng 10 năm 1940 và đã trải qua hầu hết các trận đánh trong cương vị chỉ tập tập đoàn quân số 1 khi xâm chiếm nước Pháp. Theo yêu cầu đặc biệt của Runstedt , Blaskowitz được bổ nhiệm chỉ huy tập đoàn quân G vào ngày 10/5/1944. Blaskowitz khẳng định danh tiếng như là một nhà tổ chức xuất sắc và một chỉ huy có năng lực , và việc rút quân gọn gàng của cụm tập đoàn quân G từ vịnh Biscay và khu vực miền nam nước Pháp về khu vực Nancy được công nhận rộng rãi là đã hiển nhiên chứng tỏ khả năng chuyên nghiệp của ông ta. Blaskowitz không được yêu thích tại OKW vì ko mấy nhiệt tình ủng hộ quốc xã và đặc biệt là lực lượng SS. Là người mộ đạo, ông ta phản đối sự tàn bạo của SS trong chiến dịch Ba Lan 1939, và tiếp tục gặp rắc rối đầu tháng tư 1944 khi chất vấn mệnh lệnh của Himmler yêu cầu thiết lập hàng rào phòng thủ phía sau khu vực của ông ta tại vùng Nancy-Belfort, ngoài vùng phụ trách của ông ta. Việc không quan tâm đến chính trị che chắn cho ông ta khỏi bị ảnh hưởng bởi vụ binh biến tháng 7, và ông ta dc giữ lại để hỗ trợ Rundstedt.

Otto von Knobelsdorff

Ngày 8/9/1994 , Cụm tập đoàn quân G bao gồm tập đoàn quân số 1 và số 19 , tập đoàn quân số 1 lãnh đạo bởi tướng thiết giáp Otto von Knobelsdorff , người vừa được cất nhắc sau đợt rút lui băng qua nước Pháp đầu mùa hè qua. Knobelsdorff đã chứng tỏ mình là một chỉ huy thiết giáp trong cố gắng ở Stalingrad. Ông ta dc đích thân Hitler lựa chọn vì sự dũng cãm và tinh thần lạc quan ko do dự. Các chỉ huy thâm niên cảm thấy ông ta có kỹ năng chiến thuật ko mấy ấn tượng, và ông ta thể hiện sự khuông phép quá khô cứng khi phục vụ ở mặt trận dữ đội phía Đông.

Friederick Weise 

Tập đoàn quân số 19 dc lãnh đạo bởi tướng Friederick Weise, người vốn là sĩ quan bộ binh trong thế chiến I , sau đó phục vụ trong ngành cảnh sát dưới thời công hòa Weimar , trở lại quân đội vào năm 1935. Weise thăng tiến khi chỉ huy sư đòan trong mùa thu 1942 và quân đoàn một năm sau đó. Ông ta dc chỉ định chỉ huy tập đoàn quân ở Pháp vào tháng 7/1944 và việc thực hiện tổ chức rút lui từ miền nam nước Pháp đã làm cho ông ta quen thuộc với kiểu chiến trận khác biệt ở mặt trận phía Tây. Ông ta là một chỉ huy không nổi bật lắm nhưng có năng lực.

Hasso van Manteuffel 

Vị trí huy chiến thuật nổi bật nhất trong trận chiến ở Loraine trong 9/1944 là tướng thiết giáp Hasso van Manteuffel, cũng là một sĩ quan trẻ ngỗ ngược, dũng cảm và các kỹ năng chiến thuật đã thu hút sự chú ý của Hitler. Manteuffel đã phục vụ như là sĩ quan kị binh trong WWI, phục vụ cả trong trận Verdun. Ông ta phục vụ với cấp bậc thấp là sĩ quan kị binh trong quân đội sau cuộc chiến rồi chuyển qua thiết giáp 1934. Ông ta chỉ huy tiểu đoàn bộ binh trong sư đoàn thiết giáp 47 của Rommel tại Pháp năm 1940 và nắm quyền chỉ huy trung đoàn tháng 10/1941 , trong cuộc chiến với Liên Xô. Ông ta dc thưởng huy chương Hiệp sĩ vì tấn công bao vây cứ điểm trong trận chiến Moscow 11/1941. Manteuffel từng chỉ huy một lữ đoàn trong chiến dịch tại Bắc phi khi vẫn đeo lon đại tá trong sư đoàn tăng cường ở Tunisia (tướng von Arnim nhận xét ông ta là sư đoàn trưởng giỏi nhất của mình ở Tunisia ). Hitler đích thân chỉ định ông ta làm chỉ huy trưởng sư đoàn thiết giáp số 7 vào tháng 7/1943 và sau đó chuyển ông ta sang chỉ huy sư đoàn thiết giáp đặc biệt Grossdeuscthland (*) sau năm ông ta nhận huy chương Chữ thập hiệp sĩ với biểu tượng lá sồi . Danh tiếng trên chiến trường và mối liên hệ với Hitler cho phép ông ta thăng tiến vững vàng , và vào 1/9/1944 trở thành chỉ huy thân tín của Hitler , dc lệnh nắm quyền chỉ huy tập đoàn quân thiết giáp số 5 , nhảy cấp vượt bậc một cách bất thường ko cần phải trải chỉ huy cấp quân đoàn. Manteuffel ko dc huấn luyện và có kinh nghiệm ở vị trí này, và sẽ sớm chuốc lấy họa khi triển khai vụng về tập đoàn quân thiết giáp số 5 trong khu vực của TĐ quân số 1 và 19.

Chỉ huy quân đoàn thiết giáp 47, tướng thiết giáp Hernrich Freiyherr von Luttwitz 

(*) chú thích : Grossdeuscthland Divison là các sư đoàn đặc biệt tinh nhuệ của Đức ,thậm chí cao cấp hơn các lực lượng SS, họ luôn dc ưu ái đầu tiên về trang bị hậu cần đạn dược trước các đơn vị khác.

CÁC CHỈ HUY ĐỒNG MINH 

Không giống như Đức quân vào mùa thu năm 1944, cấu trúc chỉ huy của quân đội Mỹ là phân quyền. Dù Eisenhower là chỉ huy của SHAEF ,quyết định chiến thuật chung, nhưng ông ta hiếm khi can thiệp vào quyết định của cấp dưới. Ảnh hưởng của ông ta với chiến dịch ở Loraine chủ yếu ở việc cân nhắc mặt trận mũi nhọn, và các vị trí tiếp tế mà thôi. Trong hầu hết các trường hợp, các chỉ huy thâm niên của quân đội Mỹ, những người tốt nghiệp học viện West Point, là một nhóm nhỏ các sĩ quan ưu tú, những người phục vụ với cấp bậc cao trong quân đội trước chiến tranh, và nhiều người trong số họ có mối liên hệ chặt chẽ sau nhiều năm phục vụ.

Omar Braley 

Chỉ huy của cụm tập đoàn quân 12 là tướng Omar Braley, bạn tốt nghiệp West Point cùng khóa 1915 với Eisenhower . Cũng giống Eisenhower, Bradley chưa từng vượt đại dương chiến đấu ở WWI, nhưng ông ta khẳng định danh tiếng như là một sĩ quan tham mưu
tận tụy và trầm lặng. Trong năm 1940, ông ta lãnh đạo trường Bộ binh ,và sau đó chỉ huy tốt sư đoàn số 82 và số 28. Đầu năm 1943, Eisenhower cần một người ủy quyền để giải quyết các vấn đề ở Bắc Phi, vị trí này ngắn ngủi vì sự trình diễn nghèo nàn của quân đoàn số II tại Kasserine Pass, dẫn tới việc mất chức của chỉ huy quân đoàn và người thay thế ông ta là tướng George .S. Patton. Người kế nhiệm ko muốn xem Bradley như là phái viên của Eisenhower và đã yêu cầu cho ông ta dc bổ nhiệm thay vì là chỉ huy quân đoàn ủy quyền. Bradley và Patton đã làm thành một cặp ăn ý chỉ huy quân Mỹ phản công ở Bắc Phi sau thất bại tại Kassenrine . Bradley sau đó nắm quyền chỉ huy quân đoàn số II sau khi Patton dc cất nhắc nắm vài trò chính của quân Mỹ trong chiến dịch đổ bộ lên Sicilia trong vai trò chỉ huy tập đoàn quân số 7. Quân đoàn của Bradley phục vụ dưới quyền Patton trong suốt chiến dịch ở Sicilia. Bradley khiến Eishenower tôn trọng vì khả năng xử lí điềm tĩnh và nắm vững các vấn đề logic hơn Patton. Với phong cách liều lĩnh của Patton, thì Bradley là lựa chọn hiển nhiên để lãnh đạo tập đoàn quân số 1 ở Normandy. Khi quân Mỹ ttràn vào nước Pháp 1944, Braley nắm quyền chỉ huy cụm tập đoàn quân số 12, với trung tướng Courtney Hodges chỉ huy tập đoàn quân số 1 và trung tướng George .s . Patton chỉ huy tập đoàn quân số 3. Bradley có mối quan hệ làm việc hữu hảo với Eisenhower, dựa trên tình bạn và sự tôn trọng lẫn nhau.

Tướng Omar Bradley chỉ huy tập đoàn quân số 1 tại Normandy, sau khi bổ sung tập đoàn quân số 3 của Patton đã thăng tiếp lên chỉ huy cụm tập đoàn quân số 12, dưới đây là hình ảnh ông ta đi thăm một tổ lái tank M4, tháng 9/1944 

George S Patton 

Tướng George S Patton là trường hợp tương phản với hai vị chỉ huy kia. Bradley và Eisenhower xuất thân từ các gia đình nông dân miền trung phía Đông nước Mỹ, vốn rất ít có truyền thống binh nghiệp. Patton xuất thân từ gia đình khá giả miền nam, là con cháu của gia đình có truyền thống binh nghiệp vốn tốt nghiệp từ học viện quân sự Virginia đầy thanh thế . Ông nội ông ta là một chỉ huy danh tiếng của quân li khai trong cuộc nội chiến. Tốt nghiệp học viện West Point sáu năm trước khóa của Bradley và Eisenhower, Patton đã từng chỉ huy lực lượng tank đầu tiên của Mỹ tại Pháp năm 1918, nơi ông ta giành dc huy chương chữ thập xuất sắc . Ông là sĩ quan kị binh lỗi lạc trước thế chiến, tránh xa các vị trí tham mưu ở Washinton, nơi mà Bradley và Eishenhower có phần trội hơn.Với kinh nghiệm chỉ huy tank và kị binh ,ông ta dc giao chỉ huy sư đoàn thiết giáp số 2 mới thành lập vào năm 1940, vào thời gian mà việc cơ giới hóa quân đội là ưu tiên hàng đầu. Ông ta thu hút sự chú ý của cả quốc gia khi lập các thành tích vượt trội trong huấn luyện trước chiến tranh. thậm chí lên trang bìa tạp chí Life magazine. Patton là lựa chọn tự nhiên để chỉ huy tập quân đoàn thiết giáp số 1 tại Bắc Phi năm 1942, và được chọn để thay thế vị trí chỉ quân đoàn II sau thất tại tại Kasserine. Phong cách chỉ huy truyền cảm hứng của ông ta khiến binh lính vững vàng , và dc Eisenhower lựa chọn để chỉ huy tập đoàn quân số 7 tại Sicilia. Tại đây, phong cách chỉ huy của ông ta dc pha trộn : đôi khi quá dữ dội và hung hăng, ông ta ko có đủ sự tập trung để nhìn nhận vấn đề một cách logich trong cuộc chiến, nơi mà logich thường là yếu tố chủ chốt. Phong cách cường điệu của ông ta rất khác với Bradley, và hành động ngông cuồng quá mức khiến ông ta gặp một loạt các rắc rối, trong hai lần viếng thăm bệnh viện dã chiến tại Sicilia ,ông ta tát binh lính trong quân phục dã chiến. Trong quân đội hiện đại ngày nay, đó là hành động chẳng hay ho chút nào, nó phủ bóng mờ lên tương lai của Paton. Eishenhower vẫn kiêng nể tính nóng nảy cũng như năng lực chỉ huy chiến xa của ông ta ,song phong cách bốc đồng và vô chính trị của ông ta trong và ngoài mặt trận và sự thiếu kiên nhẫn thường nhật của ông ta đối với bản chất chi li của cuộc chiến tranh hiện đại thật sự đã giới hạn sự thăng tiến của ông ta trong quân đội. Ông ta được hầu hết giới quân đội công nhận là một người hung hăng nhưng có tài chỉ huy chiến xa cực tốt phản ánh từ nguồn gốc kị binh của ông ta. Tướng Bruce Clarke đã nhận xét : ” “Patton hiểu biết về tank hơn bất kì ai tôi dc biết “

George S Patton 

Tập đoàn quân số 3 của Patton có hai quân đoàn trong trận chiến ở Loraine vào đầu tháng 9, quân đoàn thứ 3 thì đang càn quét các ổ đề kháng của Đức vùng duyên hải Brittany. Quân đoàn XII dc chỉ huy bởi thiếu tướng Manton S Eddy từ 19/4/1944. Manton S Eddy, cựu chiến binh ở WWI từng chỉ huy sư đoàn bộ binh ở Bắc Phi, Sicilia và Normandy. Quân đoàn XX dc chỉ huy bởi thiếu tướng Walton Walker, tốt nghiệp West Point năm 1912, và cũng là cựu binh WWI.

Patton bàn luận tác chiến với chỉ huy quân đoàn XII, thiếu tướng Manton s Eddy. Sau khi mũi tấn công của quân đoàn XX bị chặn lại ở Metz, Patton đã hướng trọng tâm ở Loraine sang quân đoàn của Eddy, dẫn đến trận đấu tank ở Arracourt. 

Thiếu tướng Lindsay Silvester (trái) chỉ huy quân đoàn số 7, trao đổi với thiếu tướng Walton H Walker (phải) , chỉ huy quân đoàn XX, gần Chartres ,cuối tháng 4/1944. sư đoàn của Silvester hy vọng đột kích một cứ điểm gần Metz, nhưng sự thiếu hụt hậu cần và thời tiết tồi tệ đã làm cuộc tấn công dậm chân tại chỗ vào đầu tháng 9. 

Chỉ huy tập đoàn quân số 3, trung tướng G S Patton thị sát mặt trận ở Loraine với chỉ huy quân đoàn XII, thiếu tướng Manton S Eddy.

Chỉ huy quân đoàn XV, thiếu tướng Wade Haislip (phải) đến thăm chỉ huy quân đoàn XII, thiếu tướng Manton S Eddy (trái) liền sau khi quân đoàn của Haislip dc bổ sung vào tập đoàn quân số 3 của Patton vào giữa tháng 9 để tăng cường cho sườn bên phải. 

Lực lượng của hai bên 

Lực lượng Đức quân 

Quân Đức ở Loraine vào đầu tháng 9 rất lộn xộn, nhưng bắt đầu kết nối với nhau thành một khối phòng thủ dọc sông Moselle. Trong suốt một tháng ,các đơn vị bổ sung dc đưa đến để gia cố mặt trận và phục vụ cho kế hoạch phản công của Hitler. Vào 1944, Đức quân đã trở thành một lực lượng ể oải . Yêu cầu khổng lồ cho mặt trận phía Tây và các lực lượng dự bị đang cạn dần khiến việc thành lập các sư đoàn mới thiếu sức chiến đấu. Lực lượng mỏng khiến các sư đoàn của Đức ko dc trang bị tốt như quân Mỹ. Một quân đoàn bộ binh bình thường của Đức di chuyển bằng ngựa và ko còn xe cộ để hoạt động. Còn quân đoàn bộ binh trung bình của Mỹ thì có xe mô tô cơ giới và tank chiến đấu, hoặc các tiểu đoàn diệt tank, có thể so sánh ngang tầm với sư đoàn thiết giáp của Đức.

Cơ cấu chính của lực lượng Đức ở Loraine là các sư đoàn bộ binh gồm 3 loại : các sư đoàn bị phá vỡ ở đầu trận chiến, các sư đoàn Volksgrenadier (1) mới thành lập, và các sư đoàn rút lui tương đối nguyên vẹn từ miền nam nước Pháp. Kết quả là cơ cấu bộ binh có chất lượng rất lộn xộn. Ví dụ như sư đoàn bộ binh số 16 ,một trong những đơn vị tốt nhất. Đầu 1944, nó dc triển khai để thực hiện nhiệm vụ chiếm cảng Biscay và đã rút lui về phía đông vào tháng 4, tổn thất gần hai tiểu đoàn khi giao tranh với quân du kích Pháp. Vào đầu tháng 9, lực lượng của nó khoảng 7000 người, vượt xa các đơn vị trung bình tại Loraine. Nhiều sư đoàn bộ binh giữ tên cũ trong khi một số khác dc cơ cấu lại mới hoàn toàn. Các sư đoàn Volksgrenadier dc sự chấp thuận của Hitler vào phút cuối để cơ giới hóa và trở nên sung sức cho trận đánh cuối, nỗ lực tuyệt vọng để phòng thủ nước Đức. Nó thật sự là vét cạn đáy thùng : họ đến từ ghế nhà trường, từ không quân, hải quân, từ lực lượng tại chỗ, từ đơn bị bổ sung. Một số có vẻ nhỉnh hơn , ví dụ sư đoàn Volksgrenadier số 462 có một trung đoàn những thiếu úy vừa rời ghế nhà trường, dc đưa thẳng ra tiền tuyến phía Tây. Trong hầu hết trường hợp, các sư đoàn bộ binh đều thiếu súng chống tank và pháo chiến trường.

(1) chú thích : sư đoàn Volksgrenadier là các sư đoàn mới thành lập từ các bộ phận từ cụm tập đoàn quân trung tâm và tập đoàn quân thiết giáp số 5. Các sư đoàn Volksgrenadier chỉ có 6 tiểu đoàn so với con số tiêu chuẩn là 9. Tổng cộng có khoảng 50 su đoàn mới dc thành lập vào cuối cuộc chiến.

Phương tiên tấn công yêu thích của các đơn vị Đức ở Loraine là chiếc tank Panther. Phần giáp giày phía trước của Panther chống lại dc hầu hết các pháo tank đời đầu của Mỹ , loại 75mm. Và nó lại cũng chịu dc loại pháo 76mm mạnh hơn của loại tăng hạng trung M4 ,M10, và M18 chuyên diệt tank . Chiếc Panther bên dưới dc dùng làm mẫu bắn thử cho súng 76mm, và ko có loạt đạn nào xuyên thủng. Kết quả là các chiến xa của Mỹ phải chuyển sang bắn ở những vị trí giáp mỏng hơn, hoặc dùng mánh khóe chiến thuật chẳng hạn như phun khói trăng phốt pho để che tầm súng địch.

Một cặp Panther tank của lữ đoàn thiết giáp 111, suốt chiến dịch gần Parroy cuối tháng 9 năm 1944. Do thực tế chiến trường vào cuối cuộc chiến nên những chiếc tank này dc ngụy trang lá cây để tránh bị không quân tấn công

Đức quân có đối sách khác hẳn quân Mỹ, và các sư đoàn trên mặt trận thiếu thốn về tổ chức và trang bị. Kết quả là, sự chuẩn bị cho chiến dịch của cả hai phe rất dễ gây nhầm lẫn khi so sánh : vì các sư đoàn Đức thật chất ko đủ sức mạnh còn các sư đoàn Mỹ lại gần như khỏe mạnh. Không có sư đoàn nào của Đức ở mặt trận phía Tây đủ tinh nhuệ để đạt hạng Kampfwert I, loại có thể thực hiện cuộc tấn công tổng lực. Các sư đoàn bộ binh tốt nhất dc xếp loại Kampfwert II, thực hiện dc các chiến dịch tấn công giới hạn. Vào giữa tháng 9, lực lượng Đức ở Loraine vào khoảng tương đương với 8 sư đoàn phòng thủ và khoảng 6 sư đoàn trù bị.

Thường khi nói đến “kinh nghiệm trận mạc” là để đánh giá năng lực của các đơn vị quân sự , nhưng cũng có lúc mà những trải nghiệm trận mạc này trở nên kiệt quệ, và động lực chiến đấu trở thành sự nỗ lực nhằm tự bảo vệ mình. Nhiều đơn vị Đức ở Loraine ở trong tình trạng cực kì tồi tệ bao gồm đủ thứ yếu tố : lính mới ko kinh nghiệm trộn lẫn với cựu binh, những người mà mấy tuần trước vừa trải qua ác mộng kinh hoàng trong cuộc thảm sát ở cái túi Falaise , hoặc kinh nghiệm thê lương từ sự tan vỡ của cụm tập đoàn quân trung tâm ở miền đông. Nếu có điều gì liên kết các đơn vị Đức ở Loraine thì đó là sự cố thủ chống lại đợt tấn công sắp tới vào lãnh thổ Đức.

Lực lượng Đức ở Loraine đặc biệt yếu ở pháo binh. Tập đoàn quân 19 đã mất tổng cộng 1316 trong số 1481 cơ số pháo của họ trong suốt cuộc rút lui khỏi miền nam nước Pháp. Dù pháo binh không đóng vai trò chính trong WWI, nhưng đó vẫn là hỏa lực giết chóc thống trị trên chiến trường. Rất nhiều cơ số pháo của các sư đoàn bộ binh dc kéo bằng sức ngựa, và sự thiếu hụt đạn dược thường xuyên do việc tác nghẽn giao thông vì bị quân đồng minh không kích đường xá và xe lửa. Việc quân Đức có hỏa lực yếu là sự bất lợi mang tính quyết định.

Việc cách tân kỹ nghệ cũng làm quân Đức bị trì trệ ở một vài mặt trận, chẳng hạn như thông tin liên lạc. Các trung đoàn bộ binh đưa vào triển khai liên lạc truyền tin ở cấp các trung đội , với các điện đàm và bốn tiểu đội vô tuyến. Những tiểu đội vô tuyến có thể triển khai ở cấp đại đội. Hầu hết liên lạc thực hiện qua điện đàm, đặc biệt trong các trận đánh phòng thủ, nhưng trong các chiến dịch cơ động, quân Đức lại gặp bất lợi. Điện đàm chiến trường của Đức lạc hậu và quá công kềnh, yêu cầu hai lính mang vác, và nó sử dụng băng tầng AM để truyền tin vốn dễ nhiễu hơn sóng FM của quân Mỹ đang sử dụng. Dù quân Đức đã triển khai các đơn vị định vị cho pháo binh, mạng lưới liên lạc của họ không trải rộng ,và không tin cậy bằng quân Mỹ.

Các sư đoàn thiết giáp và lính cơ giới của Đức ở Loraine có số phận rất khác nhau. Sư đoàn cơ giới thiết giáp SS 17 ,có tên “goetz von berlinchingen” đã hoàn toàn bị quân Mỹ đập tan trong chiến dịch rắn hổ mang tại Saint-Lô vào đầu tháng tư. Nó dc xây dựng lại từ hai tiểu đoàn cơ giới lấy từ Đan Mạch và dc gia cố bằng lính không quân và lính ngoại kiều từ vùng Balkan. Cũng giống như các sư đoàn thiết giáp cơ giới khác trong khu vực, nó có số lượng cơ giới ít ỏi : 4 chiếc tank destroyer Pz IV/70, 12 pháo tự hành Stug III, và 12 chiếc tank phòng không FlakPz 38 (t). Sư đoàn thiết giáp cơ giới số 3 và 15 vốn đóng ở miền nam Pháp, đã rút lui trong điều kiện tốt về Loraine. Cả hai sư đoàn đều đầy đủ cơ số quân, và đều có tiểu đoàn tank destroyer mới Pz IV/70. Sư đoàn số 15 có một tiểu đoàn gồm 36 chiếc tank PzKpfw, trong khi sư đoàn số 3 có một tiểu đoàn pháo tự hành Stug III.

Pháo chiến trường của Đức có chất lượng tốt, nhưng trong chiến dịch Loraine, số lượng ít ỏi và bị thiếu hụt đạn dược nghiêm trọng, Đây là khẩu Rheinmetall 150mm Kanone 18, pháo chiến trường tiêu chuẩn cho các quân đoàn trang bị ở các đơn vị pháo binh. Khẩu này cùng một số khác bị quân Mỹ tịch thu và và sử dụng bởi tiểu đoàn pháo binh 334 suốt chiến dịch ở Loraine cho đến khi hết đạn.

Sư đoàn thiết giáp số 11 dc công nhận rộng rãi là đơn vị tank tốt nhất của Đức trong khu vực. Giống hai sư đoàn thiết giáp cơ giới kể trên , nó cũng rút lui từ miền nam nước Pháp về Loraine trong điều kiện tốt, nhưng trong quá trình đó lại mất đi nhiều sức mạnh của tank. Ban đầu có khoảng 60 đến 70 tank, khi đến Loraine vào giữa tháng 9 ,số lượng chỉ còn 50 chiếc trong đó có 30 chiếc Panther. Sư đoàn thiết giáp 21 đã trải qua chiến đấu ở Normandy và chịu tổn thất nặng ko thể khôi phục nguyên trạng. Nó không còn chiếc tank nào, dù tiểu đoàn pháo tự hành xung kích StugAbt 200 dc nhận thêm một số pháo xung kích StuG III vào giữa tháng 9.

Vào 20/4/1944, chỉ có 184 tank và pháo tự hành ở mặt trận phía tây. Nhưng đến giữa tháng 9 thì số lượng cơ giới đã dc tăng cường. Kế hoạch tăng cường sức mạnh cho phía tây lên 712 tank và pháo tự hành xung kích vào đầu tháng 9 để phục vụ cho chỉ thị phản công bằng thiết giáp của Hitler ở Loraine. Sản lượng tank của Đức đã gần phục hồi lại vào 1944, nhờ vào dây chuyền công nghệ hợp lý của Albert Speer sau này . Cùng thời gian đó, dù gì thì sự hạn chế về nhiên liệu và động cơ đồng nghĩa với việc ko đủ các tổ lái đã qua huấn luyện hoặc các sĩ quan chỉ huy có kinh nghiệm để bù lại cho tổn thất nặng nề về nhân lực. Chất lượng các tổ lái tank của Đức rơi đều trong năm 1944, đặc biệt sau thảm họa mùa hè 1944. Vấn đề ko phải là sự thiếu hụt về tank mà là các tổ lái tank.

Chủ lực trong sức mạnh tank Đức ở Loraine nằm ở các lữ đoàn thiết giáp mới. Chúng dc tổ chức mới vào đầu tháng 9 theo ý nguyện của Hitler bất chấp lời khuyên của thanh tra các lực lượng thiết giáp Đức, tướng Henz Guderian. Những lữ đoàn này dc ưu tiên phân bổ cả sản lượng tank trong mùa hè nhằm thay thế các sư đoàn thiết giáp chính quy đã bị mất. Hầu hết đều dc cấu thành từ những bộ phận rời rạc của những đơn vị đã bị tiêu diệt ở mặt trận phía đông trong tháng 6, tháng 7 khi tập đoàn quân trung tâm bị phá hủy.

Lứa đầu tiên của những lữ đoàn này, số hiệu từ 101 đến 110, gần đạt sức mạnh tiêu chuẩn, với duy nhất một tiểu đoàn tank độc lập. Trang bị bao gồm 36 Panther, tank diệt tank 11 Pz IV/70, và 4 xe phòng không Flakpanzer. Các lữ đoàn sau, số hiệu từ 110 trở đi, có hai tiểu đoàn tank : một PzKpwf IV và một PzKpwf V Panther. Ba trong bốn lữ đoàn chiến đấu ở Loraine là thuộc loại mạnh này. Thậm chí trên lý thuyết đó cũng là đội hình đáng nể : với 90 tank và 10 tank destroyer, còn nhiều sức mạnh cơ giới hơn cả các sư đoàn thiết giáp trước đó. Nhưng chúng là những đội hình cẩu thả , dc tổ chức kém và huấn luyện sơ sài. Các lữ đoàn thiết giáp này dc dùng với mục đích như là lực lượng cơ giới phòng ngự mạnh mẽ để ngăn chận lỗ thủng ở trận tuyến. Kết quả là chúng ko kết hợp cân bằng với các đơn vị bộ binh như các sư đoàn thiết giáp khác, nhiều tank mà lại thiếu bộ binh tùng thiết, pháo , trinh sát và hậu cần. Ban tham mưu các lữ đoàn ko đầy đủ và các chỉ huy lữ đoàn mất nhiều thời gian để kết nối và điều khiển các đơn vị. Theo xu hướng chung của mặt trận phía tây, vũ khí chống tank dc chú ý nhiều hơn pháo chiến trường, và các lữ đoàn thiếu hỏa lực hỗ trợ của pháo chiến trường. Cộng thêm việc thiếu các đơn vị trinh sát ở các lữ đoàn này , nó sẽ dẫn đến kết cục chiến sự ở Loraine. Các lữ đoàn cũng thiếu các loại xe sửa chữa và bảo trì, sẽ làm tăng tổn thất trên chiến trường khi xe cộ bị hỏng đáng ra có thể sửa chữa dễ dàng lại bị bỏ rơi.

Các lữ đoàn này dc lấy từ nhiều vùng khác nhau của nước Đức, và các chỉ huy lữ đoàn hiếm khi biết dc thuộc cấp hay các đơn vị cấu thành cho tới bọn họ xuống tàu đến các khu vực tập trung dẫn đến Loraine. Manteuffel sau này thuật lại rằng các lữ đoàn thiết giáp là các đơn vị hiệu quả nhất ở chiến tuyến phía đông và trải nghiệm chỉ huy nó có thể xem như là kinh nghiệm tuyệt vời của ông ta vào lúc đó. Ở phía tây, lại hoàn toàn trái ngược, chúng chỉ có thể chứng minh sự thất vọng lớn lao.

Một phần vấn đề của lực lượng Đức trong cuộc phản công ở Loraine là quan điểm xuất phát “từ phía đông ” của rất nhiều các đơn vị. Bản thân Manteuffel cũng dc chuyển từ Ba Lan đến vài ngày trước cuộc tấn công, và các chỉ huy của những lữ đoàn mới và binh lính của họ cũng là cựu binh ở mặt trận phía đông. Trong khi họ đã khá quen thuộc với đội quân Đỏ thì họ lại hoàn toàn lạ lẫm với chiến thuật và năng lực của quân đội Mỹ. Điều này nhanh chóng ảnh hưởng đến chiến thuật thiết giáp của họ. Ở chiến tuyến phía đông, chẳng có gì bất thường khi sử dụng đội hình tank để tạo thành cú đấm thép xuyên thủng đội hình bộ binh của quân Đỏ. Quân Đỏ không có nhiều vũ khí chống tank và có năng lực giới hạn trong việc gọi pháo binh hay không quân yểm trợ. Đấy không phải là trường hợp của quân Mỹ, và nó sẽ dần rõ ràng trong các tháng tiếp theo.

Không quân Đức chẳng chứng tỏ mình có ích trong các trận đánh về sau. Máy bay chiến đấu và ném bom ở Pháp dưới quyền điểu khiển của quân đoàn Jagdkorps II , trong khi các chiến đấu cơ triển khai gần nước Đức để bảo vệ đế chế dưới quyền điều khiển của Jagdkorps I.
Vào ngày 29/4/1944 , áp lực của quân Đồng minh khiến quân đoàn Jagdkorps II phải rút lui toàn bộ phi cơ về đông Đức. Vào đầu tháng 9 có khoảng 420 chiến đấu cơ và máy bay ném bom trong lực lượng này , trong đó khoảng 110 chiếc bảo vệ vùng Nancy-Metz ở Loraine.

Không như quân Mỹ, Đức quân nhận dc ít sự hỗ trợ của không quân trong chiến trận ở Lorraine. Cũng như tank, thiếu hụt số lượng máy bay không bằng thiếu hụt về đào tạo phi công . Không quân Đức phải chịu tổn thất khổng lồ khắp đế chế từ mùa xuân 1944 , và nó còn tăng nhanh chóng vào mùa hè. Vấn đề càng tồi tệ hơn khi việc thiếu hụt nhiên liệu khiến việc luyện tập phải rút ngắn lại. Sản lượng máy bay đã phục hồi như trước vào mùa hè năm 1944, nhưng ko thể chuyển ngay thành lực lượng sẵn sàng. Không lực Mỹ chỉ đụng độ với Đức ở số lượng lớn hai lần duy nhất trong cuộc chiến ở Lorraine trong tháng 9 đã phát hiện ra việc phi công Đức thiếu kinh nghiệm và dễ bị tấn công. Ngoài việc thiếu hoàn toàn phi công có kinh nghiệm, lực lượng ném bom của không quân Đức còn bị sụt giảm tồi tệ trong năm 1944, bởi việc tập trung chế tạo chiến đấu cơ để bảo vệ đế chế. Không có tiêu chuẩn hóa cho việc chỉ dẫn hỗ trợ không kích mặt đất, mặc dù các cuộc gọi yêu cầu là thường xuyên nhưng không dc đáp ứng ngoại trừ vài trường hợp hiếm hoi khi các đầu cầu trọng điểm bị tập kích.

Địa hình vùng Lorraine mang đến cơ hội khác nhau cho cả hai bên. Từ góc nhìn của người Đức thì thung lũng Moselle tạo thành vòng đai phòng thủ tự nhiên, với dòng sông chảy mạnh chắn ngang, và những điểm băng qua sông đều bị rừng bao phủ, hai bên bờ sông lại rất dốc, và hầu hết những điểm vượt sông lại bao bọc bằng những dãy đồi phía bờ đông. Nó đặc biệt kinh khủng ở phía bắc khu vự này, gần như những điểm băng qua sông đều bao phủ bởi tầm pháo từ pháo đài Metz. Người Đức đã kiểm soát khu vực xung quanh Metz từ năm 1870 đến 1918 và sau năm 1940, vì vậy hầu hết điểm phòng thủ đều đối mặt với hướng tây. Cứ điểm Metz-Thionville Stellung là khu vực phòng thủ chính ở Lorraine. Thủ phủ truyền thống của Lorraine, Nancy, không dc gia cố gần đây, nhưng dòng chảy của con sông và cao nguyên Massif de Haye ở bờ tây hình thành rào chắn tự nhiên đáng kể. Địa hình thích hợp cho các chiến dịch cơ giới là ở khu vực miền nam giữa Toul và Epinal . Khu vực này ,theo bản đồ của người Pháp là Trouee de Charme hay Charme Gap, đã là bãi chiến trường truyền thống , hầu hết gần đây, ba thập niên trước người Đức đã bị đánh bại tại đây vào giai đoạn đầu của WWI. Khu vực này dc trấn giữ bởi tập đoàn quân 19, với vành đai phòng thủ dc gọi là Kitzinger Line, đã dc bắt đầu xây dựng từ tháng 4. Trong thực tế ,không có vành đai phòng thủ mới nào đáng kể . Thời tiết cũng ủng hộ người Đức chút ít : tháng 9 /1944 mưa dầm và có sương mù bất thường , sẽ giới hạn rất nhiều việc không kích hỗ trợ của liên quân.

Quân Mỹ 

Tập đoàn quân số 3 của Patton bước vào chiến dịch ở Lorraine với hai quân đoàn, quân đoàn thứ ba đang càn quét các ổ đề kháng của Đức ở Brest, dọc bờ biển. Vào tháng 9/1944 quân đội Mỹ

0