21/02/2018, 08:38

[Ngữ Văn 12] – Vẻ đẹp hung bạo trữ, tình của sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” _ Nguyễn Tuân

Vẻ đẹp hung bạo trữ, tình của sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” _ Nguyễn Tuân Nhận xét về hình tƣợng Sông Đà trong thiên tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Con Sông Đà mang vẻ ...

Vẻ đẹp hung bạo trữ, tình của sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” _ Nguyễn Tuân

Nhận xét về hình tƣợng Sông Đà trong thiên tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Con Sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo. Ý kiến khác lại cho rằng: Sông Đà hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp trữ tình.

Bằng cảm nhận về hình tƣợng Sông Đà, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên.

Vẻ đẹp hung bạo trữ, tình của sông ĐàVẻ đẹp hung bạo trữ, tình của sông Đà

Hướng dẫn làm bài

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm => Dẫn dắt câu nói

Thân bài:

  1. Giới thiệu bổ sung: ( hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm nếu đề bài chưa giới thiệu)
  2. Làm rõ vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà:
  3. 1. Cảnh đá dựng bờ sông:

– Đá dựng đứng thành vách, cao sâu và vô cùng nguy hiểm :Mặt sông chổ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời”  – > hình dung độ cao của đá hai bên bờ sông, diễn tả cái lạnh lẽo âm u của những khúc sông có đá dựng vách thành

– Hẹp, chẹn đứng dòng chảy  +  “ Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”.

 +  “Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá…” 

 +  “Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia

-> Diễn tả một cách hình ảnh sự nhỏ hẹp của dòng chảy  -> nước sông chảy siết, càng siết hơn

– Cao và tối đến rợn người: “Ngồi trong khoang đò qua quảng ấy…vừa tắt phụt đèn”

– >  Nhà văn so sánh cái cảm giác của con người giữa thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với mội khoảnh khắc của đời sống hiện tại giữa chốn thị thành -> Độc đáo, thú vị.

=> Sự hiểm trở và ẩn dấu trong đó những nguy hiểm khôn lường

  1. Quãng mặt ghềnh Hát Loóng:

– “ Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” -> Thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp – Âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập -> Mặt ghềnh như sôi lên cuộn chảy dữ dằn

–      lúc nào cũng “Gùn ghè suốt năm như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào”  -> Nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn.

“ Quãng này mà khi khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”  -> Khẳng định để nhấn mạnh sự nguy hiểm khi vượt ghềnh Hát Loóng

  1. Quãng Tà Mường Vát:

– Cái hút nước: có sức mạnh khủng khiếp, sẵn sàng nhấn chìm và nuốt chửng bất cứ con thuyền nào lơ là qua đó, sức hút mạnh đến mức nó lôi thuyền xuống trồng cây chuối ngược trong tích tắc, mươi phút sau mới tan tác ở khuỷnh sông dưới -> Nhà văn dùng hiểu biết của điện ảnh miêu tả vẻ đẹp bí ẩn và sự hiểm nguy của những con thác.

-Nước kêu và thở như cửa cái cống cái bị sặc. Mặt nước dung tít như tuyếc-bin thủy điện. Nếu ở giữa tâm hút nhìn lên thì chỉ thấy một áng xanh bi be.

– Nhà văn ví những con thuyền phải qua những vùng xoáy nước thật nhanh như: “ô tô sang số nhấn ấn ga cho nhanh để vút qua”. Nhà văn tưởng tượng anh bạn quay phim táo tợn đã: “dũng cảm ngồi vào một cái thuyền… Thế rồi thu ảnh”

– > Những tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau ( giao thông, điện ảnh ) giúp NT có cái nhìn đa chiều về một hiện tượng -> gây ấn tượng cho bạn đọc.

  1. Âm thanh

–   Âm thanh của thác:  “nghe như là oán trách” lúc thì “van xin”, khi thì “khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo”, có lúc “rống lên như một ngàn con trâu mộng…”  -> Nghệ thuật so sánh và nhân cách hóa con sông – > một sinh thể dữ dằn, gào thét trong những âm thanh ghê sợ.

–  Diện mạo của đá: Tên nào “trông cũng ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”  ->  Trông như những tên lính thủy hung tợn sẵn sàng giao chiến. Cả một trận địa đá ->  sẵn sàng dìm chết con thuyền.

5, Trận địa thạch đá:

Có vẻ bình yêu thơ mộng nhưng bày thạch trận dưới lòng sông với mưu mô nham hiểm cùng cực:

– Đá:

+)hòn nào hòn đó trông ngỡ ngược, liều mạng, mất dạy, nằm ngồi tưởng tùy theo sở thích nhưng thực ra là bám sát nhiệm vụ mà sông Đà giao cho.

+) Chia làm ba hàng -> ăn chết con thuyền ngay tại chân thác

– Nước: nước thanh viện cho đá -> tạo không khí trận đánh và áp đảo đối phương khiến họ nhụt chí sợ hãi

-> Sông Đà giăng thiên la địa võng cuồng nộ điên cuồng muốn tiêu diệt kẻ thù cướp sự sống để chứng tỏ uy lực của mình.

– Trận địa thạch đá: 3 trùng vi, mối trùng vi cửa tử nhiều, cử sinh chỉ có một, cửa sinh lại được bố trí lắt léo…

=>  Hoang dại kì vĩ – Có diện mạo, tâm  địa như kẻ thù số một của người lái đò

III. Vẻ đẹp trữ tình

Từ trên cao nhìn xuống: “ Con SĐ tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai…” – Nghệ thuật so sánh-> SĐ hiện lên như người thiếu nữ TB với vẻ đẹp trữ tình, trẻ trung, duyên dáng.

Những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của con sông: +“Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích”.

+ “Mùa thu, lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…”

–  NT “nhìn sông Đà như một cố nhân”, thấy được cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân quen của con sông.

– Vẻ đẹp hết sức đa dạng và nên thơ của cảnh vật ven sông:

+   Một vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình mang dấu tích của lịch sử cha ông: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ…lặng tờ đến thế mà thôi”.

+    Vẻ đẹp tươi mới tràn trề nhựa sống: “nương ngô nhú lên mấy lá non đầu mùa”, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”.

+    Vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một niềm cổ tích xưa”

=> Với giọng văn êm ái, nhịp điệu dàn trải vẻ đẹp thơ mộng, êm đềm của Đà giang được diễn tả đầy chất thơ

  1. Bình luận hai ý kiến

– Hai ý kiến không loại trừ nhau mà ngược lại, có thể kết hợp với nhau để làm nên một cảm nhận trọn vẹn về vẻ đẹp của Sông Đà.

– Hai ý kiến đều xác đáng, đều thể hiện cảm nhận tinh tế về những nét tính cách của nhân vật Sông Đà trong thiên tùy bút của Nguyễn Tuân.

– Hai ý kiến là hai cách gợi mở cho người đọc khi khám phá tác phẩm “Người  lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Kết bài:

0