21/02/2018, 08:38

Đọc hiểu tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân

Đọc hiểu tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi ...

Đọc hiểu tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân

Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có một chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng đá mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác.

(Nguyễn Tuân, Người lái đó sông Đà)

Trả lời các câu hỏi sau

Câu 1. Sự khôn ngoan, mưu trí, nham hiểm và hung ác của thác đá Sông Đà đƣợc tác giả khắc họa như thế nào trong đoạn trích?

Câu 2. Những tri thức về khoa học quân sự đã đƣợc Nguyễn Tuân vận dụng như thế nào để khắc họa tính cách hung bạo của Đà giang?

Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu), phân tích một nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân đƣợc thể hiện trong đoạn trích.

Người lái đò sông Đà _ Nguyễn TuânNgười lái đò sông Đà _ Nguyễn Tuân

Bài làm:

Câu 1: Nói đến sự hung bạo dữ dằn của sông Đà, tất phải nói đến cái dữ dằn của những con thác.

– Từ xa, đã nghe thấy tiếng nước réo gần lại réo to mãi lên. “Tiếng thác nước nghe như oán trách, rồi nghe như là van xin, rồi lại như khiêu khíc, khi giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi, nó bất thần giống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa, dang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân làm cho những con thác sông Đà có khác nào con quái vật hung hãn trong cơn bứt phá, tức tối và tuyệt vọng.

– Hết uy hiếp người lái đò bằng thác dữ, sông Đà lại dàn bày thạch trận với dã tâm tiêu diệt mọi con thuyền. Bọn giặc đá còn mưu mô, bí mật mai phục để bẫy con thuyền. Thoạt nhìn, thấy mặt sông trắng xóa cả một chân trời đá. Những hòn, những tảng tưởng như nó đứng, nó ngồi, nằm tùy theo sở thích. Nhưng hòa toàn không phải vậy, Sông Đà dường như đã giao việc cho mỗi hòn. Đám đá tảng thì chia làm ba hàng chặn ngang trên sông; hàng tiền vệ có hai hòn canh cửa có nhiệm vụ dụ cái thuyền vào sâu rồi tung ra cú đánh khuýp quật vu hồi; ở tuyến ba là những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, vừa phải tiêu diệt tất cả thuyền trường thủy thủ ở chân thác. Bọn giặc đá xấc láo, ngỗ ngược như những tướng sĩ chưa bao giờ bại trận mang trong mình nhiệm vụ tiêu diệu và bắt chết cái thuyền.

Câu 2:

– Nhà văn sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực khoc học quân sự: mai phục, thạch trận, giáp lá cà, trận địa, đánh khuýp quật vu hồi, du kích, boong-ke, pháo đài, đánh vu hồi, đánh du kích, đánh mai phục,,,,

=.> Nhà văn muốn nhấn mạnh cái sự hung bạo, độc dữ của thác đá sông Đà. Hiện lên trước mắt ngừoi đọc là một trận địa thạch quái được dựng nên bới sông Đà với thủ đoạn, mưu mô, nham hiểm, xảo quyệt,..

Câu 3: Khám phá đoạn văn miêu tả thác nước sông Đà, ta phần nào thấy rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

– Ông luôn là người hứng thú với những cái phi thường, tuyệt đích, tuyệt đỉnh, thích cảm giác mạnh, mạo hiểm

– Với vốn kiến thức uyên bác, khám phá Đà giang, Nguyễn Tuân huy động kho kiến thức phong phú ( văn học, quân sự, thể thao, xây dựng,…)

– Như một vị tướng có tài điều binh, khiển chữ Nguyễn Tuân đã huy động một đội quân Việt ngữ đông đảo, tinh nhuệ, câu văn xuôi vô cùng biến hóa. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta có cảm giác như nhà văn đang đua tài cùng tạo hóa.

0