24/05/2018, 21:25

Nghiên cứu phúc lợi xã hội: nhìn lại một chặng đường

Kỷ niệm 20 năm Viện Xã hội học (1983-2003), là dịp nhìn lại những hướng nghiên cứu của Viện. Bài viết làm điều này với một hướng nghiên cứu cụ thể, trong khuôn khổ một Phòng nghiên cứu.1 GS. Vũ Khiêu, Viện trưởng đầu tiên, là người khởi xướng ...

Kỷ niệm 20 năm Viện Xã hội học (1983-2003), là dịp nhìn lại những hướng nghiên cứu của Viện. Bài viết làm điều này với một hướng nghiên cứu cụ thể, trong khuôn khổ một Phòng nghiên cứu.1 GS. Vũ Khiêu, Viện trưởng đầu tiên, là người khởi xướng hướng nghiên cứu chính sách xã hội và quản lý xã hội khoảng năm 1982, có lẽ sau khi ông đi khảo sát một loạt nước Đông âu. Ông xác định hướng nghiên cứu này theo hai nghĩa: chính sách xã hội như là một chuyên ngành, và chính sách xã hội như là một định hướng cho mọi nghiên cứu xã hội học (định hướng chính sách, khuyến nghị chính sách). Về mặt quản lý, GS. Vũ Khiêu đã khai phá quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế cho hướng nghiên cứu này, thành lập Phòng Chính sách xã hội và quản lý xã hội (1983), tạo ra cơ hội lớn cho công tác đào tạo cán bộ. Người Viện trưởng kế nhiệm, GS. Tương Lai, tiếp tục phát triển phương hướng đã có sang một giai đoạn mới. Ông khuyến khích nghiên cứu một cách bài bản, và là người đề xuất ý tưởng nghiên cứu vấn đề người cao tuổi cho Viện vào năm 1991. Ông thành lập Phòng Cơ cấu xã hội và chínhsách xã hội (1992), và hỗ trợ nhiều cho việc mở rộng quan hệ cộng tác trong nước và quốc tế. Với sự quan tâm của hai Viện trưởng, hướng nghiên cứu chính sách xã hội đã gặt hái những kết quả nhất định. Phải chăng có thể nói đến một Chương trình nghiên cứu phúc lợi xã hội của Viện Xã hội học trong 20 năm qua (IOS-SW: Institute of Sociology Social Welfare Research Program).

  1. Bước đi ban đầu trong những năm 1980
  2. Mở rộng phạm vi tham khảo và cơ sỏ lý luận
  3. Công tác xã hội: một phát hiện lại
  4. Học thuyết chính sách xã hội quốc gia trong điều kiện mới
  5. Ba mô hìn phúc lợi xã hội ở Việt Nam
  6. Tư tưởng phúc lợi xã hội Hồ Chí Minh
  7. Định vị phúc lợi xã hội trong cấu trúc và tiến trình của đổi mới
  8. Nghiên cứu thực nghiệm phúc lợi xã hội: trường hợp người cao tuổi
  9. Nghiên cứu thực nghiệm phúc lợi xã hội: từ phong tròa xã hội đến tổ chức xã hội
  10. Hợp tác đào tạo truyền bá
  11. Sản phẩm hoạt động khoa học
  12. Tiếp tục hướng đi

Xem chi tiết tại đây

0