24/05/2018, 21:25

Sự ra đời và vị trí của ngành chè trong nền kinh tế quốc dân

Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, cả nư­ớc ta bư­ớc vào một thời kỳ đổi mới. Sau khi tiến hành thành công một thử nghiệm ở giai đoạn tr­ớc nh­: Liên kết công nông nghiệp (năm 1979 ra đời và hoạt động các xí nghiệp Liên hiệp ...

Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, cả nư­ớc ta bư­ớc vào một thời kỳ đổi mới. Sau khi tiến hành thành công một thử nghiệm ở giai đoạn tr­ớc nh­: Liên kết công nông nghiệp (năm 1979 ra đời và hoạt động các xí nghiệp Liên hiệp công nông nghiệp - sản xuất chè ở trung du miền núi nh­: Phú Thọ, Yên Bái) cải tiến hệ thống sản xuất và tổ chức quản lý (1983 - 1986), năm 1987 ngành chè bắt đầu b­ớc vào một giai đoạn tiến hành những thử nghiệm và đổi mới kinh tế một cách căn bản và hệ thống.

Chè là loại cây công nghiệp dài ngày đ­ược trồng ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng đ­ợc nhu cầu về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch hàng triệu USD hàng năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm cho đời sống ng­ời làm chè gặp nhiều khó khăn nh­ng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm cho ng­ời lao động, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân ở các vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi sinh. Vì vậy việc phát triển sản xuất chè là một hư­ớng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng tr­ởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nư­ớc ta.

Diện tích chè của cả n­ớc hiện nay chiếm tỷ lệ khá lớn, năm 1999 là 82 nghìn ha chè, năm 2000 là 84 nghìn ha chè. Trong đó diện tích kinh doanh chiếm 65 nghìn ha, diện tích trồng mới là 2,2 nghìn ha, diện tích kỹ thuật cơ bản là 12,6 nghìn ha. Sản l­ợng chè khô xuất khẩu là 55 nghìn tấn năm 2000, đạt kim ngạch xuất khẩu 63 triệu USD. Năng suất chè búp t­ơi năm 1999 là 4,46 tấn/ ha. Đó là một thành tựu đáng kể của ngành chè Việt Nam trong công cuộc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi tr­ờng sinh thái, giải quyết việc làm cho ng­ời lao động và làm nghĩa vụ quốc tế mà Chính phủ giao phó. Năm 2001, xuất khẩu đ­ợc 40 ngàn tấn đạt giá trị là 70 triệu USD, dự tính năm 2002 sẽ xuất khẩu đ­ợc 56 ngàn tấn.

  • Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm. Chè đã có ở Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, một số cây chè ở Suối Giàng (Nghĩa Lộ) có tuổi thọ 300 - 400 năm. Nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè.
  • Chè là thứ n­ớc uống có nhiều công cụ, vừa giải khát, vừa chữa bệnh. Ng­ời ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi l­ợng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein kích thích hệ thần kinh trung ­ơng, tamin trị các bệnh đ­ờng ruột và một số axit amin cần thiết cho cơ thể.
  • Chè đư­ợc trồng chủ yếu ở trung du, miền núi và có giá trị kinh doanh t­ương đối cao. Một ha chè thu đ­ược 5 - 6 tấn chè búp t­ơi, có giá trị ngang với một ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa n­ương. Vì vậy có thể nói cây chè là cây "xoá đói giảm nghèo, điều hoà lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi bảo vệ an ninh biên giới”.

Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một l­ợng lao động khá lớn (hơn 22 nghìn lao động chính kể cả lao động chính, kể cả lao động phụ và lao động dịch vụ là gần 300 nghìn ng­ời với mức thu nhập ổn định và không ngừng tăng (thu nhập bình quần quân toàn ngành năm 1996 đạt 250 nghìn đồng/ng­ời/tháng, năm 9 tăng lên 350 nghìn ng­ời/tháng).

Trồng chè cũng chính là "phủ xanh đất trồng đồi trọc", cải thiện môi tr­ờng sinh thái. Với ph­ơng châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào dãy hào giữa các hàng chè để giữ mùn giữ n­ớc, sử dụng phân bón hợp lý ngành chè đã gắn kết đ­ợc phát triển kinh tế với bảo vệ môi tr­ờng.

Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao và tiềm năng xuất khẩu lớn.

  • Một ha chè thâm canh thu hoạch đ­ợc 10 tấn búp t­ơi chế biến đ­ợc hơn 2 tấn chè khô, đem xuất khẩu sẽ thu đư­ợc một l­ượng ngoại tệ ưt­ơng đư­ơng với khi xuất khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học.
  • Trên thế giới có khoảng 30 nư­ớc trồng chè nh­ng có tới 100 n­ước uống chè. Như­ vậy tiềm năng về thị tr­ường của chè Việt Nam rất dồi dào. Tuy nhiên, tốc độ phát triển cây chè của nư­ớc ta so với thế giới còn chậm. Năm 1939, Việt Nam xuất khẩu 2400 tấn chè - đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Đến nay, Việt Nam xuất khẩu đ­ược hơn 20.000 tấn chè - đứng hàng thứ 17. Có thể thấy, trong vòng 60 năm, sản l­ượng xuất khẩu của nư­ớc ta tăng 8 lần những vị trí đã tụt đến 10 bậc.
  • Sản xuất chè của ta có nhiều thuận lợi: Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất thích hợp với cây chè. Quỹ đất trồng chè lớn (khoảng 20 vạn ha) trong khi hiện nay ta mới chỉ trồng đ­ợc khoảng 7 vạn ha. Bên cạnh đó, lao động vốn là lợi thế so sánh của n­ước ta, đặc biệt là lao động nông nghiệp với kinh nghiệm lâu đời trong trồng về chế biến chè.

Tóm lại, có thể kim ngạch xuất khẩu chè còn kém xa các mặt hàng mũi nhọn khác (dầu mỏ, than, gạo) như­ng xét đến những tác động tích cực của nó về mặt xã hội và để tận dụng mọi nguồn lực hiện có, chúng ta nên tiếp tục phát triển sản xuất và xuất khẩu chè trong thời gian tới.

0