18/06/2018, 16:07

Nghĩ về đàn tế chiến sĩ trận vong của tướng Nguyễn Phúc Hiệp

Kỉ niệm 380 năm Nam Bắc phân tranh (1627 – 2007) Trần Viết Ngạc D ân tộc Việt Nam vừa trải qua hai cuộc chiến tranh Ba mươi năm (1945 – 1975) và một cuộc phân ly Nam Bắc Hai mươi năm (1955 – 1975). Nội chiến và chia cắt lãnh thổ, chia cắt dân tộc bao giờ cũng là một thảm họa. ...

Kỉ niệm 380 năm Nam Bắc phân tranh (1627 – 2007)

Trần Viết Ngạc

Dân tộc Việt Nam vừa trải qua hai cuộc chiến tranh Ba mươi năm (1945 – 1975) và một cuộc phân ly Nam Bắc Hai mươi năm (1955 – 1975).

Nội chiến và chia cắt lãnh thổ, chia cắt dân tộc bao giờ cũng là một thảm họa. Kể từ kỳ độc lập đầu tiên sau Bắc thuộc với triều Ngô ngắn ngủi (938 – 944), nước Việt Nam đã rơi vào thời kỳ nội chiến và phân ly: Thời kỳ 12 sứ quân. Đó là kinh nghiệm dân tộc đầu tiên: Độc lập phải đi liền với thống nhất. Thống nhất là điều kiện tất yếu để giữ vững độc lập đồng thời độc lập phải đi đôi với thống nhất, ý nghĩa độc lập mới trọn vẹn.

Sau thời kỳ vững mạnh dưới hai triều đại Lý Trần (1009 – 1400) và Hậu Lê (1427 – 1527), Đại Việt đã bắt đầu một cuộc khủng hoảng. Uy Mục và Tương Dực mở đầu thời kỳ suy yếu của chế độ quân chủ trung ương lập quyền.

Đến Lê Chiêu Tông và Cung Hoàng thì ” Thiên tử ” chỉ còn là những con rối trong tay các triều thần có thế lực, mặc sức tranh giành quyền lực và củng cố địa vị. Đó là những dấu hiệu báo trước viễn cảnh tan rã của chính quyền trung ương để dẫn đến tình trạng địa phương cát cứ và nội chiến tương tàn trong hơn một thế kỷ rưỡi tiếp theo.

Năm 1533, khi Nguyễn Kim dựng vua Lê Trang Tông ở núi rừng Thanh Hóa, chính là mở màn cho cuộc phân ly gần ba trăm năm (1533 -1802).

Nam Bắc triều Lê-Mạc là cuộc phân ly đầu tiên của thời kỳ này. Tuy nhiên cuộc chiến Lê-Mạc chưa phải là một cuộc chiến đe dọa sự thống nhất dân tộc.

Vùng đồng bằng sông Hồng-Thái Bình ở phía bắc và vùng châu thổ sông Mã, sông Cả ở phía Nam từ lâu vốn là một chủ thể thống nhất. Mật độ dân số và tiềm lực kinh tế rõ ràng chưa thuận lợi cho một thế chia cắt. Tuy nhiên cuộc chiến tranh Lê-Mạc này tạo điều kiện để dẫn đến cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn (1627 – 1672) và sự phân ly lãnh thổ về sau.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), một nhà dịch học, địa-chính trị học, đã tổng kết về thời đại ông: Cả thiên hạ đua theo về lợi.

Toàn thể xã hội bị chi phối bởi cuộc tranh giành quyền lợi. Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi không còn nghe ai nhắc đến. Chỉ có “dung” (yên thân) và “lợi”. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã quá rõ tâm can của các cá nhân và dòng họ thế lực đương thời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiên đoán cái thế chia hai thiên hạ từ khi Nguyễn Hoàng trốn chạy vào Thuận Hóa (1558). ” Bên kia dãy Hoàng Sơn…” chính là miền đất Thuận Quảng. Tại sao chiếm lĩnh miền Thuận Quảng lại là kế dung thân muôn đời ? Phải chăng sự mở mang lãnh thổ về phía Nam đã sẽ hình thành những trung tâm chính trị mới mà trước tiên là Thuận Hóa, tạo tiền đề cho cuộc phân ly và chính sự phân ly, đối lập Nam-Bắc, đã thúc đẩy cuộc Nam tiến vào tận vịnh Xiêm ?

Cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân năm 1306 đã đưa hai châu Ô và Lý trở về với Đại Việt (trở về là ý tưởng của Lê Quý Đôn). Thuận Hóa mau chóng trở thành một vùng trọng yếu ở phía Nam biên cương tổ quốc. Lê Lợi giải phóng giang sơn, Lê Thánh Tông hành quân về phía Nam đều có sự đóng góp quan trọng của quân Thuận Hóa. Đến nữa đầu thế kỷ 16, Thuận Hóa đã là một vùng “núi non trùng điệp, vàng sắt chất chứa, sông bể mênh mông, cá muối, hào soạn tha hồ khai thác”.

Thuận Hóa và Quảng Nam với chúa Tiên Nguyễn Hoàng mau chóng trở thành miền đất hứa và khi mất (1613) Nguyễn Hoàng đã để lại cho Nguyễn Phúc Nguyên một giang sơn đủ đối đầu với họ Trịnh.

Cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn đã khởi đầu 14 nămsau: 1627 và kéo dài 45 năm (1627 -1672) với 7 lần đại chiến ! Để phục vụ cho cuộc nội chiến tương tàn đó, Trịnh và Nguyễn phải vơ vét đến tận cùng sức người và sức của của Đàng Ngoài và Đàng Trong. “Bắt lính” là nỗi sợ hãi của nhân dân. Năm 1630, quân Nguyễn tiến chiếm nam Bố Chính, giết quan châu lấy hết tiền kho và “biến hết dân làm lính” (!) Thử tưởng tượng một vùng đất nông nghiệp và ngư nghiệp mà nay không còn lấy một người đàn ông cày ruộng và đi biển !

Ở ngay trên “miền đất hứa” mà chúa Nguyễn “vỗû về thu phục nhân tâm” việc bắt lính cũng diễn ra như là lùng bắt tội phạm.

“Mỗi năm, vào khoảng tháng ba, tháng tư, quân nhân đi ra các làng bắt dân từ mười sáu tuổi trở lên, những người thân thể cường tráng, đóng gông lại bằng một cái gông tre giống như cái thang nhưng hẹp hơn, để giải về phủ sung quân. Vào quân đội rồi, mỗi người chuyên học một nghề. Kế phân nhau đi theo các chiến thuyền để tập luyện. Có chiến tranh đem ra đánh giặc, lúc vô sự ở theo vương phủ làm xâu, tuổi chưa được sáu mươi chưa được về làng cùng cha mẹ vợ con đoàn tụ. Hằng năm thân thích đem quần áo, vật thực đến thăm mà thôi” (Hải ngoại kỷ sự )

Đàng ngoài thơ văn bình dân phản ánh nỗi khổ của người phụ nư õcó chồng, con bị bắt lính, xông pha chiến trận để tranh quyền đoạt lợi cho nhà chúa:

Lính vua, lính chúa, lính làng,
Nhà vua bắt lính cho chàng phải xa
Giá vua bắt lính đàn bà,
Để em đi đở anh và bốn năm

Chém cha cái số chết hoang,
Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng
Gánh từ xứ Bắc, xứ Đông,
Đã gánh theo chồng lại gánh theo con!

Đó là tiếng khóc, tiếng nguyền rủa của những người vợ, người mẹ, nạn nhân gián tiếp của cuộc nội chiến. Còn bản thân người lính ? Họ ý thức rất rõ về tính chất phi lý của cuộc nội chiến tương tàn. Họ oán giận các thế lực đã buộc họ cầm gươm giáo chém giết lẫn nhau. Kẻ chém, người bị chém có cùng chung số phận.

“Tao và mày đều là loài người cả, sao lại nhẫn tâm hại nhau ? Chỉ vì các chúa tranh giành nhau, đến nỗi tao và mày đều phải chết ngoài số mệnh !”

( Trịnh Nguyễn diễn chí)

“Đời trước phò nhà Lê, chỉ một mình chúa Nguyễn Chiêu Huân [ Nguyễn Hoàng ] có công đầu. Mà chúa Nguyễn có được một góc đất này thì chưa xứng công kia.

Nay, một mình chúa Trịnh ta một mình coi bốn trấn, thiên hạ đều nắm trong tay, mà còn tham được thêm không chán (!) cho nên đem quân đi tranh giành, đến nỗi chúng ta chết không đúng số, mất cha mẹ, bỏ vợ con. Đó là cái lẽ gì ?”

Nói rồi, đều lớn tiếng cả giận. Từ đó Bắc quân đều sinh oán ngầm.

Để thúc giục họ hăng say tấn công, hãm thành, các tướng chỉ huy phải cho họ uống rượu cấp nộ (rượu chóng say)!

Rõ ràng trong cuộc chiến bốn mươi lăm năm, người lính không có lòng căm thù quân địch mà các tướng lãnh muốn kích thích họ. Họ không chia sẻ tính chất “chính nghĩa” của cuộc chiến mà cả hai bên Trịnh Nguyễn đều muốn vỗ ngực giành về phía mình.

Chính tinh thần phản chiến đã khiến một người lính Bắc quân nào đó mách bảo cho người lính Nam quân cách dập tắt lửa của vũ khí “diều dẫn hỏa” và cách tránh thương vong vì loại trái phá “một mẹ sinh năm con”. Cũng trong tinh thần phản chiến ấy mà lính Nam quân (binh Nghệ An) “hoặc bắn súng không đạn, hoặc múa gươm không chém và bỏ về mất quá nữa …”

Trong hơn một trăm năm mươi năm, chỉ thấy có hai nhân vật nhìn ra cảnh núi xương sông máu, chiến tranh tương tàn là đại họa cho nhân dân. Đó là Mạc Ngọc Liễn và Tôn Thất Hiệp (Nguyễn Phúc Hiệp)

Mạc Ngọc Liễn trước khi chết đã viết thư cho vua Mạc kính cung:

“Nay họ Lê đã dấy lên được, ấy là trời đã định, còn dân ta thì có tội tình gì mà nỡ để khổ mãi vì chiến tranh ? Vậy nên ta đành phận lánh mình ở nước ngoài. Chớ đừng có đem lòng cạnh tranh mà lại mời người Tàu sang làm hại dân nước mình !”

Tôn Thất Hiệp, con của chúa Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, Nguyên soái của Nam quân trong trận quyết chiến cuối cùng 1672, chứng kiến cái chết thảm khốc “không đúng số” của hàng vạn quân lính hai bên, đã “ngộ ra tính chất tàn hại phi lý của cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt đã kéo dài gần nữa thế kỷ !”

Cuộc chiến vừa chấm dứt, ngay tại mặt trận ông đã cho Nam quân mai táng các Bắc quân đã tử trận mà Bắc quân để lại và thiết lập hai đàn tế. Một cho Nam quân và một cho Bắc quân.

” … bèn truyền lệnh lập đàn tế kính cẩn các tướng sỉ Nam quân … và các Bắc quân tử trận, để cho u hồn được thỏa …”

Bèn lập một đàn ở trong thành Trấn Ninh để tế Nam quân và một đàn ở ngoài thành để tế Bắc quân. Đều dùng lễ thái lao mà tế.

BÀI TẾ NAM QUÂN

Xót thay,
Hỡi các tướng sĩ đã mất trong trận !
Chúng ngươi:
Chí nức tang hồng,
Uy trương mạnh liệt !
Hằng lo nán sức để tòng quân,
Luôn quyết dốc lòng mà báo chúa.
Hét hò hổ thét; muốn nuốt sống lũ giặc kia,
Nhảy nhót ưng bay, sao số trời đành ngắn ngủi !
Giữa chiến trường, chết ấy nên danh,
Xông giáo mác, công lưu chẳng hủ !
Nghĩ tình nghĩa đau xót không kham,
Đặt đàn tế, khoa nghi đã đủ !
Hỡi các ngươi !
Họp nghe lời mời
Ai ai xúm tới,
Hưởng rượu thịt, chung dự tiệc buồn
Lính vàng bạc, trở về Aâm phủ
Khuây lòng tướng sĩ nghìn sầu
Tỏ rõ ân tình vạn thuở
Phách có linh nên trở về giúp vợ con
Hồn có thiêng hãy tìm về xứ sở !
Hưởng cúng tế vô cùng,
Hộ cháu con mãi mãi
Ô hô ! Xót thay !
Cúi mời tới hưởng

BÀI VĂN TẾ BẮC QUÂN

Xót thay !
Các ngươi !
Chí dốc rán cung dâu,
Danh muốn ghi thẻ lụa.
Vì chúa ‘Không ngại bác đòng’
Ra sức liều mình tên đạn.
Bởi chúa ngươi không lượng sức mạnh hèn,
Khiến chúng ngươi phải xông pha sắc, nhọn.
Nào quân binh chưa có phẩm hàm,
Nào tướng sĩ đã là hầu bá,
Thình lình lửa phát côn cương,
Thoạt chốc thân về âm phủ.
Hoặc lênh đênh chết chóc trên sa trường,
Hoặc chạy vạy lấp vùi nơi hiểm hóc !
Hoặc vì súng đạn lâm thương,
Hoặc bị đao thương đâm chết !
Hoặc không quen thuỷ thổ bị đau,
Hoặc rơi xuống hố hầm mà thác.
Hoặc đắm chìm trong sông suối bay hồn,
Hoặc đói khát giữa bụi rừng mất xác !
Than ôi !
Sống chửa thành công,
Tiếc nhỉ !
Chết mà không ích
Nay vâng lời đại đức dũ thương,
Sắm sửa đặt lễ nghi đàn pháp
Mời thì cảm thông,
Tế thì lại hưởng.
Từ nay thì vạn thảm tiêu tan
Sau lại nghìn sầu cởi bỏ.
Hỡi các ngươi !
Tìm về nước cũ
Sẵn người ruột thịt nối chưng thường,
Nhận đúng làng mình, đừng ở xa xôi làm lữ khách !
Ô hô !
Xót thay !
Tuế mời tới hưởng.
“Tế xong, nguyên soái hiệp đức trong lòng xót xa không dứt”.

Nguyên soái hiệp đức (Tôn Thất Hiệp) từ mặt trận trở về

“Thình lình phát lòng Bồ đề, bắt đầu mộ đạo từ bi. bên dựng một ngôi am nhỏ ở xa khách quán (phía Bắc thành Hoá Châu). Thường thường đốt hương lễ phật, hỏi đạo thăm thiền, đặt pháp, cầm kinh, đọc huyền, tụng chú.

Từ đó, lánh xa sắc đẹp, sơ với của cải, vui cùng hạt thiện rễ nhân, có thể ví với tính hạnh mộc công (một vị tiên đời Hán)”

(Trích Nam triều công nhgiệp diễn chí – Trịnh nguyễn diễn chí)

Vậy mà người đời không mấy người chia sẻ với nguyên soái Tôn Thất Hiệp – Đông cung thế tử là Nguyễn Phúc Diễn cho rằng: Hiệp đức lo việc cầu huyền bí để mưu đồ việc lớn, tranh ngôi anh”, muốn phá Tĩnh am ở Khách quán.
Tôn Thất Hiệp liền dời Tĩnh Am về Vân Thê và trở thành một vị thiền sư ngộ đạo.
Đàn tế của nguyên soái Tôn Thất Hiệp khiến chúng ta liên tưởng đến các đàn tế Trung, Nam, Bắc vừa qua của thiền sư Nhất Hạnh.

Nguồn bài đăng

0