Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống Bạo hành trẻ em văn lớp 9
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội về 1 hiện tượng đời sống hiện này và bài cụ thể này là vấn đề bạo hành trẻ em đang gay phẫn nộ cho dư luận hiện nay khi liên tiếp các trường hợp bạo hành trẻ em của các cô giáo mầm non được phát hiện với những hình ảnh rất không đẹp. DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ ...
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội về 1 hiện tượng đời sống hiện này và bài cụ thể này là vấn đề bạo hành trẻ em đang gay phẫn nộ cho dư luận hiện nay khi liên tiếp các trường hợp bạo hành trẻ em của các cô giáo mầm non được phát hiện với những hình ảnh rất không đẹp. DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG - BẠO HÀNH TRẺ EM 1.MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bạo hành trẻ em ngày nay đang phổ biến trên đất nước ta… 2.THÂN BÀI: Biểu hiện: Rất nhiều trẻ em bị ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần Các em bị xúc phạm về nhân phẩm bởi các thầy cô giáo và bị đánh đập tàn nhẫn mà một trong số đó là bố mẹ của chính các em. Tác hại: Bị tổn thương nặng nề dẫn đến tự kỉ, sợ hãi không dán nói chuyện với ai Tâm lí căng thẳng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Biện pháp: Nhà nước có những tổ chức bảo vệ quyền trẻ em, lên tiếng bảo vệ các em Có những biện pháp xử lí những người bạo hành trẻ 3.KẾT BÀI: Bảo vệ trẻ để trẻ em có một cuộc sống an toàn, hạnh phúc, phát triển toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần. Việc bạo hành sẽ gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến trẻ có thể rất lâu tới sau này trưởng thành BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG - BẠO HÀNH TRẺ EM Trẻ em là mầm non đất nước. Nhưng hiện nay ở đâu đó nạn bạo hành trẻ em vẫn diễn ra. Đó là những hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải thay đổi thái độ sống, phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa tới trẻ em. Vừa qua, dư luận lên sóng “sùng sục” bởi nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở mọi địa điểm, môi trường sống: trong gia đình, quán kinh doanh và cả trường học? Điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Biểu hiện cho sự bạo hành về thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, đánh đập, ngược đãi trẻ. Báo chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn xao, bang hoàng: bé Hảo, 4 tuổi bị ngay chính người mẹ của mình bạo hành. Người mẹ tàn nhẫn ấy thú tội rằng: thấy con nghịch tờ tiền, bà dùng kéo cắt ngón tay để “cảnh cáo”. Một lần thấy bé ngã khi trèo cây, sẵn con dao trong tay bà phạt đứt ngón chân bé… Hậu quả đau thương, cô bé như con chim non bị mẹ hắt hủi, đánh đập, lạ lẫm ngơ ngác với cuộc đời. Bé Hảo bị mất 41% sức khỏe, có khác chi một người tàn phế, trên mình đầy rẫy những vết thương. Chị Bình sống giữa một nơi đô thị văn minh, mới 15, 16 tuổi đầu phải làm việc trong quán phở, bị đánh đập, ngược đãi rất kinh hoàng. Còn trong nhà trường, cô giáo nuôi dạy trẻ dùng bang dính dán miệng học sinh chỉ vì…các em khóc quá to… “Trẻ em như búp trên cành” nhưng có những búp non không những bị vùi dập mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Đó là những hành vi bạo hành trẻ về tinh thần, xúc phạm đến nhân phẩm, lòng tự trọng của trẻ. Trên báo chí đưa tin, thầy giáo dạy ngoại ngữ vì thấy một học sinh học quá kém mà đã buông lời xúc phạm: “Ba mày ngu, mẹ mày ngu nên sinh ra mày ngu vậy đó.” Câu nói đó xoáy sâu vào tâm hồn trẻ dại nỗi đau đớn tủi nhục ê chề. Thầy giáo đó còn nhiều lần lăng mạ, ấn dúi đầu em ấy, bắt cả lớp nhìn vào cười chê, coi đó là gương xấu. Người thầy đó đâu biết rằng gia cảnh bạn đó rất nghèo, ba đạp xích lô, mẹ bán ve chai, một mình gánh trên vai việc chăm sóc ba em nhỏ vì thế mà việc học hành bị sa sút… Xét theo khía cạnh chủ quan, tâm hồn trẻ am trong sáng, thơ dại hoàn toàn không có lỗi mà nguyên nhân chính là từ phía những người bạo hành trẻ. Đó là những con người mất hết lương tri, suy đồi đạo đức, không yêu trẻ, cách giáo dục thiếu tình thương. Nhất là với những người bạo hành là bậc cha mẹ “phụ tử tình thâm, máu chảy ruột mềm” thử hỏi có còn bằng loài cầm thú nữa hay chăng? Đến “hổ báo cũng chẳng ăn thịt con”. Hoặc có thể những người này không nắm được phát luật, có nhận thức lệch lạc về cách dạy trẻ “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”? Có những người thì tự bào chữa rằng con tôi, tôi muốn làm gì thì làm Cũng không thể phủ nhận nguyên nhân từ phía xã hội, khi quyền trẻ em chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhiều người còn tư tưởng “ôm rơm rặm bụng” nên thờ ơ trước những hành vi bạo hành đó. Minh chứng rõ nhất là việc chị Bình bị chủ quán phở bạo hành hơn chục năm nay mà chính quyền địa phương mới được biết. Không biết trong quán chục năm nay có bao nhiêu con mắt được chứng kiến mà giả mù, giả điếc cho qua chuyện. Hành vi bạo hành trẻ em có tác hại to lớn, đè nặng lên tâm lí xã hội. Đó là dấu hiệu xuống cấp về đạo đức, đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc “ Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á kí kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Chúng ta mỗi người công dân Việt Nam cần quan tâm thực hiện bằng được cam kết này. Pháp luật và cả xã hội phải chung tay góp sức, báo chí và các cơ quan ngôn luật phía tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền trẻ em, lên án những hành vi bạo hành trẻ em, các tổ chức bảo vệ quyền lợi trẻ em phải lên tiếng… Tất cả góp thành một làn sóng mạnh mẽ hơn.
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội về 1 hiện tượng đời sống hiện này và bài cụ thể này là vấn đề bạo hành trẻ em đang gay phẫn nộ cho dư luận hiện nay khi liên tiếp các trường hợp bạo hành trẻ em của các cô giáo mầm non được phát hiện với những hình ảnh rất không đẹp.DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG - BẠO HÀNH TRẺ EM
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bạo hành trẻ em ngày nay đang phổ biến trên đất nước ta…
2.THÂN BÀI:
Biểu hiện:
Rất nhiều trẻ em bị ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần
Các em bị xúc phạm về nhân phẩm bởi các thầy cô giáo và bị đánh đập tàn nhẫn mà một trong số đó là bố mẹ của chính các em.
Tác hại:
Bị tổn thương nặng nề dẫn đến tự kỉ, sợ hãi không dán nói chuyện với ai
Tâm lí căng thẳng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Biện pháp:
Nhà nước có những tổ chức bảo vệ quyền trẻ em, lên tiếng bảo vệ các em
Có những biện pháp xử lí những người bạo hành trẻ
3.KẾT BÀI:
Bảo vệ trẻ để trẻ em có một cuộc sống an toàn, hạnh phúc, phát triển toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần.
Việc bạo hành sẽ gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến trẻ có thể rất lâu tới sau này trưởng thành
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG - BẠO HÀNH TRẺ EM
Trẻ em là mầm non đất nước. Nhưng hiện nay ở đâu đó nạn bạo hành trẻ em vẫn diễn ra. Đó là những hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải thay đổi thái độ sống, phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa tới trẻ em.
Vừa qua, dư luận lên sóng “sùng sục” bởi nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở mọi địa điểm, môi trường sống: trong gia đình, quán kinh doanh và cả trường học? Điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Biểu hiện cho sự bạo hành về thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, đánh đập, ngược đãi trẻ. Báo chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn xao, bang hoàng: bé Hảo, 4 tuổi bị ngay chính người mẹ của mình bạo hành. Người mẹ tàn nhẫn ấy thú tội rằng: thấy con nghịch tờ tiền, bà dùng kéo cắt ngón tay để “cảnh cáo”. Một lần thấy bé ngã khi trèo cây, sẵn con dao trong tay bà phạt đứt ngón chân bé… Hậu quả đau thương, cô bé như con chim non bị mẹ hắt hủi, đánh đập, lạ lẫm ngơ ngác với cuộc đời. Bé Hảo bị mất 41% sức khỏe, có khác chi một người tàn phế, trên mình đầy rẫy những vết thương. Chị Bình sống giữa một nơi đô thị văn minh, mới 15, 16 tuổi đầu phải làm việc trong quán phở, bị đánh đập, ngược đãi rất kinh hoàng. Còn trong nhà trường, cô giáo nuôi dạy trẻ dùng bang dính dán miệng học sinh chỉ vì…các em khóc quá to…
“Trẻ em như búp trên cành” nhưng có những búp non không những bị vùi dập mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Đó là những hành vi bạo hành trẻ về tinh thần, xúc phạm đến nhân phẩm, lòng tự trọng của trẻ. Trên báo chí đưa tin, thầy giáo dạy ngoại ngữ vì thấy một học sinh học quá kém mà đã buông lời xúc phạm: “Ba mày ngu, mẹ mày ngu nên sinh ra mày ngu vậy đó.” Câu nói đó xoáy sâu vào tâm hồn trẻ dại nỗi đau đớn tủi nhục ê chề. Thầy giáo đó còn nhiều lần lăng mạ, ấn dúi đầu em ấy, bắt cả lớp nhìn vào cười chê, coi đó là gương xấu. Người thầy đó đâu biết rằng gia cảnh bạn đó rất nghèo, ba đạp xích lô, mẹ bán ve chai, một mình gánh trên vai việc chăm sóc ba em nhỏ vì thế mà việc học hành bị sa sút…
Xét theo khía cạnh chủ quan, tâm hồn trẻ am trong sáng, thơ dại hoàn toàn không có lỗi mà nguyên nhân chính là từ phía những người bạo hành trẻ. Đó là những con người mất hết lương tri, suy đồi đạo đức, không yêu trẻ, cách giáo dục thiếu tình thương. Nhất là với những người bạo hành là bậc cha mẹ “phụ tử tình thâm, máu chảy ruột mềm” thử hỏi có còn bằng loài cầm thú nữa hay chăng? Đến “hổ báo cũng chẳng ăn thịt con”. Hoặc có thể những người này không nắm được phát luật, có nhận thức lệch lạc về cách dạy trẻ “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”? Có những người thì tự bào chữa rằng con tôi, tôi muốn làm gì thì làm
Cũng không thể phủ nhận nguyên nhân từ phía xã hội, khi quyền trẻ em chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhiều người còn tư tưởng “ôm rơm rặm bụng” nên thờ ơ trước những hành vi bạo hành đó. Minh chứng rõ nhất là việc chị Bình bị chủ quán phở bạo hành hơn chục năm nay mà chính quyền địa phương mới được biết. Không biết trong quán chục năm nay có bao nhiêu con mắt được chứng kiến mà giả mù, giả điếc cho qua chuyện.
Hành vi bạo hành trẻ em có tác hại to lớn, đè nặng lên tâm lí xã hội. Đó là dấu hiệu xuống cấp về đạo đức, đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc “ Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á kí kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Chúng ta mỗi người công dân Việt Nam cần quan tâm thực hiện bằng được cam kết này. Pháp luật và cả xã hội phải chung tay góp sức, báo chí và các cơ quan ngôn luật phía tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền trẻ em, lên án những hành vi bạo hành trẻ em, các tổ chức bảo vệ quyền lợi trẻ em phải lên tiếng… Tất cả góp thành một làn sóng mạnh mẽ hơn.